Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhanh chóng – hiệu quả

Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên như thế nào?

Hiện nay, khi người lao động tham gia làm việc vào tổ chức hay doanh nghiệp nào đều phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên là như thế nào? Doanh nghiệp muốn làm bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì để tham gia? Để trả lời cho các câu hỏi đó cùng AZTAX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết ngay.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm do Nhà nước quy định nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động. Hiện nay có 02 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình doanh nghiệp phải tham gia khi có phát sinh thuê mướn lao động. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện lại là loại hình mà người tham gia (lao động tự do) có nhu cầu mong muốn tham gia để được hỗ trợ bởi chính sách từ quỹ bảo hiểm khi có phát sinh rủi ro.

Hiện nay, người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, đơn vị doanh nghiệp cần tiến hành khai báo đúng theo quy định khi có phát sinh lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp, AZTAX sẽ hướng dẫn cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên ngay bên dưới.

2. Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên như thế nào?

Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên như thế nào?
Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên như thế nào?

Hiện nay, để giảm bớt các thủ tục, cơ quan bảo hiểm xã hội đã ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện phần lớn hồ sơ bảo hiểm xã hội bằng giao dịch điện tử. Vậy nên, tại phần này, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hồ sơ điện tử.

2.1 Báo tăng lao động

Các bước làm được thực hiện báo tăng lao động trên hệ thống giao dịch điện tử được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang giao dịch điện tử ở Cổng thông tin điện tử – Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam hoặc phần mềm của các tổ chức IVAN.

Bước 2: Đăng nhập vào trang giao dịch điện tử hoặc phần mềm.

*Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có mã đơn vị hay chưa đăng ký bảo hiểm xã hội điện tử, có thể tham khảo dịch vụ làm bảo hiểm xã hội lần đầu của AZTAX.

Bước 3: Chọn mã hồ sơ số 600. Sau đó, chọn phương án phù hợp cho nghiệp vụ báo tăng:

  • TM: Tăng mới chưa có số sổ
  • TC: Tăng chuyển đã có số sổ, di chuyển từ tỉnh khác tới
  • TD: Tăng đến đã có số sổ, di chuyển trong địa bàn tỉnh
  • ON (ts): Tăng sau khi nghỉ thai sản
  • ON (om): Tăng sau nghỉ ốm đau hoặc nghỉ không lương dài ngày

Các nội dung phải thực hiện vào tháng quyết toán tăng quỹ lương:

  • Tăng bảo hiểm xã hội 26%;
  • Tăng bảo hiểm y tế 4.5%;
  • Tăng bảo thất nghiệp 2% (nếu có).

Đồng thời còn tăng bổ sung 30.5% hoặc 32.5% số phải thu tại các tháng truy đóng, điều này được quy định theo mức lương tối thiểu đúng vào thời điểm truy thu.

*Lưu ý: Đối với mã ON (ts); ON (ts) cần phải bổ sung nghiệp vụ hoàn trả 4.5% BHYT nếu khi nghỉ có truy thu 4.5% (Mã phương án TU).

2.2 Báo giảm lao động

Các bước làm được thực hiện báo giảm lao động trên hệ thống giao dịch điện tử được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang giao dịch điện tử ở Cổng thông tin điện tử – Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam hoặc phần mềm của các tổ chức IVAN.

Bước 2: Đăng nhập vào trang giao dịch điện tử hoặc phần mềm.

Bước 3: Chọn mã hồ sơ số 600. Sau đó, chọn phương án phù hợp cho nghiệp vụ báo giảm:

  • GH1: Giảm hẳn do chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển công tác
  • GH2: Giảm hẳn do nghỉ hưu
  • GH3: Giảm hẳn do đang nghỉ thai sản, ốm, không lương
  • GH4: Giảm hẳn do bị NLĐ mất
  • GC: Giảm chuyển đơn vị khác tỉnh
  • GD: Giảm đến nơi khác cùng tỉnh
  • KL: Giảm do nghỉ không lương
  • TS: Giảm do nghỉ thai sản
  • OF: Giảm do ốm đau

Các nội dung phải thực hiện vào tháng quyết toán giảm quỹ lương:

  • Giảm bảo hiểm xã hội 26%; 
  • Giảm bảo hiểm y tế 4.5%; 
  • Giảm bảo hiểm thất nghiệp 2% (nếu có).

Bên cạnh đó, cần phải giảm bổ sung 28% hoặc 32,5% số phải thu tại các tháng truy giảm theo quy định theo mức lương tối thiểu vùng đúng vào thời gian truy giảm. Trong thực tế, trường hợp người lao động nghỉ việc tạm thời do nghỉ thai sản và ốm đau sẽ thực hiện báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc. Sau đó, người lao động quay trở lại làm việc thì sẽ được báo tăng lao động.

2.3 Điều chỉnh khác

Bên cạnh việc báo tăng – giảm lao động thì doanh nghiệp cũng cần phải linh hoạt điều chỉnh khi nhân viên thay chức danh, hay mức đóng. Thủ tục thực hiện vẫn sẽ tại trang web Cổng thông tin điện tử – Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam. Tên các phương án cụ thể và nội dung cụ thể như sau:

a. Điều chỉnh mức lương

  • DC: Điều chỉnh mức lương tham gia
  • AD: Điều chỉnh bổ sung tăng nguyên lương
  • SB: Điều chỉnh bổ sung giảm nguyên lương

Nội dung tháng quyết toán quỹ lương:

  • Tăng hoặc giảm 26% bảo hiểm xã hội;
  • Tăng hoặc giảm 4,5% bảo hiểm y tế;
  • Tăng hoặc giảm 2% bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, có thể bổ sung tăng – giảm 32,5% hoặc 30,5% số phải thu tại các tháng điều chỉnh truy thu/giảm theo mức lương tối thiểu tại thời gian lương được điều chỉnh.

b. Điều chỉnh chức danh

  • CD: Điều chỉnh chức danh

Đối với trường chức danh thay đổi thì tại tháng bắt đầu điều chỉnh sẽ không có phải thay đổi số phải thu. 

c. Điều chỉnh tăng – giảm thu bảo hiểm y tế

  • TT: Điều chỉnh bổ sung tăng số phải thu bảo hiểm y tế
  • TU: Điều chỉnh bổ sung giảm số phải thu bảo hiểm y tế

Nội dung việc điều chỉnh cần phải thực hiện với mức tăng hoặc giảm thu là 4,5% bảo hiểm xã hội. Các trường hợp giảm do ốm đau, nghỉ không lương (không trả thẻ), giảm hẳn chậm muộn. Mức truy thu căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm truy thu bảo hiểm y tế.

d. Điều chỉnh tăng giảm thu bảo hiểm thất nghiệp

  • TN: Điều chỉnh bổ sung tăng số phải thu bảo hiểm thất nghiệp
  • GN: Điều chỉnh bổ sung giảm số phải thu bảo hiểm thất nghiệp

Mức tăng hoặc giảm thu bảo hiểm thất nghiệp là 2% tại các tháng truy thu. Đồng thời được quy định theo mức lương tối thiểu từng thời đúng thời gian truy thu bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Đối với một số doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm phải thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu trước khi thực hiện báo tăng – giảm lao động. 

3. Thời gian thực hiện làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên mất bao lâu?

Thời gian thực hiện làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên mất bao lâu?
Thời gian thực hiện làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên mất bao lâu?

Đối với doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia bảo hiểm thì cần đăng ký mã đơn vị mới có thể báo tăng, báo giảm số lượng nhân viên. Tổng thời gian thực hiện quá trình này thường mất khoảng 10 ngày làm việc. Trong đó, thời gian mà Cơ quan Bảo hiểm cấp mã đơn vị là khoảng 03 ngày đối với trường hợp đăng ký trực tuyếnmất 05 ngày khi đăng ký bằng hồ sơ giấy.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký mã đơn vị trên, doanh nghiệp tiến hành báo tăng lần đầu với số lao động đang có tại doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ này là 05 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi thuê mướn lao động cần phải chú ý tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ cho đối tượng bắt buộc phải tham gia. Trong trường hợp thuê mướn lao động trước khi đăng ký tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp buộc phải thực hiện đăng ký ngay. Và thời gian trễ nhất để đăng ký tham gia bảo hiểm là 30 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng lao động.

4. Dịch vụ làm báo tăng giảm bảo hiểm xã hội đúng quy trình – uy tín – chất lượng

Công việc báo tăng – giảm bảo hiểm cho nhân viên đòi hỏi người thực hiện cần phải hiểu rõ đúng quy trình thủ tục, thời gian làm thủ tục,….Bởi nếu doanh nghiệp báo trễ, báo thiếu,…do các nguyên nhân khác nhau thì vẫn bị phạt truy thu không đáng có. Một vài trường hợp, doanh nghiệp có thể phải giải trình do nghi vấn trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đó cũng là một trong các nguyên do dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã quyết định sử dụng các dịch vụ bảo hiểm xã hội.

Chúng tôi, công ty TNHH AZTAX với hơn 05 năm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, đã giúp rất nhiều Quý khách hàng giải quyết những khó khăn từ hồ sơ và thủ tục với Cơ quan Bảo hiểm. Cùng đội ngũ chuyên nghiệp của mình chúng tôi đã giúp rất nhiều doanh nghiệp thực hiện hoàn tất các thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc báo tăng giàm lao động tham gia bảo hiểm. Đến với AZTAX tin chắc sẽ mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Để hiểu rõ về dịch vụ này hơn mời các bạn xem thêm bài: Dịch vụ tăng giảm lao động.

AZTAX vừa nêu rõ cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhanh chóng – hiệu quả trong bài viết trên. Hy vọng bài viết đã mang lại những giá trị hữu ích đến cho các bạn đọc Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến bảo hiểm xã hội đừng ngần ngại liên hệ ngay cho AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí 24/7.

Xem thêm: Đăng ký mã số bhxh cho doanh nghiệp online

Xem thêm: Đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới

Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh

Doanh nghiệp nào đang vướng phải các nghiệp vụ bảo hiểm cần thực hiện giải trình có thể tham khảo thêm dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon