Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức trả lương khoán mới nhất

luong khoan la gi

Lương khoán là gì là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người lao động. Bên cạnh, hình thức trả lương theo tháng, theo giờ, theo sản phẩm… Trong đó, hình thức trả lương khoán cũng trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp. Vậy lương khoán là gì? Lương được tính như thế nào và hình thức trả lương khoán ra sao? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu về chủ đề này nhé.

1. Lương khoán là gì?

luong khoan la gi ?
Lương khoán là gì?

Chiếu theo Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán thường được áp dụng trả cho những công việc mang tính chất tạm thời hay thời vụ. Như vậy, lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hình thức trả lương khoán là hoàn toàn hợp pháp.

Xem thêm:

Tiền hoa hồng là gì?

Lương KPI là gì?

2. Cách tính lương khoán

cach tinh luong khoan
Cách tính lương khoán.

Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng công việc. Người lao động hoàn thành công việc theo đúng với chất lượng, thời gian công việc, đơn giá lương khoán.

Lương khoán được tính theo công thức sau đây:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ: Anh B là thầu xây dựng, anh nhận xây nhà cho chị A với giá là 500.000.000 đồng trong 5 tháng.

– Nếu anh B trong 5 tháng hoàn thành xong nhà và bàn giao nhà cho chị A thì anh B sẽ được 500.000.000 đồng

– Nếu anh B hoàn thành 50% nhưng không làm tiếp nữa thì lương khoán anh B nhận được sẽ là 250.000.000. Được tính cụ thể như sau:

Lương anh B = 500.000.000 x 50% = 250.000.000 đồng

Xem thêm:

Cách tính lương thưởng theo doanh thu là gì?

Ngạch lương là gì?

Lương cứng là gì?

3. Hình thức trả lương khoán

hinh thuc tra luong khoan
Hình thức trả lương khoán

Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 54. Hình thức trả lương

Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.

b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Như vậy, người lao động sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động về hình thức khoán. Tuy nhiên vẫn dựa vào căn cứ của tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh. Hình thức trả lương khoán sẽ được ghi nhận trong hợp đồng lao động sau khi thỏa thuận. Người lao động hưởng lương khoán sẽ nhận được tiền lương thực tế dựa vào thời gian, khối lượng và chất lượng sau khi hoàn thành công việc.

4. Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

luong khoan dong bao hiem xa hoi khong
Lương khoán đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định được thời gian thì thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động nhận lương khoán vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu ký kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

Tiền lương khoán được trả dựa vào khối lượng, chất lượng và thời gian phải hoàn thành công việc. Theo đó, tiền lương khoán theo công việc là người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đồng thời, khoản tiền này chưa được tính đến các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung.

Bài viết trên đây, AZTAX đã giải thích chi tiết về lương khoán và các tính lương khoán. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với người lao động và doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có cầu sử dụng dịch vụ tính lương liên hệ ngay với AZTAX để được trợ nhanh chóng nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

1/5 - (2 bình chọn)
1/5 - (2 bình chọn)