Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh?

doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh chủ đề bảo hiểm xã hội, một trong số đó là Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh? Để nắm bắt được câu trả lời cho câu hỏi này cũng như hiểu rõ hơn về chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, mời độc giả tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội?

Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội

Luật không quy định về số lượng nhân viên thì phải đóng bảo hiểm xã hội. Thay vào đó, chỉ quy định về đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, cho dù có bao nhiêu người lao động, thì nếu ký kết hợp đồng với người lao động làm việc từ 1 tháng trở đi, thì doanh nghiệp đều phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho họ.

2. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp bao gồm:

Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Hợp đồng cá nhân.

1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

  1. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
  2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
  3. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;

đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Như vậy Căn cứ vào Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội, AZTAX có thể tóm tắt những các cá nhân bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, bao gồm hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp.
  • Học viên quân đội, công an và cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Luật Người lao động Việt Nam.
  • Người quản lý doanh nghiệp hoặc điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn.

3. Tại sao doanh nghiệp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội?

Tại sao doanh nghiệp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội
Tại sao doanh nghiệp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Việc đóng bảo hiểm xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi họ gặp những rủi ro trong quá trình làm việc như bị ốm đau, thai sản, tử tuất… Hơn nữa, tham gia bảo hiểm xã hội cũng đóng góp đảm bảo an sinh xã hội cho mọi công dân.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Có thể thấy rằng việc đảm bảo trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động từ phía doanh nghiệp hay người sử dụng lao động là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

4. Doanh nghiệp không đóng BHXH thì bị phạt như thế nào?

doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh
doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh

Theo Khoản 1, Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng có quy định về việc trốn đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc trốn đóng BHXH theo luật mới sẽ bị xử phạt hành chính khá là nghiêm trọng. Trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017).

Nếu người lao động phát hiện bất kỳ sai phạm nào liên quan đến việc đóng BHXH của mình, chúng ta cần báo cáo cho cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.

AZTAX mong rằng tất cả các doanh nghiệp sẽ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của họ và đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người lao động khi tham gia vào hệ thống BHXH.

5. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Các chế độ bảo hiểm xã hội
Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

  • Trợ cấp ốm đau.
  • Trợ cấp thai sản.
  • Trợ cấp tai nạn lao động.
  • Trợ cấp bệnh nghề nghiệp;
  • Trợ cấp hưu trí.
  • Trợ cấp tử Tuất.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ quy định khi họ đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

  • Trợ cấp hưu trí
  • Trợ cấp tử tuất

6. Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp AZTAX

AZTAX tự hào giới thiệu dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp với sự uy tín và chất lượng hàng đầu tại TPHCM. Chúng tôi không chỉ đơn thuần thực hiện quy trình đăng ký, mà còn tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm vô song với độ uy tín và chất lượng tối ưu.

Tại AZTAX, đội ngũ chuyên viên tư vấn luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu. Chúng tôi không chỉ hỗ trợ khách hàng hiểu rõ về các quy định mà còn đồng hành trong mọi thủ tục, đảm bảo mọi quy trình diễn ra một cách thuận lợi nhất. Uy tín của chúng tôi không chỉ là về việc tuân thủ các quy định mà còn phản ánh sự chấp hành và tôn trọng đối với doanh nghiệp của bạn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm sự uy tín và chất lượng không giới hạn mà AZTAX mang lại trong dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp.

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Công ty mới thành lập có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

AZTAX xin trả lời rằng, là . Việc đăng ký BHXH cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp khi họ tuyển dụng lao động. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký BHXH lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động trên 1 tháng cho dùng là doanh nghiệp mới thành lập.

7.2. Công ty dưới 10 người có phải đóng bảo hiểm?

Như AZTAX đã cập nhập phía trên, Theo Luật Việc làm năm 2013 không quy định về số lượng bao nhiêu thì phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt số lượng lao động trên hay dưới 10 người, khi thuê, mướn hay sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hay hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, đều phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trên đây là các thông tin liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam và câu trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh. Hy vọng rằng các thông tin trên bài viết sẽ hữu ích với độc giả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

Xem thêm: Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Công ty mới thành lập khi nào đóng bảo hiểm xã hội

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post