OT là gì? Lương OT tính như thế nào?

luong ot la gi

OT (OverTime) là một thuật ngữ phổ biến trong từ vựng của người lao động. Khi nói đến việc làm thêm giờ (OT), hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi về điều này, vì OT không chỉ là một quyền lợi mà còn là yếu tố quan trọng trong quyết định xem bạn có nên đóng góp thêm cho công ty hay không. Vậy OT là gì?  Lương OT là gì? và quy định về làm thêm giờ là gì? Lương ot tính như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu thêm trong baig viết dưới đây nhé!

1. OT là gì?

OT, viết tắt của “overtime” trong tiếng Anh, nghĩa là làm thêm giờ, làm ta ca ngoài giờ làm việc chính. Thường thì OT chỉ việc làm việc ngoài giờ chính thức để hoàn thành công việc đặc biệt và thường được trả lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường.

Việc hiểu rõ về khái niệm OT là quan trọng đối với những người lao động trong môi trường doanh nghiệp.

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lĩnh vực như Logistics, Agency, F&B,… thường sẽ gặp trường hợp OT là tăng ca để hoàn thành công việc tốt hơn và sớm hơn.

OT là gì?
OT là gì?

Ví dụ về làm OT: Thời gian làm việc tiêu chuẩn của một người lao động thường ở mức 40 giờ/tuần. Những người tham gia làm thêm giờ (OT) là những người làm việc vượt quá thời gian 40 tiếng như đã cam kết.

Việc làm thêm giờ (OT) có thể xuất phát từ sự sắp xếp và phân công của người quản lý hay tự người lao động đề xuất. Một điểm chung quan trọng là cần có sự đồng thuận từ cả hai phía và việc này phải được ghi nhận trong biên bản tăng ca.

Khi bạn tham gia làm thêm giờ, ngoài mức lương chính thức đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động (bao gồm lương cơ bản, lương KPI nếu có, và các khoản khác), bạn sẽ được hưởng mức lương OT tương ứng.

2. Lương OT tính như thế nào?

Lương OT (overtime) là khoản tiền mà người lao động nhận được khi làm thêm giờ ngoài giờ làm việc chính thức. Lương OT thường cao hơn lương giờ làm việc thông thường và được tính toán dựa trên thời gian làm thêm và mức độ quy định của công ty và pháp luật lao động.

Lương OT nghĩa là gì? Lương overtime tính thế nào?
Lương OT nghĩa là gì? Lương overtime tính thế nào?

Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định tại Điều 98 Luật Lao động 45/2019/QH14, như sau:

LÀM THÊM GIỜ NGÀY LÀM VIỆC (N)
Ngày thường Ngày nghỉ Ngày Lễ – Tết
Làm thêm ban ngày

(6h – 22h)

150% x N 200% x N 300% x N
Làm thêm ban đêm

(22h – 6h)

Chưa làm thêm ban ngày 200% x N 270% x N 390% x N
Đã làm thêm ban ngày 210% x N 270% x N 390% x N

2.1 Cách tính lương OT khi người lao động làm OT ban ngày

  • Cách tính lương OT ngày làm việc bình thường công thức tính OT như sau:

Tiền OT = Tiền làm giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm

  • Cách tính overtime cuối tuần với công thức tính OT như sau:

Tiền OT = Tiền làm giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm

  • Cách tính lương OT đối với ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương với công thức tính OT như sau::

Tiền OT = Tiền làm giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm

2.2 Cách tính lương OT Khi người lao động làm OT ban đêm

Tiền OT = [Tiền làm giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền làm giờ thực trả ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền làm theo giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

Người lao động nên biết cách tính lương tăng ca nếu thường xuyên phải OT. Để tránh mất những khoản tiền xứng đáng với công sức bỏ ra và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

3. Quy định về thời gian làm OT

quy dinh ve thoi gian ot
Quy định về thời gian OT trong công việc là gì và lương OT theo luật lao động là gì?

Thời gian tăng ca được quy định tại Luật Lao động số 45/2019/QH14, cụ thể:

Theo quy định, thời gian làm việc của người lao động không quá 8 tiếng/ngàykhông quá 48 tiếng/tuần. Với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì có quyền quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc tuần. Theo đó thời gian làm việc bình thường không quá 10 tiếng/ngày48 tiếng/tuần.

Thời gian làm việc ca đêm được tính từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Pháp luật quy định, thời gian làm việc tăng ca không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Nếu người lao động làm việc bình thường 8 tiếng 1 ngày thì thời gian OT không được quá 4 tiếng. Những doanh nghiệp tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số thời gian làm việc bình thường cộng với thời gian tăng ca không được vượt quá 12 tiếng 1 ngày.

Các ngành dịch vụ phải cho phép người lao động nghỉ bù sau khi OT liên tục 7 ngày trong một tháng. Nếu không được nghỉ bù thì người lao động sẽ được nhận lương làm thêm giờ.

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động

4. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi không trả lương OT?

doanh nghiep se bi xu phat nhu the nao khi khong tra luong ot
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi không trả lương OT

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, khi người sử dụng lao động có hành vi chậm trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Đây là mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt nêu trên.

Để đảm bảo quyền lợi của mình khi tổ chức không trả đủ lương OT, người lao động có thể gửi khiếu nại đến Chánh thanh tra lao động của cơ quan Nhà nước để được giải quyết trong thời hạn 30 ngày. Nếu người sử dụng lao động vẫn tiếp tục không thực hiện trả lương, người lao động thực hiện khởi kiện ra tòa để Tòa án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

5. Những lý do kiến nhiều người chọn làm OT hiện nay?

Khối lượng công việc quá nhiều

Lý do chính khiến nhiều người phải làm thêm giờ (OT) thường xuất phát từ sự quá tải về công việc. Đặc biệt, vào cuối năm hoặc khi các dự án của công ty đối diện với thời hạn gần, việc OT trở nên không thể tránh khỏi. Trong những thời điểm như vậy, nhiều người thường phải ở lại văn phòng đến muộn để đảm bảo công việc được hoàn thành.

Các yếu tố gây mất tập trung

Ngoài những trường hợp bất khả kháng như họp khẩn hoặc làm việc quá giờ, việc làm thêm giờ (OT) có thể phát sinh do nhiều yếu tố khác trong quá trình làm việc.

Ví dụ, khi bạn làm việc tại văn phòng và tiếp xúc thường xuyên với đồng nghiệp, đôi khi bạn có thể dành quá nhiều thời gian để trò chuyện với họ, dẫn đến sự trì trệ trong công việc. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành công việc trong thời hạn, bạn có thể cần phải làm thêm giờ

Kiếm thêm thu nhập

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức lương OT hấp dẫn cho nhân viên. Với mức lương có thể tăng lên đến 150% so với lương bình thường, nhiều người sẵn sàng làm thêm giờ để gia tăng thu nhập hàng tháng.

Tuy nhiên, cũng có không ít công ty thực hiện chính sách đổi giờ tăng ca để đổi lấy thêm ngày nghỉ. Ví dụ, với một số giờ làm hàng tuần trung bình là 40 tiếng, nếu bạn làm thêm mỗi ngày 1 tiếng, sau mỗi hai tuần làm việc, bạn sẽ được thưởng thêm một ngày nghỉ.

Tính chất công việc

Có những công việc đòi hỏi tính cấp bách và sự ứng biến nhanh chóng từ nhân viên. Một số ví dụ cụ thể có thể bao gồm nghề biên tập viên, phóng viên, thiết kế, và phát triển phần mềm.

Nghề biên tập và phóng viên hình ảnh đòi hỏi việc cập nhật thông tin và hình ảnh nhanh chóng để đảm bảo sản xuất nhanh nhất có thể. Graphic designer, bất kể là làm việc tự do hay trong môi trường văn phòng, cũng đôi khi phải đối mặt với yêu cầu thiết kế đột ngột. Làm thêm giờ thường được xem xét như một giải pháp cho các tình huống này.

6. Một số tác hại của việc làm OT (overtime)?

Tổn hại sức khẻo

Làm việc liên tục trong 8 tiếng đã đủ mệt,sau đó tiếp tục làm thêm vài giờ nữa chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Khi bạn liên tục làm việc nhiều giờ, cơ thể bạn dễ bị suy nhược. Thời gian dài trước máy tính thường dẫn đến việc mất ngủ. Không chỉ vậy, bạn còn dễ cáu kỉnh, mất tập trung, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như rối loạn thần kinh, vấn đề về dạ dày, tim mạch, và nhiều khía cạnh khác.

Làm overtime trong thời gian ngắn có thể giúp tăng hiệu suất và năng suất làm việc cũng như thu nhập của bạn. Tuy nhiên, cần tránh để tình trạng làm việc thêm giờ quá mức kéo dài. Nếu không, bạn có thể kiệt sức về cả thể chất và tinh thần, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả công việc lẫn cuộc sống cá nhân của bạn.

