Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đều trả lương cao hơn thang bảng lương cho nhân viên. Tuy nhiên, trong Nghị định Chính phủ chỉ ghi nhận những Quy định liên quan đến mức lương tối thiểu (mức lương thấp nhất) cho người lao động. Vậy doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương thì có vi phạm Quy định hay không? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết này.
1. Thang bảng lương
1.1. Thang bảng lương là gì?
Đầu tiên, để biết doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương có vi phạm quy định Chính phủ hay không, chúng ta cần phải hiểu thang bảng lương là gì. Thang bảng lương là hệ thống lương phải có trong mỗi doanh nghiệp. Hệ thống này được thiết kế để làm cơ sở trả lương tùy vào từng vị trí công việc của người lao động.
Thang bảng lương có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong cơ chế trả lương. Đồng thời, tạo cơ hội cạnh tranh phát triển, thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
1.2. Xây dựng thang bảng lương
a. Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Ngày 12/06/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ 01/07/2022. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Với quy định mới về mức lương tối thiểu vùng như trên, các doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng lại thang bảng lương mới để phù hợp với Nghị định.
b. Xây dựng thang bảng lương
Trước đây, việc đăng ký thang bảng lương là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ khi ban hành Bộ luật Lao động 2019 thì không còn yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan Nhà nước nữa. Cụ thể, theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 khi xây dựng thang bảng lương, người sử dụng lao động chỉ cần:
– Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động
– Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
=> Như vậy, hiện nay các doanh nghiệp không cần phải đăng ký thang bảng lương lên cơ quan Nhà nước nữa. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp vẫn phải tự xây dựng thang bảng lương để thể hiện tính minh bạch, công bằng trong hình thức trả lương. Xây dựng thang bảng lương hợp lý, phù hợp với năng lực sẽ hạn chế mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Xem thêm: Mẫu thang bảng lương mới nhất năm 2024
Xem thêm: Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương 2024
2. Doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương có vi phạm Quy định Chính phủ không?
Tiền lương là một trong những điều kiện người lao động quan tâm khi làm việc cho doanh nghiệp. Cho nên, việc doanh nghiệp trả lương theo đúng với thang bảng lương đã đăng ký là điều bắt buộc. Vì vậy, nếu trả lương không đúng với thang bảng lương đã đăng ký (thấp hơn thang bảng lương) thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể về mức phạt như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, thông qua Nghị định đã ban hành chỉ thấy ghi nhận nội dung phạt doanh nghiệp nếu trả lương thấp hơn thang bảng lương. Vì thế, việc doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương không bị vi phạm Quy định Chính phủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lập lại thang bảng lương mới vì có sự thay đổi trong nguyên tắc trả lương cho nhân viên. Nếu không thiết lập lại thang bảng lương, doanh nghiệp sẽ có thể bị phạt do vi phạm quy tắc thang bảng lương.
Xem thêm: Thang bảng lương có cần đăng ký không?
Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2024
3. Dịch vụ hỗ trợ điều chỉnh thang bảng lương
Trước những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng, các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh thang bảng lương để phù hợp với quy định. Tuy nhiên, còn khá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ này dẫn đến những sai sót, vi phạm quy định. Hiểu được nỗi lo này của doanh nghiệp, AZTAX đã triển khai dịch vụ hỗ trợ điều chỉnh thang bảng lương. Với dịch vụ này của AZTAX, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ trong các nghiệp vụ:
– Lập quyết định tăng lương;
– Lập hệ thống thang bảng lương mới;
– Lập hồ sơ điều chỉnh lương;
– Lập bảng lương mới điều chỉnh tăng kinh phí công đoàn;
– Lập quy chế lương mới.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán lương, AZTAX tự tin sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Trả lương cao hơn thang bảng lương có vi phạm Quy định Chính phủ hay không?”. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn về các nghiệp vụ liên quan đến thang bảng lương thì có thể liên hệ đến AZTAX để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí dịch vụ.
Xem thêm: Thang bảng lương là gì?
Xem thêm: Cách lập thang, bảng lương công ty cổ phần