Những điều cần biết khi mở công ty chi tiết và mới nhất

Những điều cần biết khi mở công ty mới nhất 2024

Những điều cần biết khi mở công ty là một chủ đề quan trọng đối với những người quan tâm đến việc khởi nghiệp. Để có thể thành công trong lĩnh vực kinh doanh cần phải hiểu rõ quy trình và các yếu tố quan trọng để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều này nhé!

1. Những điều cần biết khi mở công ty

Những điều cần biết khi mở công ty
Những điều cần biết khi mở công ty

Dưới đây là tổng hợp 7 điều cần biết khi thành lập công ty để quá trình này diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định:

1.1. Xác định ngành nghề kinh doanh

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đóng vai trò then chốt và có thể ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đưa ra quyết định này:

  • Nắm bắt xu hướng và tiềm năng thị trường
  • Phân tích sở thích và kinh nghiệm cá nhân
  • Đánh giá khả năng tài chính và kỹ năng quản lý
  • So sánh và đánh giá các ngành nghề
  • Cân nhắc mục đích và hướng đi kinh doanh
  • Mở rộng ngành nghề liên quan
  • Tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy

1.2. Chọn loại hình doanh nghiệp

Chọn loại hình doanh nghiệp
Chọn loại hình doanh nghiệp

Trong thực tế mỗi loại hình điều có mỗi đặc điểm khác nhau, điều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Do nó, việc nên chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: mục tiêu kinh doanh, quy mô kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và tài chính doanh nghiệp. Sau đây,  AZTAX sẽ đưa ra các loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:

  • Công ty cổ phần: Đây là dạng doanh nghiệp có từ 03 người hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê hoặc chỉ định người đại diện theo quy định pháp luật). Điểm đặc biệt của công ty này là không hạn chế số lượng cổ đông, do đó có khả năng tận dụng cơ hội phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ mà cổ đông đã góp.
  • Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên: Đây là dạng công ty có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Số lượng thành viên cụ thể có thể được xác định để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi vốn ban đầu đã đóng góp.
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Dạng công ty này do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu có thể thuê hoặc chỉ định người đại diện theo quy định pháp luật. Công ty này chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đầu tư ban đầu.
  • Công ty hợp danh: Đây là loại hình công ty ít phổ biến nhất với hạn chế chính là chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của các cổ đông.
  • Công ty tư nhân: Đây là dạng công ty tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân của chủ sở hữu.

1.3. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay tự đầu tư

Cổ đông hoặc thành viên đóng góp vốn không chỉ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại, phát triển hay giải thể của một doanh nghiệp mà còn là những nhân tố quyết định về thành công hoặc thất bại của công ty đó. Một mô hình lý tưởng là hợp tác chặt chẽ với các đối tác hoặc cổ đông khác có cùng hướng đi và mục tiêu vì điều này sẽ định hình được hướng phát triển của công ty và tạo ra cơ hội cho sự thành công. Tuy nhiên, trước khi quyết định hợp tác hoặc khởi nghiệp cùng nhau việc xem xét kỹ lưỡng và đánh giá mọi khía cạnh là điều cần thiết để đảm bảo rằng quyết định đó là đúng đắn và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

1.4. Xác định vốn điều lệ

Xác định vốn điều lệ
Xác định vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đây là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Trong quá trình xác định vốn điều lệ doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau:

  • Vốn ban đầu là số vốn mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp hoặc phải góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong điều lệ thành lập công ty.
  • Góp vốn là hành động tặng cho tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của công ty.
  • Vốn góp là phần vốn mà các chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu công ty đóng góp vào vốn ban đầu.
  • Doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài dựa trên vốn đăng ký ban đầu.

1.5. Đặt tên công ty

Đặt tên công ty
Đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý 06 điều sau:

  • Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Địa điểm gắn tên doanh nghiệp.
  • Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  • Lưu ý một số điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp.
  • Lưu ý về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

1.6. Chọn địa chỉ trụ sở

Khi chọn địa chỉ trụ sở công ty, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Trụ sở chính cần phải có địa chỉ duy nhất, định rõ, ổn định và bền vững.
  • Không được phép đặt trụ sở chính của công ty tại căn hộ chung cư hoặc khu nhà tập thể.
  • Địa chỉ phải đáp ứng các tiêu chí kinh doanh cần thiết.

1.7. Chọn người đại diện pháp lý

Dưới đây là những điều bạn cần biết về người đại diện theo pháp luật trước khi thành lập doanh nghiệp:

  • Các vị trí chính thức được pháp luật công nhận là: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần phải có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp người này vắng mặt ở Việt Nam quá 30 ngày cần phải có văn bản ủy quyền cho một người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ công ty.
  • Nếu người đại diện là người nước ngoài kể cả người Việt Nam định cư tại Việt Nam họ cũng cần phải có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.

2. Các lưu ý khi làm việc với cơ quan nhà nước

Các lưu ý khi làm việc với cơ quan nhà nước
Các lưu ý khi làm việc với cơ quan nhà nước

2.1 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh

  • Cơ quan sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
  • Công an địa phương.
  • Cơ quan thuế có thẩm quyền nơi công ty đặt trụ sở đăng ký.
  • Ngân hàng đã mở tài khoản cho doanh nghiệp.
  • Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ là từ 3 đến 5 ngày làm việc không kể ngày nghỉ, ngày lễ và các ngày nghỉ cuối năm, tết.

2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký công ty cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tuân thủ theo mẫu quy định).
  • Điều lệ công ty được trình bày chi tiết và rõ ràng.
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông tham gia góp vốn.
  • Bản sao hợp lệ của giấy tờ tùy thân của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn.
  • Giấy tờ bổ sung nếu các thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có, đặc biệt là đối với các tổ chức có yếu tố vốn góp từ nước ngoài.
  • Văn bản uỷ quyền cụ thể cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Các văn bản phụ khác liên quan đến ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là những ngành nghề có điều kiện và yêu cầu bổ sung.

2.3. Quy trình thành lập công ty

Quy trình thành lập công ty
Quy trình thành lập công ty

Gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thu thập và chuẩn bị đầy đủ thông tin để tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Giai đoạn 2: Tạo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty sau đó nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
  • Giai đoạn 3: Thực hiện quy trình nộp hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp.

2.4. Thời gian trả kết quả thành lập công ty

  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh: 3 đến 5 ngày làm việc.
  • Xin khắc dấu và cung cấp mẫu dấu cho công ty: 2 ngày làm việc.
  • Thực hiện thủ tục khai thuế: 10 đến 20 ngày làm việc.

3. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại AZTAX

Dịch vụ thành lập công ty toàn diện của AZTAX được tạo ra để giải quyết mọi thách thức mà cá nhân và tổ chức gặp phải trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký con dấu cũng như các thủ tục khác. Mục tiêu của chúng tôi là đem lại sự tiện lợi tuyệt đối cho các doanh nghiệp khi họ bước vào thị trường kinh doanh. Với đội ngũ chuyên nghiệp AZTAX tự hào là đối tác tin cậy, cung cấp dịch vụ thành lập công ty với chi phí hợp lý nhất và thời gian xử lý nhanh chóng nhất tại Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Aztax
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Aztax

Đăng ký thành lập công ty trọn gói tại AZTAX không chỉ dễ dàng mà còn mang lại sự thuận tiện tuyệt đối cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết giúp quý khách hoàn thành mọi thủ tục đúng đắn theo quy định của pháp luật từ đó chuẩn bị cho việc khởi đầu kinh doanh một cách suôn sẻ. Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại AZTAX:

Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại AZTAX

 

Loại Hình Công Ty Phí Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần 1.400.000 Vnd
Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1.200.000 Vnd
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh 1.500.000 Vnd
Dịch vụ thành lập chi nhánh 1.500.000 Vnd
Dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện 1.500.000 Vnd
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh 1.500.000 Vnd

*Thời gian thực hiện từ 3 đến 5 ngày.

*Chi phí dịch vụ thành lập công ty trên có thể thay đổi tùy trường hợp hồ sơ và khu vực cụ thể.

AZTAX cam kết cung cấp một dịch vụ hoàn hảo từ A đến Z cho quá trình thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi không chỉ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục một cách hoàn chỉnh từ đầu đến cuối mà còn đảm bảo sự thuận tiện, tiết kiệm và an toàn. Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và với dịch vụ đăng ký thành lập công ty của chúng tôi bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua HOTLINE: 0932.383.089 để nhận báo giá ngay hôm nay.

4. Sau khi mở công ty cần làm những gì?

Sau khi mở công ty cần làm gì?
Sau khi mở công ty cần làm gì?

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần làm 9 việc sau:

  •  Khắc con dấu pháp nhân.
  • Treo biển hiệu công ty.
  • Mua chữ ký số.
  • Mở tài khoản ngân hàng.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
  • Kê khai lệ phí môn bài.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Bổ sung các điều kiện kinh doanh khác (chứng chỉ, vốn, giấy phép con…).

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để mở công ty?

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào hình thức bạn kinh doanh để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề được tiếp xúc với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau AZTAX nhận thấy loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay vì những ưu điểm vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

4.2. Để mở công ty cần học ngành nào?

Theo AZTAX, việc thành lập một công ty không phụ thuộc vào ngành mà người muốn thành lập đang học. Không nhất thiết phải là những ngành như Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế,…Ví dụ như bạn đam mê về thời trang cũng có thể mở cho mình một công ty thời trang chẳng hạn. Tuy nhiên, việc mở một công ty đòi hỏi bạn phải am hiểu về Luật cũng như cách vận hành công ty cùng nhiều yếu tố khác. Bạn cũng có thể liên hệ AZTAX để hỗ trợ tư vấn bạn về việc mở công ty hoàn toàn miễn phí nhé!

4.3. Để kinh doanh thành công, cần học những kỹ năng gì?

10 kỹ năng cần có để thành công trong kinh doanh:

  • Khả năng tập trung.
  • Biết lập kế hoạch.
  • Có khả năng lãnh đạo.
  • Luôn có tinh thần học hỏi.
  • Luôn biết tôn trọng.
  • Phân tích và đánh giá.
  • Khả năng truyền cảm hứng.
  • Luôn biết ơn những người cùng đồng hành.

Khi đã quyết định thành lập một công ty, việc hiểu và áp dụng những nguyên tắc cơ bản là vô cùng quan trọng. Điều quan trọng là không ngừng học hỏi, linh hoạt và kiên trì trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Trên đây, AZTAX đã chia sẻ đến bạn Những điều cần biết khi mở công ty. Trong quá trình thành lập công ty nếu còn băn khoan về điều gì hãy nhanh tay liên hệ AZTAX theo HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đánh giá post
Đánh giá post