Đánh mất đi thời gian riêng tư dành cho bản thân

Tác động tiêu cực của làm thêm giờ (OT) là gì nếu tần suất làm việc thêm giờ quá cao? Khi đó, bạn sẽ phải hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc.

Ngoài việc kiếm tiền, bạn sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi thời gian và quan tâm đến bạn bè, gia đình, sở thích, đam mê cá nhân, và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Theo một nghiên cứu của Đại học Cornell, 30% trong số những người làm việc hơn 60 giờ một tuần đã gặp khó khăn trong các mối quan hệ gia đình, và tỷ lệ ly hôn cũng tăng lên đáng kể.

Nếu bạn cho phép tình trạng làm việc thêm giờ kéo dài, bạn có thể lỡ lỡ những giá trị quý báu trong cuộc sống. Vì vậy, đừng quên duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để không đánh mất những điều quý báu này.

Nguy hiểm “rình rập”

Việc đi làm về khuyn, nếu có người đưa đón, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn. Nhưng  trong trường hợp phải tự mình về nhà khi trời đã tối muộn một mình, đặt biệt là đối với chị em phụ nữ, tiểm ửng rất nhiều rủi ro, như trộm cắp, cướp giập, thậm chí là cưỡng bức…

Để bảo vệ bản thân, bạn cần nắm vững cách tự vệ hoặc tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp cùng làm việc tăng ca hoặc từ người thân khi bạn kết thúc giờ làm.

7. Các phầm mền quản lý lương OT tốt nhất hiện nay

Những phần mềm này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và tính toán lương OT cho nhân viên một cách chính xác và nhanh chóng.

Dưới đây là một số phần mềm quản lý lương OT phổ biến:

  • Tanca.io: Phần mềm quản lý nhân sự và chấm công, hỗ trợ tính toán lương OT chính xác.
  • Base HRM+: Hệ thống quản lý nhân sự toàn diện, bao gồm tính năng tính lương OT.
  • Zoho People: Giải pháp quản lý nhân sự với chức năng quản lý thời gian làm việc và lương OT.
  • SAP SuccessFactors: Phần mềm quản lý nhân sự cao cấp, tích hợp tính năng quản lý lương OT.
  • Kronos Workforce Ready: Phần mềm chuyên về chấm công và quản lý lương OT hiệu quả.

Trên đây, AZTAX đã giải đáp cho bạn “Lương OT là gì?”. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin trên hữu ích. Liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan.

8. Một số câu hỏi thường gặp về OT

8.1 Không được trả lương người lao động khiếu nại lên ai?

Người lao động thực hiện khiếu nại bằng văn bản gửi đến Chánh thanh tra lao động trong thời hạn 30 ngày.

8.2 1 giờ làm thêm được bao nhiêu tiền?

Tiền lương làm thêm giờ được trả cho người lao động thường được dựa theo các mức sau đây: ít nhất 150% mức lương bình thường vào các ngày trong tuần, ít nhất 200% mức lương bình thường vào ngày nghỉ hàng tuần, và ít nhất 300% mức lương bình thường vào các ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ phép năm).

8.3 OT không lương là gì?

Khi làm thêm giờ mà không có lương, người lao động sẽ không nhận thêm bất kỳ khoản lương nào ngoài mức lương chính thức đã ký kết trong hợp đồng (bao gồm lương cứng, lương KPI nếu có).

8.4 OT là viết tắt của từ gì?

OT là tăng ca, viết tắt của “overtime,” nghĩa là làm thêm giờ, làm tăng ca nhằm nâng cao hiệu xuất và hoàn thành các dự án đặt biết đúng với thời hạn được cam kết.

8.5 Tiền ot là gì?

Tiền OT (overtime) là khoản tiền người lao động nhận được khi làm thêm giờ ngoài giờ làm việc chính thức. Tiền OT thường cao hơn lương giờ làm việc bình thường và có thể tăng thêm vào cuối tuần hoặc ngày lễ, theo quy định của công ty và pháp luật lao động.

8.6 Thời gian ot là gì?

Thời gian OT (overtime) là thời gian làm thêm giờ ngoài giờ làm việc chính thức, được tính để đáp ứng nhu cầu công việc bổ sung hoặc đảm bảo tiến độ sản xuất, dịch vụ của công ty. Thời gian OT thường được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật lao động.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon