Nghỉ phép có được tính lương không? Đây luôn là câu hỏi mà rất nhiều người lao động thắc mắc và phân vân khi trả lời. Vậy, người lao động người lao động nghỉ phép có được hưởng lương không? Cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định ra sao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
1. Số ngày nghỉ phép năm của người lao động
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được tính số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Xem thêm: Nghỉ tết có được tính lương không?
Xem thêm: Ngày nghỉ bù có được tính lương không?
2. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, cách tính số ngày nghỉ hàng năm đối với các trường hợp đặc biệt sẽ được quy định như sau:
- Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng như sau:
Số ngày nghỉ phép | = | (Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ tăng theo thâm niên)/12 tháng | x | Số tháng làm việc thực tế trong năm |
- Người lao động chưa làm việc đủ tháng, có tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương chiếm tỷ lệ từ 50% so với số ngày làm việc bình thường theo thỏa thuận trong tháng thì tháng đó sẽ được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hàng năm.
- Tổng thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc nhà nước. Thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo quy định.
2.1 NLĐ thôi việc, mất việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm
Khi có tình huống thôi việc hoặc mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm, người sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
2.2 Có thể thỏa thuận nghỉ phép năm gộp
Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động để gộp ngày nghỉ phép năm tối đa 3 năm một lần. Trước khi quy định lịch nghỉ hằng năm, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của người lao động và thông báo trước cho họ biết.
2.3 Tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép năm
Khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định. Tạm ứng này cần đảm bảo ít nhất bằng số tiền lương của những ngày nghỉ.
2.4 Trường hợp được tính thêm thời gian đi đường khi nghỉ phép năm
Khi nghỉ phép năm, nếu người lao động di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, hoặc đường thủy và thời gian di chuyển cả đi và về trên 2 ngày, từ ngày thứ 3 trở đi, họ được tính thêm thời gian đi đường ngoài số ngày nghỉ hằng năm. Điều này chỉ áp dụng cho mỗi kỳ nghỉ trong năm một lần.
2.5 Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Theo quy định, sau mỗi 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm 1 ngày.
Xem thêm: Quy chế lương thưởng và phụ cấp cho người lao động
Xem thêm: Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
3. Tiền nghỉ phép được tính lương hàng năm tính ra sao?
Ngày nghỉ phép, hay còn gọi là ngày nghỉ hằng năm, là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng trong một năm làm việc tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Cách tính lương cho ngày phép chưa sử dụng của NLĐ, mức thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương từ ngày phép năm chưa sử dụng, cũng như quy định về thanh toán tiền lương… đều được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.
Điều 113. Nghỉ hằng năm trong Bộ luật Lao động 2019:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động quy định về số ngày phép của người lao động:
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, Căn cứ theo Điều 113 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, người lao động sẽ được hưởng số ngày phép tối thiểu như sau:
Điều kiện lao động/ Đối tượng lao động | Số ngày phép tối thiểu |
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường | 12 ngày |
Người lao động chưa đủ tuổi thành niên; là người khuyết tật; làm nghề, công việc nguy hiểm, nặng nhọc và độc hại | 14 ngày |
Người lao động làm nghề, có công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc | 16 ngày |
Người lao động có phép thâm niên: Làm việc đủ 05 năm cho một chủ doanh nghiệp, người lao động sẽ được tăng thêm 01 ngày phép. |
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ lên lịch nghỉ phép hàng năm sau khi tham khảo ý kiến và thông báo trước cho người lao động. Tuy nhiên, để tạo đầy đủ điều kiện, doanh nghiệp thông thường sẽ quy định lịch nghỉ phép theo hướng linh động, phù hợp các nguyện vọng của người lao động.
Ngày nghỉ phép chính là quyền lợi được hưởng của người lao động. Người lao động có thể hoàn toàn đi làm vào ngày phép nếu không có nhu cầu nghỉ.
Lưu ý: NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được cấp số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.Đồng thời, sau mỗi 05 năm làm việc, NLĐ sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm.
