Quản lý doanh nghiệp, làm việc bán thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm?

bo sung 2 nhom doi tuong bat buoc dong bhxh trong du thao luat bhxh moi

Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo bổ sung đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội. Dự thảo sẽ có sự thay đổi như thế nào về đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH? Mời quý doanh nghiệp và người lao động theo dõi bài viết để hiểu thêm thông tin mới nhé.

1. Đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH theo Luật hiện hành

doi tuong tham gia va huong che do BHXH theo luat hien hanh
Đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH theo luật hiện hành.

Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13, quy định về nhóm đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam sẽ là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH bao gồm như sau:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định được thời gian, không xác định được thời gian, theo mùa vụ hoặc làm một công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Tính cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người đại diện của người lao động dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động.

– Người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng

– Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức

– Công nhân quốc phòng, công an, người làm việc trong tổ chức cơ yếu

– Chiến sĩ hoạt động trong lực lượng vũ trang như là: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người công tác cơ yếu lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên đang theo học và được hưởng sinh hoạt phí của quân đội, công an và cơ yếu.

– Người đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng quy định của pháp luật.

– Người quản lý và điều hành hợp tác xã, người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

– Người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, người lao động là công dân nước ngoài nhưng vào làm việc và công tác tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/ giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì cũng thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các cơ quan sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, vũ trang nhân dân;

– Tổ chức chính trị – xã hội, chính trị xã hội- nghề nghiệp, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên Lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức khác và các cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Quản lý doanh nghiệp, làm việc bán thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm?

doi tuong tham gia va huong che do bhxh nao duoc bo sung vao du thao
Đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH nào được bổ sung vào dự thảo.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm Xã hội dự thảo ngày 28/5/2023, Nhà nước đã bổ sung đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

m) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Theo như phân tích ở phần trước, ngoài các nhóm đối tượng được quy định bắt buộc phải tham gia BHXH. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW, Dự thảo Luật BHXH bổ sung thêm nhóm đối tượng là người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người quản lý doanh doanh không hưởng tiền lương nhưng vẫn phải tham BHXH và sẽ được hưởng 5 chế độ của BHXH.

Ngoài ra, luật dự thảo còn mở rộng đối tượng tham gia BHXH với những người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt, làm việc không trọn thời gian cũng bắt buộc phải tham gia BHXH và sẽ được hưởng những chế độ của BHXH. Việc mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHXH nhằm mục đích gia tăng diện bao phủ của BHXH.

3. Bổ sung quyền lợi cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

bo sung quyen loi doi voi nguoi hoat dong khong chuyen trach o xa, phuong, thi tran
Bổ sung quyền lợi đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13, quy định về quyền lợi của người hoạt không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo Luật Bảo hiểm Xã hội hiện hành, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn thì chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào Điều 39, Điều 45, Điều 54 Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội ban hành ngày 28/5/2023, quy định về chế độ BHXH cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn như sau:

Điều 39. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i và k khoản 1 Điều 3 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 45. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.

Điều 54. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.

Như vậy, ngoài việc được hưởng các chế độ là hưu trí và tử tuất thì theo dự thảo người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn sẽ được hưởng các chế độ như là chế độ ốm đau và thai sản. Nếu dự thảo được thông qua sẽ có rất nhiều người được hưởng lợi trực tiếp từ quy định này.

Việc mở rộng đối tượng và bổ sung quyền lợi nhằm đảm bảo gia tăng quyền lợi của các nhóm đối tượng tham gia BHXH cũng như tăng thêm độ bao phủ cho BHXH. Nếu dự thảo được thông qua và đưa vào áp dụng, doanh nghiệp sẽ phải bổ sung thêm nhiều việc như là báo tăng BHXH. Để tránh trình trạng gấp rút quý doanh nghiệp có tìm hiểu trước.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp cũng có thể tham khảo qua dịch vụ báo tăng BHXH do AZTAX cung cấp. Khi sử dụng dịch vụ báo tăng BHXH của AZTAX sẽ đảm bảo được quý doanh nghiệp có thể báo tăng nhanh chóng, báo tăng đúng theo quy định. Quý doanh nghiệp cũng sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ báo tăng BHXH.

Trên đây là bài viết về nội dung bổ sung đối tượng đóng bảo hiểm xã hội trong dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội mới. Doanh nghiệp nên theo dõi và cập nhật liên tục thông tin mới về Luật Bảo hiểm để tránh việc thực hiện sai hồ sơ chế độ cho người lao động. Liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoàn toàn miễn phí!

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon