Đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Cập nhật nhanh Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới 

du thao thay doi luat bao hiem xa hoi

Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội mới ban hành 28/05/2023 đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lấy ý kiến nhân dân để tiến hành bổ sung sửa đổi. Dự thảo thay đổi lần này, luật BHXH sẽ được bổ sung thêm 05 nhóm chính sách và chi tiết hóa chi tiết thành 18 nội dung với nhiều điểm mới cần quan tâm. Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thay đổi mới nhất!

1. Thay đổi cấu trúc bảo hiểm xã hội hình thành hệ thống Bảo hội xã hội đa tầng

thay doi cau truc bao hiem xa hoi thanh he thong bao hiem xa hoi da tang
Thay đổi cấu trúc bảo hiểm xã hội hình thành hệ thống bảo hội xã hội đa tầng

Căn cứ vào Điều 4 Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13, quy định người tham gia bảo hiểm với các chế độ phúc sau đây:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Theo Luật hiện hành, Bảo hiểm xã hội chỉ có 1 tầng là tầng bảo hiểm xã hội cơ bản. Tầng bảo hiểm xã hội cơ bản sẽ bao gồm là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chế độ cụ thể của các loại bảo hiểm xã hội như sau:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm Xã hội dự thảo ngày 28/5/2023 quy định như sau:

Điều 26. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ điều kiện sau:

a) Đủ 75 tuổi trở lên;

b) Không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác theo quy định của Chính phủ.

Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tại điểm a khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Như vậy, theo dự thảo mới của Luật Bảo hiểm Xã hội, trợ cấp hưu trí xã hội sẽ được áp dụng cho công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên cùng với điều kiện đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Có một điểm mới là đối tượng quy định tại điều 26 đủ từ 75 tuổi trở lên nhưng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Ngoài ra, Luật giao chính phủ quyết định về việc điều chỉnh (giảm dần) độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã phù hợp ngân sách nhà nước. Người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm xã hội cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động vẫn sẽ được hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Xem bài phân tích chi tiết tại: Bảo hội xã hội đa tầng

2. Người quản lý doanh nghiệp, người lao động làm việc không trọn thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

nguoi quan ly doanh nghiep, nguoi lao dong lam viec khong tron thoi gian bat buoc tham gia bao hiem xa hoi
Người quản lý doanh nghiệp, người lao động làm việc không trọn thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 số 58/2014/QH13, quy định đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Luật hiện hành quy định đối tượng tham BHXH bắt buộc đã có mở rộng điều kiện tham gia bảo hiểm bắt buộc với nhiều đối tượng khác nhau. Người lao động là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định đều là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, trong Dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội có cập nhật thêm một số đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH. Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo hiểm Xã hội dự thảo ngày 28/5/2023 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

Điều 3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương;

k) Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 của Luật này;

m) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Có thể thấy ở Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội với những người quản lý doanh nghiệp, người điều hành quản lý hợp tác xã có hưởng lương.

Nhằm để cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW, Luật BHXH dự thảo sửa đổi tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia đối với những chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người điều hành quản lý hợp tác xã nhưng không hưởng tiền lương và đối tượng là người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt hoặc làm việc không trọn thời gian tham gia và được hưởng 5 chế độ của BHXH bắt buộc.

Nếu áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới, doanh nghiệp phải thực hiện báo tăng cho những đối tượng vừa được bổ sung thêm trong Luật mới. Nếu doanh nghiệp không thực hiện báo tăng đồng nghĩa với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Hành vi vi phạm này được quy định chi tiết hơn trong dự thảo mới với khung hình phạt cao hơn để khắc phục thực trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội một số doanh nghiệp hiện nay.

Cụ thể, Điều 43 Luật dự thảo nêu chi tiết mức xử phạt cụ thể cho hành vi trốn đóng bảo hiểm, chủ doanh nghiệp sẽ bị truy đóng, nộp tiền lãi chậm đóng và xử lý phạt hành chính theo quy định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ bị cấm sử dụng hoá đơn, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể xuất hoá đơn và thực hiện các giao dịch thương mại.

Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm có thể bị hoãn xuất cảnh hoặc khởi kiện hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm. Đồng thời, doanh nghiệp phải nhận những chế tài khác do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định.

Để có thể xử lý toàn bộ hồ sơ cho nhân viên đúng theo các quy định về bảo hiểm xã hội mới nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ báo tăng bảo hiểm xã hội của AZTAX. Khi trải nghiệm gói dịch vụ, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ thực hiện toàn bộ thủ tục báo tăng theo đúng quy định.

AZTAX cam kết về chất lượng dịch vụ và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những sai sót, điều này được chúng tôi nêu rõ trong hợp đồng. Đồng thời, chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí trong suốt quá trình cộng tác và cả khi doanh nghiệp không còn sử dụng dịch vụ.

Xem bài phân tích chi tiết tại: Quản lý doanh nghiệp, làm việc bán thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm?

3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn được hưởng thai sản

tham gia bao hiem xa hoi tu nguyen van duoc huong thai san
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn được hưởng thai sản

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH14, bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

[…]

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/05/2023 quy định về việc bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội

[…]

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Thai sản;

b) Hưu trí;

c) Tử tuất;

d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo đã bổ sung thêm chế độ thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động dành cho bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có thể được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con.

Kinh phí chi trả cho việc sinh con sẽ được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước. Hơn hết, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện không cần đóng thêm bất kỳ chi phí nào khác so với quy định hiện hành.

Đây được xem là một cải cách mở rộng ra nhiều cơ hội về quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ. Từ đó, cải cách được tính hấp dẫn của chính sách, thu hút được sự tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của các nhóm lao động.

Hiện nay, rất nhiều người lao động đang gặp các vấn đề về chế độ thai sản. Rất nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là nữ giới có nhiều sổ Bảo hiểm xã hội do chuyển đổi công việc, mất sổ,… ảnh hưởng đến việc thực hiện hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Do đó, sử dụng các dịch vụ Bảo hiểm xã hội sẽ là một biện pháp tuyệt vời để có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề này. 

AZTAX tự tin là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thai sản chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường hiện nay. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, vững chuyên môn, chúng tôi có thể tư vấn chi tiết, giúp người tham gia hoàn thiện nhanh chóng các hồ sơ khúc mắc để hưởng chế độ. Vậy, trình tự thủ tục chúng tôi sẽ thực hiện khi cung cấp dịch vụ sẽ ra sao?

– Bước 1: Tiến hành thu thập thông tin của khách hàng về nhu cầu, mong muốn và tiến hành tư vấn pháp lý về chế độ thai sản được quy định.

– Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thai sản dựa trên các thông tin đã được cung cấp.

– Bước 3: Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và giao trả về cho khách hàng. Cam kết bảo mật thông tin trọn đời.

Thời gian để chúng tôi hoàn thiện và bàn giao hồ sơ trung bình sẽ vào khoảng 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Do đó, quý khách hàng có thể nhanh chóng nhận được kết quả mà không cần tốn công sức, thời gian đi lại. Thay vào đó, nhân viên AZTAX sẽ thay mặt thực hiện mọi thủ tục đối với các cơ quan hành chính liên đới. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để chọn lựa sự chuyên nghiệp, chu đáo và thuận lợi!

Xem bài viết phân tích: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn được hưởng thai sản?

4. Tham gia bảo hiểm xã hội 15 năm vẫn được hưởng lương hưu

tham gia bao hiem xa hoi 15 nam van duoc huong luong huu
Tham gia bảo hiểm xã hội 15 năm vẫn được hưởng lương hưu

Căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH14 quy định về điều kiện nghỉ lương hưu:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/05/2023 quy định:

Điều 71. Điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035;

b) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản này và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản này và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 3 của Luật này nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, điều kiện hưởng lương hưu dành cho người lao động đã có sự thay đổi theo dự thảo mới nhất. Cụ thể, số năm đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được giảm xuống từ 20 năm xuống 15 năm. Điều này mở ra nhiều cơ hội được hưởng chế độ hưu trí, đặc biệt là các lao động tham gia Bảo hiểm xã hội muộn hoặc tham gia không liên tục.

Theo quy định hiện hành, những trường hợp tham gia không tích lũy đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội sẽ không đủ điều kiện nhận lương hưu. Tuy nhiên, theo dự thảo sửa đổi, đối tượng này sẽ được nhận khoản chi phí hàng tháng với định kỳ mức lương hưu được Nhà nước điều chỉnh. Đồng thời, trong thời gian hưởng lương hưu, người lao động sẽ được mua bảo hiểm y tế bởi quỹ Bảo hiểm xã hội.

Việc thay đổi điều kiện này mang đến nhiều ý nghĩa to lớn, đặc biệt là đối với người lao động. Cải cách góp phần mở rộng đối tượng thụ hưởng Bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu. Đồng thời, chính sách còn khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng Bảo hiểm xã hội hoặc thực hiện bảo lưu hồ sơ thay vì nhận Bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra, những thay đổi mới cũng phù hợp với xu hướng thế giới hiện tại về đề cao quyền lợi người tham gia.

Xem bài viết phân tích: Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm vẫn được hưởng lương hưu?

5. Có thể chỉ được hưởng 50% khi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần?

co the chi duoc huong 50% khi nhan tro cap bao hiem xa hoi
Có thể chỉ được hưởng 50% khi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định về trường hợp hưởng BHXH một lần:

Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Căn cứ theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH14 quy định rõ về trường hợp được nhận BHXH một lần:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/5/2023 quy định về điều kiện hưởng BHXH 1 lần như sau:

Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng bao gồm ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS;

d) Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này theo quy định của Bộ Y tế;

Phương án 1:

đ) Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;

Phương án 2:

đ) Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

e) Trường hợp người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 3 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, dự thảo đã có thay đổi, bổ sung thêm các quy định nhằm khuyến khích người lao động tham gia hoặc quyết định bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đạt đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Cụ thể như sau:

– Người lao động đến tuổi nghỉ hưu sẽ có thể hưởng trợ cấp hàng tháng khi chưa đạt đủ điều kiện hưởng lương hưu. Số tiền trợ cấp sẽ bằng với mức trợ cấp xã hội là 500.0000 đồng/tháng được quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo.

– Người hưởng trợ cấp hàng tháng đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế, kinh phí đảm bảo bởi ngân sách nhà nước.

Trong đó, dự thảo đã và đang xin ý kiến cho 2 phương án về quy định Bảo hiểm xã hội một lần. Chi tiết như sau:

– Phương án 1: Quyết định giữ nguyên theo quy định của Luật hiện hành và Nghị quyết 93/2015/QH13. Theo đó, người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc, không tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm có thể rút Bảo hiểm xã hội 1 lần sau 12 tháng.

– Phương án 2: Quy định thay đổi theo hướng cho phép người lao động hưởng Bảo hiểm xã hội một lần để đáp ứng các nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội vẫn lưu lại một phần để người lao động có thể tiếp tục tham gia và hưởng chế độ khi đủ tuổi nghỉ hưu. Theo đó, đối tượng không thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm. Khi có yêu cầu, đối tượng sẽ được giải quyết một phần nhưng không quá tối đa 50% tổng thời gian đã đóng. Quỹ thời gian đóng còn lại sẽ được bảo lưu và ghi nhận trên sổ Bảo hiểm xã hội để người lao động có thể tham gia tiếp tục và hưởng chế độ.

Có thể thấy, mục tiêu cuối cùng Bảo hiểm xã hội hướng đến vẫn là khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia hệ thống để hưởng tối đa các quyền lợi, tránh các thiệt hại đáng tiếc.

Hiện nay, rất nhiều người tham gia gặp các vấn đề như chưa gộp sổ bảo hiểm, sổ chưa được chốt,… gây nhiều khó khăn trong quá trình rút Bảo hiểm xã hội một lần. Hiểu được vấn đề đó, dịch vụ Nhận Bảo hiểm xã hội một lần của AZTAX ra đời với mong muốn đồng hành, hỗ trợ nhanh chóng cho người tham gia.

AZTAX đã có nhiều năm kinh nghiệm bên mảng dịch vụ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi cũng có độ ngũ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Do đó, nhân viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Đồng thời, AZTAX sẽ tư vấn tận tình các vấn đề bảo hiểm khách hàng đang mắc phải và tư vấn gói dịch vụ với chi phí thấp nhất. Do đó, quý khách hàng hãy lựa chọn chúng tôi để có thể hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng.

Xem thêm chi tiết: Có thể chỉ được hưởng 50% khi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần?

6. Tăng quyền lợi cho người lao động hưởng lương hưu

tang quyen loi cho nguoi lao dong huong luong huu
Tăng quyền lợi cho người lao động hưởng lương hưu

Căn cứ theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định về mức lương hưu hàng tháng:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Tuy nhiên, theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/5/2023 quy định:

Điều 73. Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 71 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 80 của Luật này tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm đối với lao động nam; tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 15 năm đối với lao động nữ, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam đủ điều kiện quy định tại Điều 71 của Luật này có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính hưởng lương hưu dưới 15 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 72 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 06 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, nhằm mở rộng cơ hội được hưởng các quyền lợi và phù hợp với quy định giảm điều kiện số năm từ 20 năm xuống 15 năm, dự thảo đã bổ sung thêm các quy định tính tỷ lệ hưởng lương hưu. Tỷ lệ chi tiết như sau:

– Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động bằng 45% mức trung bình tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Sau mỗi năm, tỷ lệ tăng sẽ là 2% cho đến khi đạt mức đối đa bằng 75%. Tuy nhiên, theo luật dự thảo mới, thời gian tương ứng số năm đóng Bảo hiểm xã hội đã có sự phân biệt giữa nam và nữ. Cụ thể, tương ứng 20 năm đối với lao động nam và 15 năm đối với lao động nữ.

