Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức trả lương khoán mới nhất

luong khoan la gi

Lương khoán là gì là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người lao động. Bên cạnh,các hình thức trả lương trong doanh nghiệp theo tháng, theo giờ, theo sản phẩm… Trong đó, hình thức trả lương khoán cũng trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp. Vậy lương khoán là gì? Lương được tính như thế nào và hình thức trả lương khoán ra sao? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu về chủ đề này nhé.

1. Lương khoán là gì?

Lương khoán là hình thức trả lươngcăn cứ vào khối lượng, chất lượng của công việc và thời gian phải hoàn thành được người sử dụng lao động vận dụng để tính toán và trả tiền lương cho người lao động để họ thực hiện công việc. Trong lương khoán, người lao động thường được trả một khoản tiền cố định cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ sản xuất hoặc cung cấp. Hình thức này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng, marketing, và bán hàng, nơi mà hiệu suất và sản xuất cụ thể của mỗi người lao động có thể được đo lường một cách rõ ràng.

luong khoan la gi ?
Lương khoán là gì?

Chiếu theo Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán thường được áp dụng trả cho những công việc mang tính chất tạm thời hay thời vụ. Như vậy, lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hình thức trả lương khoán là hoàn toàn hợp pháp.

Xem thêm:

Tiền hoa hồng là gì?

Lương KPI là gì?

2. Cách tính lương khoán

Cách tính lương khoán cũng tạo ra sự công bằng và ta có thể thực hiện cách tính lương khoán bằng cách như sau: Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc.

Thay vì dựa vào số giờ làm việc, mức lương khoán phản ánh trực tiếp hiệu suất làm việc của người lao động. Điều này giúp người lao động cảm thấy được công nhận và thấy rõ giá trị của công việc mình đang thực hiện. Thay vì chi trả lương (các hình thức trả lương) dựa trên số giờ làm việc, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng tiền lương được trả chỉ phản ánh đúng sự hiệu quả của công việc.

cach tinh luong khoan
Cách tính lương khoán.

Theo quy định, khi người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương khoán, tiền lương thực tế sẽ phản ánh khối lượng công việc, chất lượng sản phẩm và thời gian hoàn thành công việc đó. Để tính toán tiền lương thực nhận khi áp dụng hình thức lương khoán, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ: Chị A làm công việc đóng hộp khẩu trang với mục tiêu hàng tháng là 10.000 hộp. Chị được hứa nhận 6 triệu đồng nếu đạt mục tiêu. Nhưng trong tháng đầu tiên, chị chỉ làm được 8.000 hộp, đạt 80% sản phẩm so với mục tiêu. Do đó, số tiền chị A sẽ nhận được là: 6 triệu đồng x 80% = 4,8 triệu đồng.

Qua đó, công thức này giúp tính toán một cách công bằng và minh bạch tiền lương dựa trên hiệu suất làm việc của người lao động khi áp dụng hình thức lương khoán.

Xem thêm:

Cách tính lương thưởng theo doanh thu là gì?

Ngạch lương là gì?

Lương cứng là gì?

3. Hình thức trả lương khoán

Đối với doanh nghiệp, hình thức trả lương khoán thúc đẩy sự tăng trưởng và năng suất lao động. Thay vì chi trả lương dựa trên số giờ làm việc, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc đánh giá và đặt ra mục tiêu hiệu suất cho nhân viên. Điều này tạo ra sự động viên và khích lệ cho nhân viên để họ làm việc chăm chỉ hơn và đạt được kết quả cao hơn.

hinh thuc tra luong khoan
Hình thức trả lương khoán

Hình thức trả lương khoán hiện nay được quy định như sau:

Lương Theo Thời Gian:

  • Lương Tháng: Trả cho mỗi tháng làm việc.
  • Lương Tuần: Trả cho mỗi tuần làm việc. Trong trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận lương tháng, lương tuần được tính bằng lương tháng nhân 12 và chia cho 52 tuần.
  • Lương Ngày: Trả cho mỗi ngày làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương tháng, lương ngày được tính bằng lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng hoặc số ngày làm việc trong tuần, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng.

Lương Giờ: Trả cho mỗi giờ làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương tháng, lương tuần, hoặc lương ngày, lương giờ được tính bằng lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định.

Lương Theo Sản Phẩm: Trả cho người lao động dựa trên mức độ hoàn thành số lượng và chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

Lương Khoán: Trả cho người lao động dựa trên khối lượng, chất lượng công việc và thời gian hoàn thành. Quyết định hình thức trả lương phụ thuộc vào tính chất công việc, điều kiện sản xuất, và thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động về hình thức khoán. Tuy nhiên vẫn dựa vào căn cứ của tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh. Hình thức trả lương khoán sẽ được ghi nhận trong hợp đồng lao động sau khi thỏa thuận. Người lao động hưởng lương khoán sẽ nhận được tiền lương thực tế dựa vào thời gian, khối lượng và chất lượng sau khi hoàn thành công việc.

4. Hợp đồng giao khoán

Hợp đồng giao khoán là một thỏa thuận được hai bên thực hiện, trong đó bên giao khoán cam kết giao công việc cần hoàn thành cho bên nhận khoán. Khi công việc đã được hoàn thành, kết quả sẽ được bàn giao lại cho bên giao khoán. Bên giao khoán sẽ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công việc, sau đó thanh toán cho bên nhận khoán theo các điều khoản đã thỏa thuận.

ho so luong khoan
Hợp đồng giao khoán

Có hai dạng chính của hợp đồng giao khoán:

Hợp đồng giao khoán toàn bộ: Trong loại hợp đồng này, bên giao khoán chịu trách nhiệm cho toàn bộ chi phí, từ chi phí vật chất đến chi phí lao động. Tiền thanh toán cho bên nhận khoán bao gồm cả chi phí vật chất, nhân công và tiền lãi theo thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng giao khoán từng phần: Trong trường hợp này, bên nhận khoán tự chịu trách nhiệm về công cụ lao động, trong khi bên giao khoán thanh toán tiền khấu hao cho công cụ lao động và tiền công lao động theo thỏa thuận đã được đề ra.

5. Quy chế trả lương khoán tại các doanh nghiệp

Quy chế trả lương khoán tại các doanh nghiệp được quy định bởi kỳ hạn trả lương khoán và trả lương đúng hạn với những trường hợp bất khả khán. Quy chế trả lương khoán là một hình thức thanh toán tiền lương dựa trên hiệu suất làm việc và thành tựu sản xuất của nhân viên, thay vì dựa trên số giờ làm việc như trong lương cố định. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và cam kết từ phía nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng động.

quy che tra luong khoan tai cac doanh nghiep
Quy chế trả lương khoán tại các doanh nghiệp

5.1 Kỳ hạn trả lương khoán

Theo quy định hiện nay của Bộ Luật Lao động 2019, người lao động nhận lương theo hình thức khoán sẽ được thanh toán theo thỏa thuận giữa hai bên và được tạm ứng tiền lương hàng tháng dựa trên khối lượng công việc hoàn thành.

Lương hàng tháng của người lao động được thanh toán một lần hoặc một nửa tháng một lần, thời điểm thanh toán được định rõ theo chu kỳ thông qua thỏa thuận.

Quy định này đảm bảo lợi ích cho người lao động khi nhận lương theo hình thức khoán, cung cấp sự ổn định tài chính cho họ trong quá trình làm việc và đảm bảo rằng họ có thể chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày một cách đáng tin cậy.

5.2 Trả lương khoán đúng hạn ở trường hợp bất khả kháng

Theo quy định hiện nay của Bộ Luật Lao động 2019, nếu việc trả lương khoán không đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ chịu trách nhiệm theo nghĩa vụ hợp đồng.

Trong trường hợp không thể thực hiện việc trả lương đúng hạn vì lý do bất khả kháng, và mặc dù đã thử mọi biện pháp nhưng không thể khắc phục được, người sử dụng lao động được phép chậm trễ, nhưng không quá 30 ngày.

Nếu việc trả lương chậm kéo dài từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động. Số tiền bồi thường ít nhất phải bằng số tiền lãi tính trên số tiền bị chậm trễ, dựa trên lãi suất của khoản tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại ngân hàng mà người sử dụng lao động đã mở tài khoản trả lương cho người lao động, lãi suất này được công bố tại thời điểm trả lương.

Hợp đồng giao khoán toàn bộ: Trong loại hợp đồng này, bên giao khoán chịu trách nhiệm cho toàn bộ chi phí, từ chi phí vật chất đến chi phí lao động. Tiền thanh toán cho bên nhận khoán bao gồm cả chi phí vật chất, nhân công và tiền lãi theo thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng giao khoán từng phần: Trong trường hợp này, bên nhận khoán tự chịu trách nhiệm về công cụ lao động, trong khi bên giao khoán thanh toán tiền khấu hao cho công cụ lao động và tiền công lao động theo thỏa thuận đã được đề ra.

6. Một số câu hỏi khác

6.1 Lương khoán có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định của Bộ Tài chính, khi tổ chức hoặc cá nhân trả tiền công, thù lao và các chi phí khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng và thu nhập từ các khoản này từ 2.000.000 VNĐ trở lên, thì phải khấu trừ 10% thuế trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động.

Quy định tại điểm c và d, Khoản 2, Điều 2 của Bộ Tài chính:

  • Tiền thù lao có thể được nhận dưới nhiều hình thức như tiền hoa hồng từ việc đại lý bán hàng, tiền hoa hồng qua việc môi giới, tiền thưởng từ việc tham gia vào các dự án nghiên cứu, tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật, tiền dành cho hoạt động giảng dạy, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tiền quảng cáo, dịch vụ và các khoản thù lao khác.
  • Tiền nhận từ việc tham gia vào các hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, cũng như các hiệp hội và tổ chức khác.

6.2 Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định được thời gian thì thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động nhận lương khoán vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu ký kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

Tiền lương khoán được trả dựa vào khối lượng, chất lượng và thời gian phải hoàn thành công việc. Theo đó, tiền lương khoán theo công việc là người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đồng thời, khoản tiền này chưa được tính đến các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung.

Bài viết trên đây, AZTAX đã giải thích chi tiết về lương khoán và các tính lương khoán. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với người lao động và doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có cầu sử dụng dịch vụ tính lương liên hệ ngay với AZTAX để được trợ nhanh chóng nhé!

4.5/5 - (15 bình chọn)
4.5/5 - (15 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon