Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu theo quy định

Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu theo quy định

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu là vấn đề đang được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. AZTAX hiểu rằng sự hiểu biết đúng đắn về lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu hay tư pháp số 1 có thời hạn bao lâu là vô cùng quan trọng để quý khách hàng tự tin và thuận lợi hơn trong quá trình làm hồ sơ. Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về lý lịch tư pháp.

1. Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?

Luật Lý lịch tư pháp 28/2009/QH12 và các văn bản quy định thi hành Luật Lý lịch tư pháp hiện nay không quy định về thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên, thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp có thể khác nhau tùy vào bản chất và lĩnh vực quản lý, được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.

Ví dụ, tại Điều 48 của Luật này có quy định như sau:

  • Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Thời hạn có thể mở rộng lên 15 ngày đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú tại nước ngoài.
  • Trong trường hợp người dân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp khẩn cấp, thời hạn có thể không quá 24 giờ từ thời điểm nhận được yêu cầu xin cấp.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực và tính chất mà thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp có thể được quy định khác nhau theo các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ, theo như Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về thời hạn sử dụng của giấy tờ, trong đó có nội dung nói về thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp:

  • Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho xuất khẩu lao động có thể có giá trị không quá 06 tháng.
  • Trong hồ sơ xin nhập quốc tịch, thôi quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp cũng có giá trị không quá 90 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Ngoài ra, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cũng đặt quy định về thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp khi xử lý yêu cầu cấp thị thực. Ví dụ, Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ yêu cầu các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên phải nộp phiếu lý lịch tư pháp có giá trị trong vòng một năm.
Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?
Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?

Tóm lại, thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp phụ thuộc vào quy định của từng lĩnh vực và văn bản pháp luật cụ thể. Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ và trong một số trường hợp khẩn cấp, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể là 24 giờ. Ví dụ như trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tuy không có quy định cụ thể về thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp theo Luật Lý lịch tư pháp, nhưng dựa vào các quy định liên quan khi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, thì thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp này được xác định là 06 tháng.

2. Thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp được quy định thế nào trong các văn bảng pháp luật?

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu trong các văn bản pháp luật?
Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu trong các văn bản pháp luật?

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP được quy định như sau:

“Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ

1. Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

3. Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.”

Như vậy: Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP được quy định về thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ, cụ thể là phiếu lý lịch tư pháp như sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Đối với phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
  • Đối với phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

3. Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?

Theo quy định của pháp luật, lý lịch tư pháp là hồ sơ án tích của người bị kết án, bao gồm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực, tình trạng thi hành án và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?
Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?

Phiếu lý lịch tư pháp được chia thành hai loại:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được sử dụng để ghi lại các án tích chưa được xóa và không ghi án tích đã được xóa. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được ghi khi có yêu cầu cụ thể.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 của Điều 7 trong Luật. Phiếu này được dùng để ghi đầy đủ án tích, bao gồm cả án tích đã được xóa và chưa được xóa, cùng với thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Người có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp hay đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam và đang cư trú trong nước sẽ nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp của địa phương thường trú. Trong trường hợp người dân đang cư trú ở nước ngoài, hồ sơ sẽ được nộp tại Sở Tư pháp của địa phương thường trú cuối cùng trước khi rời khỏi Việt Nam.

4. Phiếu lý lịch tư pháp có thể chứng minh thông tin gì?

Phiếu lý lịch tư pháp có thể chứng minh thông tin gì?
Phiếu lý lịch tư pháp có thể chứng minh thông tin gì?

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý nhân sự cũng như hoạt động xã hội, việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là các mục đích chính mà quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp nhắm đến:

  • Xác minh xem cá nhân đã từng phạm tội hay không.
  • Ghi nhận việc xoá án tích, giúp người bị kết án có cơ hội tái nhập vào cộng đồng.
  • Hỗ trợ trong công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Được sử dụng để hỗ trợ trong các hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.

5. Thủ tục xin cấp, đổi hoặc gia hạn phiếu lý lịch tư pháp

Thủ tục xin cấp, đổi hoặc gia hạn phiếu lý lịch tư pháp
Thủ tục xin cấp, đổi hoặc gia hạn phiếu lý lịch tư pháp

Khi người dân có nhu cầu xin cấp lại, cấp mới, đổi hoặc gia hạn phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ mục đích cá nhân cần tuân thủ quy trình thủ tục chung như sau:

  • Bước 1: Cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp bằng cách điền tờ khai theo mẫu đã được quy định. Đồng thời người dân nộp kèm theo bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, cùng với bản sao sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của bản thân.
  • Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp theo nơi thường trú. Trong trường hợp công dân không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Nếu công dân hiện đang cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú và nếu đã rời Việt Nam, người nước ngoài nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Trong trường hợp người dân không thể thực hiện thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục, với điều kiện người dân đó phải làm thủ tục lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Đối với việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, người được ủy quyền là người thân trong gia đình thì không cần xin giấy xác nhận. Ngược lại, đối với việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2, quy trình và thành phần hồ sơ tương tự như việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, tuy nhiên nhằm bảo vệ bí mật đời tư, luật quy định không cho phép cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.

6. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Theo quy định của Thông tư 13/2011/TT-BTP (sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BTP), việc ký Phiếu lý lịch tư pháp được ủy quyền cho Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền, và họ chịu trách nhiệm về nội dung của phiếu.

Về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, theo Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp 2009:

  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp cho công dân Việt Nam không có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú cố định, và cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Sở Tư pháp cấp cho công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú trong nước, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Trong các trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về việc xoá án tích của người đăng ký khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thông tin về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Như vậy dựa vào bài viết trên thì câu hỏi phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu hiện nay vẫn chưa có thời hạn cụ thể, tùy vào tính chất và lĩnh vực đã được quy định rõ ràng thì sẽ có thời hạn tương ứng. Quý khách nếu có gặp khó khăn hoặc có thắc mắc các vấn đề liên quan khác của lý lịch tư pháp, hãy liên hệ ngay cho AZTAX để được hỗ trợ và giải đáp mọi vướng mắc một cách nhanh chóng, chính xác giúp quý khách tiết kiệm tối đa thời gian, phục vụ cho quá trình làm lý lịch tư pháp.

7. Các câu hỏi liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu

Lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề có thời hạn bao lâu?
Thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp cho chứng chỉ hành nghề dược. Hiện tại, Luật lý lịch tư pháp năm 2009 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập cụ thể về thời gian hiệu lực của phiếu lý lịch tư pháp.
Tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu 2024?
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không có thời hạn cụ thể được quy định trong Luật lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thời gian sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan hoặc tổ chức sử dụng, hoặc theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực quản lý. Do đó, để biết thời hạn chính xác, bạn nên tham khảo các quy định hoặc yêu cầu của cơ quan yêu cầu sử dụng phiếu lý lịch tư pháp.
Làm lý lịch tư pháp có tốn bao nhiêu tiền?
Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là 200.000 đồng cho mỗi lần cấp. Sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ sẽ trả 100.000 đồng cho mỗi lần cấp phiếu. Nếu yêu cầu hơn 02 Phiếu lý lịch, từ phiếu thứ 3 trở đi sẽ tính thêm 5.000 đồng/phiếu.
Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi đầy đủ thông tin về án tích, bao gồm cả án tích đã được xóa và chưa được xóa, cùng với thông tin về các lệnh cấm đảm nhận chức vụ, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã.
5/5 - (20 bình chọn)
5/5 - (20 bình chọn)