Mời bạn theo dõi tiếp phần sau để biết thêm về quy định tính lương ngày lễ Tết, ngày nghỉ phép khi tham gia lao động.
4. Doanh nghiệp bị xử lý như thế nào khi ép buộc nhân viên đi làm trong ngày nghỉ phép?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 người lao động nghỉ phép năm sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng. Trường hợp đi làm vào ngày nghỉ phép năm sẽ được xác định là làm thêm giờ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14:
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, chủ doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- Người lao động chấp nhận làm thêm giờ với chủ doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường. Trong trường hợp áp dụng số giờ làm việc bình thường trong tuần, tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng.
- Đảm bảo số giờ làm thêm không vượt quá 200 giờ/năm. Trường hợp chủ doanh nghiệp có nhu cầu, người lao động chấp thuận thì số giờ làm thêm tối đa không quá 300 giờ/năm.
Như vậy, người lao động sẽ không bị bắt buộc đi làm vào ngày nghỉ phép. Trường hợp cố tình ép người lao động đi làm vào ngày phép, đó là hành vi vi phạm. Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 25.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép người lao động làm thêm giờ. Nếu xem xét cùng các quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, tổ chức nếu vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.
5. Ngày nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương
Ngày nghỉ hằng năm là quyền lợi quan trọng mà người lao động được hưởng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Trong đoạn này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các ngày nghĩ hàng năm mà người lao động được hưởng trong quá trình làm việc.
5.1 Ngày nghĩ lễ và tết
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các ngày nghỉ việc làm được hưởng nguyên lương (hay còn gọi là ngày nghỉ có hưởng lương) như sau.
Theo Khoản 1 Điều 112, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
5.2 Nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động 2019, NLD sẽ được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động khi gặp các trường hợp sau đây:
- Khi kết hôn: nghỉ 3 ngày;
- Khi con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày;
- Khi có sự mất của cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi: nghỉ 3 ngày.
6. Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm
Thời gian được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm bao gồm:
- Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý, nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau, nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp
- luật.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
7. Tiền phép năm có tính thuế TNCN không?
Theo quy định nêu trên, ngày nghỉ phép năm là chế độ nghỉ việc có hưởng lương của NLĐ. Điều này có nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ cho những ngày mà NLĐ không nghỉ hết phép năm được coi là tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người lao động (hay tiền phép năm).
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các quy định liên quan, tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, tiền phép năm mà NLĐ nhận được cũng sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của NLĐ.
Xem thêm: Bậc lương công chức, viên chức từ ngày 01/07/2024
8. NLĐ có được trả lương vào ngày đi đường khi nghỉ phép năm không?
Tại Khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm và đi bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, nếu số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày, từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm, nhưng chỉ áp dụng cho 01 lần nghỉ trong năm.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về tiền tàu xe, tiền lương cho những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Vì vậy, việc chi trả tiền lương cho những ngày NLĐ đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm, cũng như mức chi trả sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động.
Vừa rồi, AZTAX đã chia sẻ về những nội dung liên quan đến câu hỏi nghỉ phép có được tính lương không. Qua bài viết, hy vọng mang đến các thông tin để giúp các bạn trả lời được câu hỏi nghỉ phép có được hưởng lương? Nghỉ phép tính lương như thế nào? để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tính lương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!
9. Một số câu hỏi liên quan về tiền lương nghĩ phép
9.1 Không nghỉ phép năm có được thanh toán tiền không?
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ
9.2 NLĐ bị mất việc hay thôi việc mà chưa nghỉ phép năm có được thanh toán tiền không?
Tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc thanh toán tiền p
9.3 Nghỉ phép tang có được tính lương không?
Trong trường hợp nhà có tang của người thân (cha mẹ hoặc con cái mất), người lao động được phép nghỉ 03 ngày. Số ngày nghỉ sẽ được tính vào trường hợp nghỉ việc riêng và vẫn hưởng nguyên lương, không tính vào ngày nghỉ phép hằng năm.
Xem thêm: Quy định trả lương cho người nước ngoài
Xem thêm: Lương giám đốc công ty tnhh 1 thành viên có được tính vào chi phí không?