Lương cứng là gì là câu hỏi chắc hẳn không còn gì xa lạ đối với thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta đã thực sự hiểu rõ về loại lương này chưa? Thông qua bài viết này, AZTAX hy vọng mang đến quý doanh nghiệp thông tin sơ lược về lương cứng là gì?
1. Lương cứng là gì?
Lương cứng là mức thù lao mà người lao động được người sử dụng lao động chi trả hằng tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết. Tùy theo trong mỗi doanh nghiệp khác nhau hoặc tính chất công việc khác nhau mà mức lương cứng của mỗi đối tượng lao động sẽ khác nhau.
Lương cứng là mức lương đảm bảo đời sống của người lao động không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tình hình công ty và sự cạnh tranh trên thị trường. Lương cứng chỉ bao gồm mức lương căn bản và một số khoản phụ cấp như: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại… Để xác định lương cứng của người lao động, doanh nghiệp sẽ dựa vào kinh nghiệm, thời gian và tính chất công việc của người lao động.
Xem thêm: Tiền lương là gì?
2. Những điều cần biết về lương cứng
2.1 Vai trò của lương cứng
Lương cứng là một trong các nguồn động lực giúp người lao động cố gắng trong công việc. Lương cứng đảm bảo thu nhập tối thiểu của người lao động khi làm việc để phục vụ những nhu cầu cơ bản của con người. Đồng thời, lương cứng phản ánh kinh nghiệm của thức tế và tính chất công việc của người lao động.
Lương cứng là gì mà nó có vai trò quan trong trong bảng lương của người lao động? Vai trò của lương cứng có thể nói đến là sự thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Vì người lao động có thu nhập dùng để trang trải cuộc sống mà không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài.
Vai trò của lương cứng còn là động lực thúc đẩy hiệu quả công việc của nhân viên. Lương cứng đóng vai trò duy trì các nhu cầu của cuộc sống của người lao động. Với doanh nghiệp, lương cứng đóng vai trò là cách đánh về kinh nghiệm làm việc và năng lực của mỗi ứng viên.
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lương cứng
Thông thường, lương cứng của người lao động sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như sau: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, tính chất công việc, tình hình tài chính công ty, thị trường lao động và pháp luật.
Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý là sự ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá lương cứng là gì của nhân viên tại doanh nghiệp. Thông thường, luật về mức lương tối thiểu sẽ được ban hành ở từng quốc gia. Việc đó yêu cầu người sử dụng lao động phải tuân thủ và đảm bảo đưa ra mức lương cứng phù hợp.
Thị trường lao động
Thị trường lao động cũng là một trong những yếu tố tác động đến lương cứng của người lao động. Trong một thị trường có nhiều cơ hội việc thì người sử dụng lao động cần nâng mức lương lên. Việc đó nhằm giữ chân và thu hút nhân tài. Thị trường lao động gián tiếp làm tăng mức lương cứng của nhân viên tại doanh nghiệp.
Tính chất công việc
Tính chất công việc là một trong những điều kiện được hưởng phụ cấp lương theo nhà nước quy định. Một số công việc đòi hỏi yêu cầu giáo dục và đào tạo cao hơn những công việc khác. Ví dụ như bác sĩ, luật sư… thì yêu cầu mức lương cứng cũng phải trả cao hơn những công việc khác yêu cầu ít hơn.
Tình hình tài chính của công ty
Tình hình tài chính của công ty là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hầu hết các loại lương. Vì nó là yếu tố quyết định số tiền mà công ty có thể trả cho nhân viên. Một công ty có tài chính mạnh sẽ có nhiều khả năng cung cấp mức lương và phúc lợi tốt hơn. Vì vậy, công ty tăng khả năng giữ chân và thu hút nhân tài.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí hay không. Một cách khách quan nhất, doanh nghiệp thường dựa vào yếu tố này để đưa ra mức lương cứng ban đầu. Tuy nhiên, trình độ học vấn cũng chỉ là một phần, còn tùy thuộc vào thị hiếu của ngành nghề.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc sẽ tác động đến lương cứng của nhân viên. Khi người lao động có kinh nghiệm làm việc thì sẽ kiếm được nhiều cơ hội lương cao hơn. Những người mới gia nhập thị trường có kinh nghiệm ít thường sẽ ít cơ hội hơn. Kinh nghiệm làm việc đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực âm nhạc, sáng tạo.
Xem thêm: Lương khoán là gì ?
3. Phân biệt lương cứng với các loại lương khác
Phân biệt lương cứng so với các loại lương khác là một cách tiếp cận quan trọng trong quản lý nhân sự và hệ thống thanh toán của một tổ chức. Lương cứng, hoặc còn được gọi là lương cố định, là một mức lương được xác định trước và không thay đổi theo hiệu suất làm việc hoặc các yếu tố khác. Người ta thường phân biệt lương cứng dựa trên 3 yếu tố sau:
- Phân biệt lương cứng và lương cơ bản
- Phân biệt lương cứng và lương mềm
- Phân biệt lương cứng và lương tối thiểu vùng
3.1 Phân biệt lương cứng và lương cơ bản
Lương cứng là số tiền mà người lao động được nhận mỗi tháng từ người sử dụng lao động. Lương cứng là mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động trước đó. Lương cứng bao gồm cả lương căn bản và một số khoản phụ cấp khác của người lao động.
Giải đáp câu hỏi lương cứng là gì? Lương căn bản thì khác ra sao? Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng khi làm việc tại một doanh nghiệp. Lương cơ bản chưa bao gồm các khoản phụ cấp lương hay các khoản bổ sung khác.
3.2 Phân biệt lương cứng và lương mềm
Để trả lời cho câu hỏi lương mềm là gì? Thì ta có thể hiểu lương mềm là số tiền được tính dựa trên hiệu quả công việc thực tế mà người lao động tạo ra. Thông thường lương mềm phụ thuộc vào lương cứng thông qua hệ số lương. Hệ số này do người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên lương mềm chỉ thường được áp dụng với các cán bộ, viên chức nhà nước thông qua ngạch lương theo quy định của cơ quan nhà nước.
Vậy lương cứng là gì? Phân biệt như thế nào? Lương cứng thì thường được quy định bởi thỏa thuận giữa 2 bên như lương mềm nhưng lại không bị phụ thuộc vào lương mềm. Lương cứng được sử dụng khá phổ biến, hầu như trong tất cả ngành nghề.
3.3 Phân biệt lương cứng và lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất thường được dùng làm lương cơ sở cho các loại lương. Nó giúp cho người sử dụng lao động cũng như người lao động thỏa thuận mức lương phù hợp.
Lương cứng không phải là lương tối thiểu vùng. Lương cứng cần đảm bảo thấp nhất có thể bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương trả cho người lao động chưa qua thời gian đào tạo, trong điều kiện bình thường luôn không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
4. Pháp luật điều chỉnh như thế nào về mức lương tối thiểu vùng
Pháp luật điều chỉnh về mức lương tối thiểu vùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc của lao động, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. Mức lương tối thiểu vùng được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cân nhắc đến chi phí sinh sống và đời sống văn hóa của từng khu vực, giúp tạo ra sự công bằng và cân đối trong việc trả lương cho lao động.
Mức lương tối thiểu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là một số điểm quan trọng về mức lương tối thiểu:
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
- Mức lương tối thiểu được xác định theo từng vùng, và được áp dụng trên cơ sở tháng hoặc giờ làm việc.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, tình hình thị trường lao động, chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, tình hình việc làm và thất nghiệp, năng suất lao động, và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết về mức lương tối thiểu và công bố nó dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Nguyên tắc của mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng các nguyên tắc và quy định do chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền thiết lập. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Thiết lập mức lương: Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền xác định mức lương tối thiểu cho từng khu vực. Quy định này thường được xem xét và điều chỉnh định kỳ để phản ánh sự biến động trong tình hình kinh tế và chi phí sinh sống.
- Cơ sở tính toán: Mức lương tối thiểu thường được tính toán dựa trên nhiều yếu tố như chi phí sinh sống, giá cả hàng hóa và dịch vụ cơ bản, tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức sống cơ bản của người lao động trong khu vực đó.
- Phân loại ngành nghề: Mức lương tối thiểu có thể khác nhau cho từng ngành nghề, phản ánh mức độ phát triển và điều kiện lao động của từng ngành.
- Bảo vệ quyền lợi người lao động: Mục tiêu chính là bảo vệ quyền lợi của người lao động bằng cách đảm bảo rằng họ nhận được một mức lương tối thiểu hợp lý để duy trì cuộc sống cơ bản và ngăn ngừa tình trạng bóc lột lao động.
- Quản lý và tuân thủ: Cơ quan quản lý và giám sát có nhiệm vụ đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng tuân thủ quy định về mức lương tối thiểu vùng và áp dụng biện pháp kiểm tra và xử phạt đối với các vi phạm liên quan.
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng để đảm bảo quyền lợi của người lao động và duy trì mức sống tối thiểu trong từng khu vực cụ thể, tuân thủ các nguyên tắc và quy định để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ người lao động.
Vì vậy, mức lương tối thiểu cần phải đảm bảo đủ chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và cần được điều chỉnh thường xuyên để phản ánh tình hình kinh tế – xã hội cũng như hoàn cảnh cụ thể của người lao động, từ đó góp phần tăng cường năng suất lao động, cải thiện đời sống và bảo vệ quyền lợi của họ.
AZTAX hy vọng thông qua bài chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung lương cứng là gì? Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghiệp vụ kế toán, AZTAX tự tin cung cấp dịch vụ tính lương và dịch vụ thang lương, bảng lương chất lượng cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm: Lương sản phẩm là gì?
Xem thêm: Lương thử việc là bao nhiêu?