Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao?

luong dong bao hiem xa hoi bat buoc co the tang cao

Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao? Mới đây, Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa ban hành văn bản dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Mục đích lấy ý kiến thay đổi, bổ sung một số nội dung trong Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó có ý kiến thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi thế nào? Mang lại lợi ích gì cho người lao động? Cùng AZTAX tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Quy định mức đóng BHXH theo Luật hiện hành

quy dinh muc dong bhxh theo luat hien hanh
Quy định mức đóng BHXH theo luật hiện hành

Cứ cứ tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, quy định về tiền lương tháng làm căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Theo đó, cán công, công nhân, viên chức nhân lương theo chế độ Nhà nước thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc trong thang bảng lương và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có). Đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương cơ sở theo quy định.

Từ tháng 1/2018 Nhà nước quy định tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm mức lương theo thỏa thuận trên hợp đồng lao động, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật về lao động. Lưu ý khoản phụ cấp trên không bao gồm 14 khoản phụ cấp không tính đóng BHXH gồm tiền thưởng, tiền phụ cấp xăng xe, phụ cấp cơm, các khoản hỗ trợ trong cá nhân,…

Theo quy định tiền lương tháng tham gia BHXH giới hạn tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Trường hợp người lao động có mức lương cao hơn quy định thì tiền lương đóng BHXH chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở. Từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở được Nhà nước áp dụng là 1,8 triệu đồng. Đồng nghĩa, mức lương tháng căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người lao động chỉ tối đa 36 triệu đồng.

Tại khoản 1, 2 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, luật pháp quy định cụ thể cách xử phạt những trường hợp chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động. Tùy vào mức độ vi phạm mà có mức phạt tương ứng.

Như vậy, từ năm 2018, Luật hiện hành quy định đối với người tham gia lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người lao động quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương, tiền phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

2. Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao?

luong dong bhxh bat buoc co the tang cao
Lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng cao?

2.1 Bổ sung căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Mặc dù, trong các văn bản pháp luật đã quy định cụ thể về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, ở một vài đơn vị doanh nghiệp chia tiền lương thành nhiều khoản phụ cấp, bổ sung nhằm không đóng bảo hiểm xã hội.

Hành động trên kéo theo một khoản chênh lệch đáng kể giữa mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội và mức lương thực nhận của người lao động. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hưởng các chế độ phúc lợi của người lao động. Ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện hưởng lương hưu vì mức trợ cấp hưu trí tính dựa trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Vì lý do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được ban hành nhằm lấy ý kiến về thay đổi mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, cụ thể:

Điều 37. Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có);

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

c) Người lao động quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định không thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản này;

d) Người lao động quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; đối với trường hợp người lao động chưa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này;

đ) Người lao động quy định tại điểm l và điểm m khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này. Người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sau ít nhất một năm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn.

e) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Một vài điểm khác biệt giữa dự thảo Luật so với Luật hiện hành là:

(1) Tại dự thảo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định là tiền lương theo thỏa thuận trên hợp đồng lao động, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác và được trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ nhận lương.

(2) Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội, chiến sĩ công an, dân quân,…) và cán bộ không chuyên trách cấp xã thì tiền lương căn cứ tham gia đóng bảo hiểm xã hội được quy định thấp nhất bằng một nửa và cao tối đa bằng 8 lần mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

(3) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài như đi theo hợp đồng theo chế độ phu nhân, phu quân,… thì tiền lương làm căn cứ sẽ là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Nếu người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã hưởng BHXH một lần, tiền lương căn cứ đóng bắt buộc phải lựa chọn từ tiền lương căn cứ thấp nhất đến cao nhất theo quy định.

(4) Người tham gia BHXH là chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã được phép lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cao hơn hoặc thấp hơn 8 lần mức lương tối thiểu vùng do pháp luật quy định.

2.2 Đề ra 02 phương án về mức lương căn cứ đóng BHXH

Trong nội dung dự thảo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề ra 02 phương án về mức lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc việc theo chế độ tiền lương do tổ chức, doanh nghiệp quyết định, cụ thể:

Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương tháng, phụ cấp lương cùng những khoản bổ sung khác xác định theo mức tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương, phụ cấp và những khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật.

Điểm khác biệt so với phương án 1, tại phương án 2 tiền lương căn cứ đóng bao gồm thêm cả khoản phụ cấp, bổ sung khác phù hợp với thời gian làm việc và hiệu suất công việc của người lao động.

Như vậy, có thể thấy phương án 1 đề xuất mức lương đóng bảo hiểm xã hội được giữ nguyên như Luật hiện hành (những khoản được xác định trong hợp đồng lao động). Tuy nhiên, tại phương án 2 có sự thay đổi khi đề xuất các khoản theo quy định của pháp luật.

Nghĩa là, theo phương án 2 khoản tiền được tính đóng gồm những khoản xác định trước (nêu cụ thể trong hợp đồng lao động) và những thay đổi trong quá trình làm việc của người lao động. Nếu phương án này được thông qua và thực hiện thì mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được tăng lên so với hiện nay.

3. Lương đóng bảo hiểm tăng có lợi hay có hại cho người lao động?

luong dong bao hiem tang co loi hay co hai cho nguoi lao dong
Lương đóng bảo hiểm xã hội tăng có lợi hay có hại cho người lao động?

Lợi ích rõ rệt nhất có thể nhận thấy là mức lương hưu tăng do mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tăng. Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vẫn áp dụng cách tính lương hưu như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành số 58/2014/QH13. Mức lương hưu được tính dựa trên mức bình quân lương tháng đóng và thời gian tham gia bảo hiểm.

Như vậy, nếu phương án 2 được thông qua và ban hành, đồng nghĩa mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp sẽ tăng cao so với hiện tại, từ đó mức lương hưu thực nhận của người lao động về sau cũng sẽ tăng lên.

Tính lương không những là tiền lương, tiền thưởng mà còn liên quan đến trách nhiệm hồ sơ, quy trình, bảo hiểm cho nhân viên,… Công việc này cần được thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu và quy định pháp luật. Điều này vô tình tạo sức ép về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

Chính vì lẽ đó, AZTAX cung cấp cho Quý doanh nghiệp giải pháp hoàn hảo trong công tác tính lương cho nhân viên. Dịch vụ tính lương trọn gói giúp cho các nhân nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, mua phần mềm tính lương, giảm thiểu rủi ro sai sót.

Mọi thông tin giao dịch sẽ được AZTAX sẽ được bảo mật hoàn toàn kể cả khi hai bên chấm dứt hợp tác. AZTAX cam kết nhận toàn bộ trách nhiệm về pháp luật nếu có xảy ra bất cứ sai sót, Quý doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại AZTAX.

Trên đây, AZTAX đã phổ biến những thông tin mới nhất thay đổi mức lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật dự thảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với Quý doanh nghiệp. Theo dõi AZTAX để cập nhật được những thông tin mới nhất về quy định pháp luật.

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon