Cách tính lương trong excel dành cho doanh nghiệp

tinh luong trong excel

Tính lương trong excel là công cụ hỗ trợ cho bộ phận kế toán tính lương. Việc này giúp doanh nghiệp ghi nhận chính xác, công bằng trong công tác tính lương. AZTAX hy vọng mang lại một số thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về cách tính thông qua bài viết này.

1. Quy định về bảng thanh toán lương

quy dinh ve bang tinh luong
Quy định về bảng tính lương

Bảng thanh toán lương là một phần quan trọng việc quản lý nhân sự của một doanh nghiệp. Đây là cơ sở để ghi lại nhằm trả tiền lương cho nhân viên theo chu kỳ lương. Bảng thanh toán lương là công cụ giúp quản lý tiền lương của nhân viên một cách minh bạch và chính xác.

Hướng dẫn về quy định và chế độ kế toán tại doanh nghiệp được quy định tại mục  a khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đối với chứng từ và sổ kế toán thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục 3 Thông tư  200/2014/TT-BTC hoặc tự thiết kế phù hợp.Theo đó, doanh nghiệp có tự thiết kế và điều chỉnh mẫu bảng chấm công để phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Thông tin được đề cập trên bảng thanh toán lương gồm: tên, mã số nhân viên, số giờ công, mức lương cơ bản, phụ cấp lương, các khoản giảm trừ, các khoản thanh toán khác và số tiền còn lại thực nhận của người lao động.

2. Các hàm thường sử dụng để tính lương trong excel

cac ham thuong su dung trong excel
Các hàm thường sử dụng trong Excel
Hàm Cú pháp Ý nghĩa
Hàm IF
  • IF (điều kiện, giá trị A, giá trị B)
Hàm IF giúp phân loại 2 điều kiện:

  • Trong trường hợp thỏa mãn điều kiện sẽ hiện kết quả A
  • Trong trường hợp không thỏa mãn điều kiện sẽ hiện kết quả B
Hàm IF(OR)
  • IF(điều kiện(hoặc là điều kiện 1, hoặc điều kiện 2 hoặc điều kiện 3,… , giá trị A, giá trị B)
  • Nếu thỏa mãn 1 trong n điều kiện thì giá trị sẽ là A, nếu không điều kiện nào thỏa mãn thì giá trị sẽ là B.
Hàm IF(AND)
  • IF(điều kiện (điều kiện 1, hoặc điều kiện 2 hoặc điều kiện 3,…), giá trị A, giá trị B)
  • Nếu thỏa mãn đồng thời n điều kiện thì giá trị sẽ là A, nếu không điều kiện nào thỏa mãn thì giá trị sẽ là B.
Hàm IFERROR
  • IFERROR(giá trị)
  • Nếu ô tính bị lỗi sẽ hiện giá trị 0.
Hàm IF lồng nhau
  • IF(điều kiện 1,giá trị A, if(điều kiện 2, giá trị B, điều kiện 3, giá trị C… giá trị H)))
  • IF(điều kiện 1,giá trị A,if(điều kiện 2, giá trị B, điều kiện 3, giá trị C…..giá trị H)))
  • Nếu điều kiện 1 thỏa mãn cho ra giá trị A, điều kiện 2 thỏa mãn cho ra giá trị B,… Nếu không giá trị nào được thỏa mãn sẽ cho ra giá trị H.
  • Công thức thường áp dụng tính thuế TNCN.
Hàm COUNT (Đếm số ô chứa số)
  • COUNT(value1, [value2],…)
Hàm COUNT là hàm đếm số ô chứa số trong vùng dữ liệu. Đối với giá trị của hàm có:

  • value1: là mục đầu tiên, thể hiện tham chiếu ô hoặc phạm vi muốn đếm. Thường giá trị này bắt buộc điền trong hàm.
  • value2: là mục kế tiếp (tối đa 255 mục), tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung muốn đếm. Thường giá trị này tùy chọn, không bắt buộc trong hàm.
Hàm COUNTIF (Đếm các ô dựa trên nhiều tiêu chí/điều kiện)
  • COUNTIFS (phạm vi tiêu chí 1, tiêu chí 1, [phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2],…)
  • phạm vi tiêu chí 1: Bắt buộc. Phạm vi đầu tiên, cần đánh giá các tiêu chí liên kết.
  • tiêu chí 1: Bắt buộc. Tiêu chí này có thể dưới dạng một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc văn bản xác định các ô cần đếm.
  • phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2, … Tùy chọn. Tối đa 127 cặp phạm vi/tiêu chí.
Hàm COUNTIFS (Đếm các ô dựa trên nhiều tiêu chí/nhiều điều kiện)
  • COUNTIFS (phạm vi tiêu chí 1, tiêu chí 1, [phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2],…)
  • phạm vi tiêu chí 1: Bắt buộc. Phạm vi đầu tiên, cần đánh giá các tiêu chí liên kết.
  • tiêu chí 1: Bắt buộc. Tiêu chí này có thể dưới dạng một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc văn bản xác định các ô cần đếm.
  • phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2, … Tùy chọn. Tối đa 127 cặp phạm vi/tiêu chí.
Hàm COUNTA (đếm số ô không trống trong một phạm vi)
  • COUNTA(value1, [value2],…)
  • value1 Bắt buộc. Đối số đầu tiên đại diện cho giá trị muốn đếm.
  • value2, … Tùy chọn. Các đối số bổ sung đại diện cho giá trị muốn đếm, tối đa 255 đối số.
Hàm SUM
  • SUM(number1, number2,…) hoặc Sum(A1:An)
Hàm SUM được sử dụng để tính tổng, có thể chia thành 2 cách tính:

  • SUM(A1, A2,…): Tổng giữa số thuộc ô A1 và A2…
  • SUM(A1:An): Tổng giữa các số thuộc vùng dữ liệu từ A1 đến An.
Hàm SUMIF
  • SUMIF(range, criteria, [sum_range])
  • range: Bắt buộc. Phạm vi muốn đánh giá theo tiêu chí. Các ô trong mỗi phạm vi phải là số/tên/mảng hay tham chiếu chứa số. Giá trị trống và giá trị văn bản sẽ bị bỏ qua.
  • criteria: Bắt buộc. Tiêu chí ở dạng số/biểu thức/tham chiếu ô/văn bản hoặc hàm xác định sẽ cộng các ô nào.
  • sum_range: Tùy chọn. Các ô thực tế để cộng nếu muốn cộng các ô không phải là các ô đã xác định trong đối số range.
  • Nếu đối số sum_range bị bỏ qua, Excel cộng các ô được xác định trong đối số range (chính các ô đã được áp dụng tiêu chí).
Hàm Sumifs (Tính tổng có nhiều điều kiện)
  • SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2…)
  • sum_range là các ô cần tính tổng, bao gồm các số, tên vùng, mãng hay các tham chiếu đến các giá trị. Các ô trống hay chứa văn bản sẽ bị bỏ qua.
  • criteria_range1, criteria_range2, … có thể khai báo tối đa 127 vùng dùng để liên kết với các điều kiện bổ sung cho vùng.
  • criteria1, criteria2, … có thể khai báo tối đa 127 điều kiện dạng số, biểu thức, tham chiếu hoặc chuỗi.
Hàm xử lý thời gian
  • Hàm DATE(year, month, day)
  • Hàm YEAR(serial_number)
  • Hàm MONTH(serial_number)
  • Hàm DAY(serial_number)
  • Hàm HOUR(serial_number)
  • Hàm MIN(serial_number)
  • Tạo 1 giá trị ngày tháng cụ thể
  • Theo dõi số năm tương ứng với 1 giá trị ngày tháng
  • Theo dõi số tháng ứng với 1 giá trị ngày tháng
  • Theo dõi số ngày ứng với 1 giá trị ngày tháng
  • Theo dõi số giờ ứng với 1 giá trị thời gian
  • Theo dõi số phút ứng với 1 giá trị thời gian
Hàm VLOOKUP
  • VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])

Hàm VLOOKUP là truy vấn giá trị dựa vào bảng giá trị cố định. Các đối tượng trong hàm gồm:

  • lookup_value: Giá trị cần dò tìm trực tiếp vào công thức hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính Excel.
  • table_array: Bảng giới hạn để dò tìm
  • col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trái qua phải.
  • range_lookup: Giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so sánh, tìm kiếm chính xác hay so sánh.

Ngoài các hàm excel cơ bản thường xuyên được sử dụng trong công tác tính lương. Doanh nghiệp cần phải lưu ý quy định về các khoản phụ cấp, hỗ trợ theo quy định. Cùng xem tiếp phần dưới đây để biết cách tính lương trong excel nhé.

3. Cách tính lương trong excel theo tháng

cach tinh luong trong excel
Cách tính lương trong Excel

3.1 Lương chính

Lương chính là khoản lương được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm. Mức lương này người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là mức lương căn cứ để xây dựng mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Căn cứ theo Nghị định 153/2016 NĐ-CP quy định lương cứng là mức lương doanh nghiệp trả cho nhân viên làm việc hành chính và trong điều kiện bình thường. Lương chính thường được doanh nghiệp căn cứ theo kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và các tính chất công việc khác.

Như vậy, lương chính phải thể hiện trên hợp đồng lao động và thang bảng lương. Mức lương tối thiểu vùng I phải là 4.729.400. Mức lương này được áp dụng cho mức lương tối thiểu cho người lao động làm công việc đã qua học nghề và đào tạo nghề.

Xem thên: Quỹ lương là gì

3.2 Các khoản phụ cấp

Phụ cấp không đóng bảo hiểm

Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm bao gồm tiền thưởng KPI/năng suất/…, tiền thưởng sáng kiến,tiền hỗ trợ giữ trẻ, tiền hỗ trợ ăn giữa ca, tiền hỗ trợ điện thoại, tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ, tiền hỗ trợ đi lại, tiền hỗ trợ xăng xe,tiền trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động, nghề nghiệp, tiền hỗ trợ sinh nhật người lao động, tiền hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn, tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết, các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động mà hai bên thỏa thuận.

Phụ cấp miễn đóng thuế thu nhập cá nhân

Pháp luật quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định như trên bao gồm: tiền làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, tiền hỗ trợ ăn giữa ca, công tác phí/phụ cấp điện thoại, phụ cấp trang phục, tiền hỗ trợ nhà ở, trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề người lao động, tiền hỗ trợ người lao động và thân nhân người lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo, tiền thưởng cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Phụ cấp không được miễn đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân

Các khoản phụ cấp không được miễn đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân gồm phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút, các khoản phụ cấp tương tự, các khoản phụ cấp bổ sung khác.

3.3 Tổng lương

Số ngày công

Ngày công chuẩn trong tháng là không quá 24 hoặc 26 ngày trong một tháng. Thông thường ngày làm việc tiêu chuẩn theo Bộ luật Lao động là 8 tiếng trong 01 ngày. Một ngày người lao động làm đủ 8 tiếng có thể gọi là 1 công.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hàm SUM để có số giờ công từ bảng chấm công và tính lương theo công thức sau:

Tổng thu nhập trong tháng

Tống thu nhập là tổng các khoản lương và phụ cấp lương mà người lao động được nhận.

Tổng thu nhập = Lương chính + Các khoản phụ cấp

3.4 Lương trích đóng các khoản thuế và bảo hiểm bắt buộc

Lương trích đóng các khoản thuế

Thuế thu nhập cá nhân đối với người có hợp động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên là:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Thuế thu nhập cá nhân đối với người có hợp động trên 03 tháng, số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến.

Lương trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc

Lương trích đóng các khoản bảo hiểm = 8% Bảo hiểm xã hội + 1,5% Bảo hiểm y tế + 1% Bảo hiểm tai nạn

3.5 Tạm ứng lương

Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định việc người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc. Điều đó nhằm thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

3.6 Thu nhập thực lãnh

Lương thực lĩnh là khoản tiền lương người lao động nhận được sau khi đã trừ các khoản chi phí như tiền bảo hiểm, tiền thuế…Lương thực lĩnh có công thức như sau:

Lương thực lĩnh = Lương cơ bản – tiền thuế – tiền bảo hiểm – chi phí khác (nếu có)

Tính lương trong excel khá phổ biến trong việc tính lương trong doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng qua bài viết, AZTAX sẽ mang đến các thông tin bổ ích về cách tính lương trong excel. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và dịch vụ pháp lý, AZTAX luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và thực hiện thủ tục doanh nghiệp mong muốn để có được quy trình tính lương chính xác nhất.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post