Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì là câu hỏi nhận được rất nhiều thắc mắc kể từ khi có dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội ban hành. Vậy hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì? Mời các bạn đọc giả cùng với AZTAX tìm hiểu nhé.
1. Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 số 58/2014/QH13, BHXH chỉ có một tầng là tầng bảo hiểm xã hội cơ bản và quy định chế độ phúc lợi trong tầng bảo hiểm xã hội cơ bản:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo luật hiện hành, tầng bảo hiểm xã hội cơ bản sẽ bao gồm là Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ có các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN); hưu trí; tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có các chế độ như là: hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào Điều 5 Luật Bảo hiểm Xã hội dự thảo ngày 28/5/2023, bổ sung thêm tầng trợ cấp hưu trí:
“Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Trợ cấp hưu trí xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
e) Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.”
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội bổ sung, Nhà nước bổ sung thêm tầng trợ cấp hưu trí kèm theo những quy định để có thể liên kết với tầng bảo hiểm xã hội cơ bản. Việc xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng nhằm mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trong dự thảo thay đổi Luật bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Điều 54 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 số 58/2014/QH13, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội:
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tới khi nghỉ việc có đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Ngoài ra các nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí còn cần có thêm một trong số điều kiện như sau:
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
– Nam đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 đến 55 tuổi và phải có đủ 15 năm làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục theo quy định của pháp luật hoặc có đủ 15 năm làm việc ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên.
– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và phải có 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó phải có đủ 15 năm làm việc khai thác trong hầm lò
– Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
– Người lao động nữ là những người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có tham và đóng BHXH tới khi nghỉ việc thì đủ 15 năm đến dưới 20 năm và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu
– Những người thuộc lực lượng vũ trang theo quy định của Luật thì đáp ứng thêm điều kiện: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. Trừ các trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu sẽ có những quy định khác.
– Những người thuộc lực lượng vũ trang: nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và phải có đủ 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục theo quy định của pháp luật hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên.
Theo Điều 26, 27 Luật Bảo hiểm Xã dự thảo (sửa đổi) ngày 28/5/2023, bổ sung thêm điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Cụ thể như sau:
Điều 26. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ điều kiện sau:
a) Đủ 75 tuổi trở lên;
b) Không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tại điểm a khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
Ngoài đối tượng đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu như phân tích ở trên, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mở rộng thêm điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đối với công dân Việt Nam đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Ngoài ra, theo Luật sửa đổi giao chính phủ quyết định việc điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước qua từng thời kỳ.
3. Trợ cấp hưu trí xã hội cho người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu
Căn cứ vào Điều 30 Luật Bảo hiểm Xã hội dự thảo ngày 28/5/2023, quy định về trợ cấp cho người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:
Điều 30. Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Thời gian hưởng, mức trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào tổng thời gian đóng, căn cứ tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Trường hợp tính mức trợ cấp hằng tháng bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội mà vẫn chưa hết tổng số tiền tính thời gian đóng, căn cứ tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì sẽ tính để người lao động được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà chết thì thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa được nhận và được hưởng trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 90, điểm a khoản 1 Điều 115 của Luật này.
Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo dự thảo, người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng (tối thiểu là mức trợ cấp hưu trí xã hội) từ quy quỹ bảo hiểm xã hội cho thời gian đóng trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp.
Việc hưởng trợ cấp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động vẫn được hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin về hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng cùng với những thông tin sẽ được thay đổi cũng như bổ sung vào luật bảo hiểm xã hội sửa đổi. Các bạn đọc giả có thể tham khảo qua bài viết để nắm thêm thông tin. Cùng đón chờ bài viết tiếp theo AZTAX sẽ cung cấp thêm các thông tin khác dự thảo sửa đổi luật bảo hiểm xã hội nhé.
[wptb id=9751] [wptb id=9754]