Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương?

thu viec nghi ngang co duoc tra luong khong

Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không? Trong quá trình thử việc nghỉ ngang tại doanh nghiệp, nhiều người lao động cảm thấy không phù hợp nên muốn nghỉ. Nhưng liệu thử việc nghỉ ngang thì có được nhận lương không? Mức lương được nhận là bao nhiêu? Cùng xem qua bài viết dưới đây AZTAX sẽ giải đáp cho bạn.

1. Thử việc là gì?

Thử việc là gì? Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Thử việc là gì? Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

Căn cứ theo Điều 24 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định về thử việc, như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, thử việc là khi doanh nghiệp và người lao động cùng thỏa thuận về việc thực hiện công việc trong một khoảng thời gian nhất định trước tiến đến khi ký kết hợp đồng lao động.

hop dong thu viec gom nhung noi dung gi
Hợp đồng thử việc gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 21 Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14 quy định nội dung hợp đồng thử việc gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc người đại diện pháp lý doanh nghiệp
  • Họ và tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, giới tính, CCCD hoặc các giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
  • Vị trí công việc đảm nhận, địa điểm, thời gian làm việc.
  • Thời hạn hợp đồng.
  • Nêu cụ thể mức lương, thời gian trả lương, hình thức nhận lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác.

2. Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

Câu trả lời là có. Mặt dù,hành động thử việc nghỉ ngang, tự ý bỏ việc đồng nghĩa với đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, theo quy định trên khi thử việc  nghỉ ngang người lao động vẫn được trả lương.

Mức lương thử việc nghỉ ngang được nhận tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương thực tế của vị trí công việc đó.

Thu nhập từ tiền lương là một trong những khoản chịu thuế thu nhập cá nhân. Người lao động đang thử việc có phải đóng thuế TNCN không? Mời bạn tham khảo qua bài viết lương thử việc có chịu thuế TNCN để biết thêm thông tin chi tiết.

trong thoi gian thu viec tu y nghi ngang co duoc nhan luong khong
Trong thời gian thử việc nghỉ ngang có được nhận lương không?

Theo Điều 26 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Cũng trong Bộ Luật này, tại khoản 2 Điều 27 quy định về kết thúc thời gian thử việc, như sau:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

3. Nghỉ ngang chưa ký hợp đồng có bị trừ lương hay đền bù gì không?

Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019, trường hợp người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi nghỉ việc sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.

Do đó, trong trường hợp người lao động nghỉ ngang không báo trước, họ sẽ phải bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Ngoài ra, người lao động còn phải hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, cũng như tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

4. Nghỉ ngang có được trả lương không

Câu trả lời là có. Nhà tuyển dụng cũng phải thanh toán toàn bộ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của công nhân, bao gồm cả lương và các khoản phụ cấp… Khi một công nhân rời bỏ công việc (dù là nghỉ việc tự nguyện hay không).

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Do vậy, dù là trường hợp lao động nghỉ ngang hay không, người sử dụng lao động vẫn phải chịu trách nhiệm trả lương cho những ngày lao động đã làm việc theo quy định.

5. Thử việc trong thời gian bao lâu?

thu viec trong thoi gian bao lau
Thử việc trong thời giân bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14, thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà đưa ra khoảng thời gian phù hợp. Người lao động thử việc một lần đối với một vị trí công việc và tuân thủ điều kiện sau:

  • Thời hạn thử việc không quá 180 ngày đối với công việc giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14.
  • Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ, chuyên môn kỹ thuật từ Cao đẳng trở lên.
  • Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ Trung cấp trở lên.
  • Thời gian thử việc không quá 06 ngày đối với những công việc khác.

6. Có đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc không?

co dong bao hiem trong thoi gian thu viec khong
Có đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc không?

Từ năm 2018, bảo hiểm xã hội bắt được được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (không áp dụng đối với hợp đồng thử việc). Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng lao động giao kết có nội dung thử việc. Người lao động sẽ được đóng BHXH và tính thời gian tham gia trong thời gian thử việc.

7. Người lao động đã ký hợp đồng rồi nghỉ ngang có được trả lương không?

Theo quy định, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động, bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản khác.

Do đó, không phân biệt trường hợp người lao động nghỉ ngang hay không, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương những ngày người lao động đã làm việc theo quy định.

Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động nghỉ ngang không báo trước, họ phải bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Bên cạnh đó, người lao động còn phải hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, cũng như tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Trên đây AZTAX đã giải đáp thắc mắc cho bạn “Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?”. Hy vọng bài viết trên mang đến cho người lao động những giá trị bổ ích giúp các bạn giải đáp được những thắc mắt liên quan đến việc nghỉ ngang trong thời gian thử việc. Liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thắc mắc khi gặp vấn đề xoay quanh đến lương, thưởng và các phúc lợi của người lao động.

8. Câu hỏi thường gặp

8.1 Có được ký hợp đồng thử việc nghỉ ngang nhiều lần không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14, người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc căn cứ trên thỏa thuận hợp đồng lao động. Tuy nhiên pháp luật không cấm người lao động thử việc nhiều lần với nhiều vị trí. Đối với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.

8.2 Thử việc không đạt yêu cầu xử lý thế nào?

Trong trường hợp người lao động thử việc nhưng không đạt yêu cầu. Người sử dụng lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc đã giao kết (nếu có).

8.3 Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trả lương. Trái lại, nếu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động một cách không hợp pháp, họ sẽ phải hoàn trả toàn bộ số lương và tiến hành bồi thường cho người lao động.

8.4 Đang thử việc nghỉ ngang công ty có trả lương không?

Thực hiện hành động thử việc nghỉ ngang hoặc tự ý bỏ việc đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, trong trường hợp thử việc nghỉ ngang, người lao động vẫn sẽ được trả lương.

8.5 Trong thời gian thử việc có được nghỉ ngang?

Trong thời gian thử việc, cả nhà tuyển dụng và người lao động đều có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không cần thông báo trước và không phải chịu bất kỳ bồi thường nào. Dựa trên quy định này, với tư cách là nhân viên đang trong giai đoạn thử việc, chị không cần phải thông báo trước và cũng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm bồi thường nào khi quyết định nghỉ ngang. Do đó, chị có quyền nghỉ việc bất cứ khi nào.

8.6 Thử việc 1 tháng có được trả lương không?

Quyết định nghỉ việc sau chỉ 01 ngày thử việc là hoàn toàn không tuân theo quy định của pháp luật. Trong thời gian thử việc, mức lương của người lao động được thỏa thuận bởi cả hai bên, tuy nhiên, ít nhất phải đạt 85% so với mức lương của công việc tương ứng.

8.7 Người lao động nghỉ việc ngang có được trả lương không

Việc bạn nghỉ ngang đồng nghĩa với việc không tuân thủ thời gian báo trước theo quy định của pháp luật, do đó, được coi là hành động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Kết quả của việc này là bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động, tương đương với một nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

8.8 Thử việc 3 ngày có được hưởng lương?

Do luật pháp không quy định số ngày tối thiểu trong thời gian thử việc để được trả lương, vì thế, ngay cả khi một nhân viên chỉ làm việc một ngày, công ty vẫn phải trả lương thử việc. Tuy nhiên, nếu công ty đặt ra quy định về số ngày cụ thể trong thời gian thử việc trước khi trả lương, điều này sẽ vi phạm luật pháp.

8.9 đang thử việc có được nghỉ ngang?

Câu trả lời là có, Trong quá trình thử việc, nếu người lao động nhận thấy không phù hợp với công ty, họ có thể nghỉ ngang mà không phải đền bù bất kỳ khoản nào.

8.10 Thử việc có lương không?

Theo Điều 26 của Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc được thỏa thuận bởi hai bên, nhưng tối thiểu phải đạt 85% mức lương của công việc đó.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tphcm

Xem thêm: Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

4/5 - (5 bình chọn)
4/5 - (5 bình chọn)