Trong đó, người lao động đạt đủ điều kiện hưởng lương hưu, tham gia đóng từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm tham gia tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%. Song song đó, các chiến sĩ phục vụ quân đội như sĩ quan, hạ sĩ quan,… có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì mỗi năm đóng cũng tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%.

– Mức lương hưu hàng tháng của đối tượng suy giảm khả năng lao động sẽ bằng 45% mức trung bình tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Sau mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm 2% tỷ lệ.

Trong đó, nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi của người lao động có thời gian lẻ đến dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ hưởng lương hưu. Mặt khác, thời gian lẻ từ 06 tháng trở lên thì mức giảm sẽ được tính là 1%.

Những cải cách này có vai trò thúc đẩy triển khai các hiệp định bảo hiểm xã hội đối với các quốc gia khác trên Thế giới. Đồng thời, công nhận thời gian tham gia đóng Bảo hiểm xã hội theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Xem thêm chi tiết: Tăng quyền lợi khi hưởng lương hưu trong dự thảo mới về bảo hiểm xã hội

7. Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị phạt nặng

doanh nghiep tron dong bao hiem xa hoi co the bi phat nang
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị phạt nặng

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 nêu những trường hợp bị cấm khi tham bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm một trong những trường hợp nêu trên, tùy vào mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bồi thường theo quy định. Cá nhân vi phạm trong trường hợp xảy ra thiệt hại, tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt hành chính, kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường theo quy định (Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13).

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và hạn chế các tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới đã bổ sung thêm Điều luật quy định rõ hơn các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội tại Điều 43. Theo đó tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội (dự thảo) nêu chi tiết mức xử phạt cụ thể cho hành vi vi phạm này như sau:

Điều 44. Xử lý vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điều 43 của Luật này nếu sau thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất mà không đóng thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền trốn đóng và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.

Cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện ra Tòa án đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi được người lao động uỷ quyền.

Khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của pháp luật có liên quan và thực tiễn địa phương, quyết định áp dụng các biện pháp, chế tài khác đối với hành vi trốn đóng BHXH trên phạm vi địa phương

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trên nhằm hạn chế tối đa các tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nhất là tình trạng chậm đóng, trốn đóng trong thời gian dài dẫn đến không có khả năng chi trả. Quy định này góp phần đảm bảo quyền lợi chung của mọi người lao động khi thực hiện đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

Các quy định về bảo hiểm xã hội ngày càng nghiêm khắc, hồ sơ hành chính thường xuyên cập nhật và sửa đổi. Vì thế, việc rà soát hồ sơ bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp là một trong những việc vô cùng quan trọng.

Nếu không nắm rõ nghiệp vụ khi thực hiện rà soát, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với thanh tra, truy thu. Sai sót trong tham gia bảo hiểm xã hội có thể vô tình khiến doanh nghiệp vi phạm lỗi chậm đóng bảo hiểm hay nghiêm trọng hơn là trốn đóng bảo hiểm xã hội.

AZTAX cung cấp dịch vụ rà soát hồ sơ bảo hiểm xã hội. Dịch vụ trọn gói hỗ trợ doanh nghiệp rà soát hồ sơ bảo hiểm xã hội. Các hồ sơ kiểm tra bao gồm: hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng thời vụ, hệ thống thang bảng lương, bảng chấm công, bảng kê lương,… Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị thiếu sót thời gian tham gia bảo hiểm cho nhân viên. Trong quá trình sử dụng dịch vụ nếu dự thảo Luật được ban hành và sửa đổi, AZTAX sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp cập nhật những quy định mới nhất.

Xem bài phân tích tại: Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị phạt nặng?

8. Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao

luong dong bhxh bat buoc co the tang cao
Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao

Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, từ năm 2018 người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động căn cứ trên lương tháng gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. 

Mặc dù văn bản luật đã quy định chi tiết về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn có trường hợp một số đơn vị chia tiền lương thành những khoản phụ cấp nhỏ để tránh đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, giữa mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và mức lương thực nhận của người lao động vẫn còn một khoảng chênh lệch nhất định. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt gây ảnh hưởng đến khoản trợ cấp hưu trí về sau.

Vì vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ra ý kiến quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động với 2 phương án sau:

Điều 37. Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có);

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

c) Người lao động quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định không thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản này;

d) Người lao động quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; đối với trường hợp người lao động chưa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này;

đ) Người lao động quy định tại điểm l và điểm m khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này. Người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sau ít nhất một năm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn.

e) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.” (khoản 1 Điều 37 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội).

Theo đó, Nhà nước đề xuất 2 phương án để tính mức tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương tháng, phụ cấp cùng những khoản bổ sung khác cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.

Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương tháng, phụ cấp cùng những khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật.

Điểm khác biệt so với phương án 1 là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại phương án 2 bao gồm thêm cả những khoản phụ cấp tiền lương bổ sung khác trong quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tính lương cho nhân viên không chỉ là tiền lương, tiền thưởng mà còn cả trách nhiệm liên quan đến hồ sơ, quy trình, bảo hiểm nhân viên,… Các công việc trên phải thực hiện đúng theo quy định và yêu cầu của Nhà nước. Điều này vô tình gây ra áp lực về chi phí, thời gian đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính vì lý do đó, AZTAX mang đến cho Quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu trong công tác tính lương cho nhân viên. Dịch vụ tính lương trọn gói giúp hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê nhân sự, mua phần mềm tính lương, những rủi ro sai sót… Chúng tôi có đa dạng các gói dịch vụ, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Mọi thông tin giao dịch với AZTAX sẽ được bảo mật tuyệt đối kể cả khi hai bên ngừng hợp tác. Chúng tôi cam kết chịu mọi trách nhiệm trước pháp lý nếu có xảy ra bất kỳ sai sót. Quý doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại AZTAX.

Xem thêm chi tiết tại: Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao?

9. Bổ sung quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi hưởng lương hưu

Căn cứ vào Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, quy định về mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định hiện hành như sau:

Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Để khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ hưu. Pháp luật đưa ra dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cụ thể như sau:

Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ giúp người lao động nâng mức lương hưu và gia tăng quyền lợi của mình mà còn góp phần bảo vệ người lao động tốt hơn trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, dự thảo này đưa ra lấy ý kiến với 02 phương án có sửa đổi, bổ sung quy định hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu mục đích khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu gồm:

Phương án 1: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm thì được tính tương ứng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Phương án 2: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm thì được tính tương ứng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nhưng vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì mỗi năm đóng bảo hiểm thì được tính tương ứng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Xem bài phân tích chi tiết tại: Tăng trợ cấp hưu trí một lần cho người lao động tham gia bảo hiểm?

10. Đẩy mạnh sử dụng bảo hiểm xã hội điện tử

day manh su dung bao hiem xa hoi dien tu
Đẩy mạnh sử dụng bảo hiểm xã hội điện tử

Từ giữa năm 2015, Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý bảo hiểm xã hội. Dựa theo quy định tại Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 về mục tiêu hiện đại hóa quản lý bảo hiểm ax hội như sau:

Điều 9. Hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội

Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện bảo hiểm xã hội.

Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.

Tại Điều 32 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (đổi mới) quy định về sổ bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Điều 32. Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội được xây dựng trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật này và chế độ theo quy định tại Điều 30 của Luật này.

Chính phủ quy định cụ thể về nội dung, cách thức khai thác, sử dụng Sổ bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Theo đó, tại dự thảo sửa đổi, Cơ quan dữ liệu Quốc gia về Bảo hiểm tiếp tục thúc đẩy quá trình hiện đại hóa bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội điện tử giúp Cơ quan chức năng và người lao động dễ dàng theo dõi quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội từ đó minh bạch các quyền lợi của người tham gia.

Đây cơ sở giải quyết các chế độ ưu đãi của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra, trong dự thảo này còn nêu thêm, trường hợp người tham gia chưa có điều kiện thực hiện sổ BHXH điện tử thì vẫn tiếp tục sử dụng sổ BHXH bản giấy.

Xem thêm chi tiết tại: Bắt buộc dùng sổ bảo hiểm xã hội điện tử theo dự thảo Luật Bảo hiểm mới?

Trên đây là thông tin cập nhật về dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hộiAZTAX đã tổng hợp được. Rất nhiều hồ sơ chế độ của người lao động trong doanh nghiệp cần thay đổi bổ sung nếu dự thảo cập nhật bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua. Theo dõi AZTAX để cập nhật được những thông tin mới nhất về bảo hiểm xã hội. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn quy định hoàn toàn miễn phí!

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon