Tổng tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm bắt buộc chỉ còn 30.5% từ 01/10/2021

Tổng mức đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc theo quy định mới

Tổng tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm bắt buộc trong những năm gần đây liên tục có sự thay đổi. Căn cứ trên thực trạng nền kinh tế xã hội, Chính phủ đã điều chỉnh để phù hợp hơn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Cụ thể, Nghị quyết 116/NQ-CP đã phổ biến quy định mới, nâng tổng mức giảm đóng vào các quỹ từ đầu năm đến nay đã lên đến 1,5%. Cùng AZTAX tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau:

1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc là gì?

Khi tham gia bảo hiểm bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một số phần trăm căn cứ trên lương tính đóng bảo hiểm để đóng vào các quỹ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Mức đóng bảo hiểm xã hội được xác định bởi tỷ lệ đóng bảo hiểm lương đóng bảo hiểm. Tỷ lệ này bao gồm phần đóng của người lao động (trích từ lương) và phần đóng của người sử dụng lao động (trích vào chi phí).

Tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Trong suốt quá trình tồn tại, tỷ lệ này đã được điều chỉnh khá nhiều lần thông qua nhiều văn bản luật khác nhau.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc là gì?
Tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc là gì?

2. Người sử dụng lao động và người lao động cần đóng vào những quỹ nào khi tham gia bảo hiểm bắt buộc?

Hiện nay, khi tham gia lao động, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng vào các quỹ sau theo phần trăm nhất định:

  • Quỹ bảo hiểm xã hội (chia làm 03 nhóm quỹ: Ốm đau – thai sản; Hưu trí – tử tuất; Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp)
  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
  • Quỹ bảo hiểm y tế
Các quỹ bảo hiểm bắt buộc tham gia
Các quỹ bảo hiểm bắt buộc tham gia

2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình lao động. Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ hỗ trợ sau:

  • Bảo hiểm ốm đau: Hỗ trợ khi người lao động ốm đau hoặc có con dưới 07 tuổi ốm đau;
  • Bảo hiểm thai sản: Hỗ trợ khi người lao động mang thai, sinh con, phá thai bệnh lý, sảy thai, nghỉ khi có vợ sinh con,…
  • Bảo hiểm hưu trí: Hỗ trợ khi người lao động hết tuổi lao động và có quá trình tham gia bảo hiểm với mức lương cố định hàng tháng;
  • Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ khi người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc;
  • Bảo hiểm tử tuất: Hỗ trợ thân nhân mai táng phí và trợ cấp tuất khi người lao động tam gia bảo hiểm chẳng may qua đời.

2.2 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là chính sách an sinh được chú trọng bên cạnh quỹ bảo hiểm xã hội. Đúng như tên gọi, quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động trong thời gian thất nghiệp chưa tìm được việc làm.

2.3 Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ giảm một phần chi phí khám chữa bệnh khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh trong danh mục hỗ trợ trên cả nước. Mức hỗ trợ từ 80% đến 100% tùy đối tượng. Khi tham gia quỹ bảo hiểm này 05 năm liên tục, người lao động còn được hưởng mức giảm ưu đãi hơn.

3. Tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc thay đổi ra sao vào năm 2021?

Năm 2021 là một năm chứng kiến nhiều sự biến động của xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, mức đóng tối thiểu không có sự khác biệt so với năm 2020 (do lương tối thiểu vùng không tăng). Tuy nhiên, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động từ giữa năm 2021 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và cuối năm 2021 theo Nghị quyết 116/NQ-CP. Cụ thể:

Tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc 2021
Tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc 2021

3.1 Quy định nêu tại Nghị quyết 68/NQ-CP ban hành ngày 01/07/2021

Căn cứ khoản 1 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP:

Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

Căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động được giảm 0,3% đến 0,5% so với mức đóng trước đó:

  • Tổng khoản trích vào quỹ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp chỉ còn 17%;
  • Tổng khoản trích vào 03 quỹ bảo hiểm của người sử dụng lao động chỉ còn 21%;
  • Tổng tỷ lệ trích vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc (trên phần trích của người lao động và người sử dụng lao động) là 31,5%.

Thời gian áp dụng chính sách trên: Từ 01/07/2021 đến 30/06/2022.

3.2 Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành ngày 24/09/2021

Căn cứ điểm b Khoản 2 Mục II của Nghị quyết 116/NQ-CP:

b) Mức giảm đóng

Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị quyết 116/NQ-CP tiếp tục cho phép giảm mức đóng xuống còn 0% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, áp dụng với người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.

Căn cứ quy định trên:

  • Tổng khoản trích vào quỹ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên 17%;
  • Tổng khoản trích vào 03 quỹ bảo hiểm của người sử dụng lao động chỉ còn 20%;
  • Tổng tỷ lệ trích vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc (trên phần trích của người lao động và người sử dụng lao động) là 30,5%.

Thời gian áp dụng chính sách trên: Từ 01/10/2021 đến hết 30/09/2022.

Xem thêm những vấn đề khác về Nghị quyết 116/NQ-CP tại đây:

4. Sơ đồ tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc năm 2021 và 2022

*Nếu Chính phủ không áp dụng thêm chính sách khác thì tổng quan tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm tính đến năm 2022 như sau:

– Năm 2021:

+ Tháng 1 đến tháng 6: 32%

+ Tháng 7 đến tháng 9: 31,5%

+ Tháng 10 đến tháng 12: 30,5%

– Năm 2022:

+ Tháng 1 đến tháng 6: 30,5%

+ Tháng 7 đến tháng 9: 31%

+ Tháng 10 đến tháng 12: 32%

Để dễ hình dung hơn, mời bạn xem sơ đồ trong ảnh:

Tổng mức đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc theo quy định mới
Tổng mức đóng vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc theo quy định mới

5. Tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc theo từng năm (cập nhật liên tục)

Hiện tại AZTAX đã có bài viết tổng hợp lại tỷ lệ đóng và mức vào các quỹ bảo hiểm qua từng năm. Thống kê này được lập căn cứ từ giai đoạn quỹ bảo hiểm xã hội mới hình thành. Cùng xem lại tất tần tất tất cả mức đóng và tỷ lệ đóng qua từng năm để thấy sự thay đổi của quỹ bảo hiểm xã hội ra sao tại bài viết: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

AZTAX vừa sơ lược qua về tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc mới cho năm 2021 và năm 2022. Hy vọng doanh nghiệp kịp thời cập nhật thông tin để thực hiện tham gia bảo hiểm bắt buộc đúng quy định hiện hành.

Doanh nghiệp cần tư vấn về Nghị quyết 116/NQ-CP hoặc Nghị quyết 68/NQ-CP hoặc quy định khác liên quan đến hỗ trợ COVID-19 có thể liên hệ để được tư vấn miễn phí tại đây:

Hoặc hiện hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ C&B trọn gói dành cho doanh nghiệp của chúng tôi.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)