Những quy định trả lương cho người nước ngoài cần nắm rõ

nhung quy dinh tra luong cho nguoi nuoc ngoai can nam ro

Hiện nay, có rất nhiều người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, việc nắm rõ những quy định trả lương cho người nước ngoài là điều cần thiết. Trong bài viết dưới đây, AZTAX sẽ cung cấp thông tin súc tích, dễ hiểu về những quy định trả lương cho người nước ngoài.

1. Mức lương tối thiểu trả cho người lao động nước ngoài

Theo Điều 2 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu được áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Điều 2 của Bộ luật Lao động 2019 quy định đối tượng áp dụng, bao gồm cả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, người lao động nước ngoài cũng phải tuân thủ mức lương tối thiểu như người lao động trong nước.

Theo Điều 3 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và giờ được quy định tùy theo vùng cho người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Danh sách các địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III, và vùng IV được chỉ định cụ thể trong Phụ lục đi kèm của Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Theo Điều 4 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động được quy định như sau:

  • Mức lương tối thiểu tháng là mức lương tối thiểu được sử dụng làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động theo hình thức trả lương hàng tháng. Mức này đảm bảo rằng mức lương cho công việc hoặc chức danh của người lao động trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không dưới mức lương tối thiểu tháng.
  • Mức lương tối thiểu giờ là mức lương tối thiểu được sử dụng làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động theo hình thức trả lương hàng giờ. Mức này đảm bảo rằng mức lương cho công việc hoặc chức danh của người lao động trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không dưới mức lương tối thiểu giờ.
  • Đối với người lao động trả lương theo tuần, ngày, sản phẩm, hoặc lương khoán, mức lương của các hình thức này khi quy đổi thành lương hàng tháng hoặc giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tương ứng. Quy đổi lương thành lương hàng tháng hoặc giờ được tính theo số tuần làm việc nhân 52 chia cho 12 tháng, số ngày làm việc bình thường trong tháng, hoặc số giờ làm việc bình thường tùy theo hình thức trả lương, sản phẩm, hoặc lương khoán.

Xem thêm: Nghỉ tết có được tính lương không?

Xem thêm: Ngày nghỉ bù có được tính lương không?

Xem thêm: Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

2. Quy định trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệ

tra luong cho nguoi nuoc ngoai bang ngoai te
Trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệ

Đồng thời, theo Khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN có nêu:

Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.

Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 quy định như sau:

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, người sử dụng lao động tại Việt Nam có thể trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ. Hình thức trả lương sẽ thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên. Doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc trả lương như đã giao kết trong trong hợp đồng lao động.

Xem thêm: Bậc lương công chức, viên chức từ ngày 01/07/2024

Xem thêm: Nghỉ phép có được tính lương không?

3. Phúc lợi và đãi ngộ cho người nước ngoài

phuc loi va dai ngo cho nguoi nuoc ngoai
Phúc lợi và đãi ngộ cho người nước ngoài

Tại Việt Nam, mức lương tối thiểu của lao động Việt và lao động nước ngoài đều như nhau, không có sự phân biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương có thể phụ thuộc vào năng lực làm việc, vị trí, tính chất công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của từng người lao động. Bên cạnh đó, mức lương trả trên còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài mức lương cơ bản, người lao động nước ngoài có thể được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp khác như người lao động Việt Nam. Ví dụ như: trợ cấp ăn trưa, đi lại hay các phúc lợi khác tùy thuộc vào chính sách của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy chế lương thưởng và phụ cấp cho người lao động

4. Doanh nghiệp trả lương thử việc cho người lao động nước ngoài là bao nhiêu?

Theo Điều 2 của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc theo quy định của pháp luật lao động.

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Và Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Do đó, tiền lương của người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc được thỏa thuận bởi hai bên nhưng không thấp hơn 85% so với mức lương của công việc đó. Quy định này chỉ đề cập đến mức tối thiểu là 85% mà không có quy định về mức tối đa, vì vậy nếu bạn muốn trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc bằng 100% mức lương của công việc đó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều này.

5. Nguyên tắc trả lương cho người lao động nước ngoài

Theo Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được ủy quyền hợp pháp bởi người lao động.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết về việc sử dụng lương của người lao động. Họ không được ép buộc người lao động chi tiêu lương cho mục đích mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của họ hoặc của các đơn vị khác mà họ chỉ định.

6. Quy định về BHXH và BHYT cho người nước ngoài

quy dinh ve bao hiem xa hoi va bao hiem y te cho nguoi nuoc ngoai
Quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

6.1 Bảo hiểm Xã hội (BHXH)

a) Đối tượng áp dụng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định rõ về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH như sau:

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên nhưng thuộc các trường hợp tại Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Các trường hợp người lao động nước ngoài không được tham gia BHXH như sau:

  • Là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, công nhân kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập và hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Di chuyển tạm thời từ nội bộ doanh nghiệp sang hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Được doanh nghiệp nước ngoài  tuyển dụng trong ít nhất 12 tháng trước đó.
  • Là tình nguyện viên đến làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện mà không nhận lương, nhằm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.
  • Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14.

b) Mức đóng BHXH

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, người sử dụng lao động hằng tháng phải đóng BHXH trên quỹ tiền lương tháng của người lao động. Cụ thể:

  • 3% đối với quỹ ốm đau, thai sản;
  • 0,5% đối với quỹ bảo hiểm tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp;
  • 14% đối với quỹ hưu trí và tử tuất.

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Nếu đủ điều kiện và có văn bản đề nghị, đồng thời được Bộ Lao động Thương binh Xã hội chấp thuận, thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0.3%.

Tóm lại, người lao động nước ngoài khi tham gia BHXH phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Về phía người sử dụng lao động, phải đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

6.2 Bảo hiểm Y tế (BHYT)

4.5/5 - (6 bình chọn)
4.5/5 - (6 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon