}

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài an toàn mà mới nhất 2024

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài được nhiều người quan tâm, bởi lẻ nhiều cá nhân tổ chưc hiện nay tại Việt Nam đang có nhu cần mở rộng thị trường bằng cách đầu tư nước ngoài. Vậy thủ tục đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Bài viết này hy vọng mang lại những thông tin hữu ích về vấn đề trên. Mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tham khảo bài viết này!

Nội Dung Bài Viết

1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài từ góc độ Việt Nam là nước xuất khẩu tư bản. Có thể hiểu là đem vốn và tài sản để đầu tư sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm mục đích lợi nhuận. Các loại nguồn vốn từ Việt Nam sang các nước tiếp nhận đầu tư có thể là vốn chứng khoán, vốn vay nội bộ, vốn từ tái đầu tư hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên …

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 68/2014/QH13 quy định về các hình thức đầu tư nước ngoài. Cụ thể quy định như sau:

Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Như vậy, có nhiều hình thức đầu tư ra nước ngoài, việc lựa chọn hình thức đầu tư cụ thể sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và chiến lược của người đầu tư, bao gồm:

  • Mua lại cổ phần hoặc tài sản,
  • Thành lập chi nhánh hoặc công ty con
  • Đầu tư vào dự án mới, hợp tác chiến lược,
  • Mua sắm trực tiếp
  • Đầu tư vào chứng khoán và tài sản tài chính.

2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị thông tin đầu tư tại nước ngoài

Để bắt đầu hành trình đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện bước đầu tiên, đó là chuẩn bị hồ sơ đầu tư. Hồ sơ này sẽ bao gồm các thông tin quan trọng như:

  • Tên của dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài.
  • Địa điểm thực hiện dự án.
  • Ngành nghề kinh doanh tại nước ngoài.
  • Thông tin về đối tác tại nước ngoài.
  • Thông tin về vốn đầu tư ra nước ngoài.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục và cách chuẩn bị hồ sơ này, nhà đầu tư có thể liên hệ với cơ quan cấp phép kinh doanh tại nước ngoài hoặc tìm đến các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm, như AZTAX, để được hỗ trợ nhé!

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Sau khi chuẩn bị thông  tin, nhà đầu tư sẽ tiến hành đăng ký đầu tư ra nước ngoài và xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ này bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.(Theo mẫu, bản chính)
  2. Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư (Bản chứng thực).
  • Cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân (CMND), thẻ căn cước (CCCD) hoặc hộ chiếu.
  • Tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).
  1. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (Bản chứng thực):
  • Bản chứng thực xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
  • Bản chứng thực báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là pháp nhân
  1. Bản chứng thực cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư là một điều kiện quan trọng (Bản chứng thực).
  2. Bản chứng thực văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư (Bản chứng thực).
  3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài (Bản chính).
  4. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư cần nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, và Luật kinh doanh bảo hiểm (Bản chứng thực).
  5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại nước ngoài (nếu có)
  6. Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ giùm (Bản chứng thực).

Quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho từng trường hợp cụ thể:

  • Trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Nếu số vốn đầu tư bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài đạt tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và cung cấp ý kiến về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của họ.
  • Đối với các dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong vòng 05 ngày. Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định trong 90 ngày, sau đó Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội trong 60 ngày.

Bước 4: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên để đầu tư ra nước ngoài

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư sẽ tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng việc chuyển vốn và giao dịch tài chính liên quan đến dự án đầu tư diễn ra trơn tru.

Hồ sơ đăng ký này sẽ bao gồm:

  1. Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
  3. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt về văn bản chấp thuận, Giấy phép kinh doanh, hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
  4. Bản chính văn bản xác nhận từ tổ chức tín dụng về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư, bao gồm số tài khoản và loại ngoại tệ.
  5. Bản chính văn bản xác nhận từ tổ chức tín dụng về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  6. Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam (VND) đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Bước 5: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư sẽ thực hiện việc chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ đã được đăng ký trong hồ sơ. Trong trường hợp có sự thay đổi về tiến độ chuyển vốn, nhà đầu tư phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình này đảm bảo rằng vốn đầu tư được chuyển ra nước ngoài một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định của nước tiếp nhận đầu tư.

Bước 6: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Sau khi đã có Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư sẽ đăng ký để được cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Việc này giúp cơ quan quản lý theo dõi và đảm bảo rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thực hiện đúng quy định và có hiệu quả.

Xem thêm: Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

3. Quy trình thủ tục đầu tư ra nước ngoài cho những dự án được Quốc Hội và Thủ Tướng phê duyệt.

Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  2. a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  3. b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  4. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  5. a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  6. b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
  7. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

3.1 Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho những dự án được Quốc Hội phê duyệt

Theo Luật Đầu tư năm 2020, quá trình chấp thuận dự án đầu tư có các bước sau:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gồm thông tin như đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tư cách pháp lý, và chi tiết về dự án.
  • Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu thập ý kiến từ cơ quan nhà nước liên quan trong 15 ngày.
  • Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trong vòng 90 ngày, đánh giá điều kiện đầu tư, tư cách pháp lý, và khả năng thực hiện dự án.
  • Bước 4: Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài cho Quốc hội trước 60 ngày trước khi Quốc hội khai mạc kỳ họp.
  • Bước 5: Quốc hội xem xét và thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, vốn đầu tư ra nước ngoài, cơ chế hỗ trợ đầu tư, và điều kiện áp dụng (nếu có).

Hồ sơ đầu tư cần bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
  3. Đề xuất dự án đầu tư với các thông tin quan trọng sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; ước tính vốn đầu tư ban đầu, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; kế hoạch thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); đánh giá sơ bộ hiệu quả đầu tư.
  4. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, bao gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, hoặc tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính.
  5. Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư từ tổ chức tín dụng được phép.
  6. Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật.
  7. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật, nhà đầu tư cần nộp các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

3.2 Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho những dự án được Thủ Tướng phê duyệt

Theo Luật Đầu tư, quy trình chấp thuận dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định như sau:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ đến các cơ quan nhà nước liên quan để thu thập ý kiến trong vòng 15 ngày.
  • Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 30 ngày. Báo cáo thẩm định sẽ tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đầu tư.
  • Bước 3: Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định việc chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài dựa trên nội dung quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật Đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  2. Bản sao chứng minh nhân dân (CMND), thẻ căn cước (CCCD) hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. bản sao của Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  3. Đề xuất dự án đầu tư.
  4. Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  5. Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc các văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư.
  6. Quyết định đầu tư ra nước ngoài.

3. Điều kiện để đầu tư ra nước ngoài

Để đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp cần tuân thủ một số điều kiện quan trọng sau đây:

  • Mục đích đầu tư: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu đầu tư, như khai thác thị trường mới, tăng cường xuất khẩu, tiếp cận công nghệ mới, hay phát triển năng lực quản trị và tài chính.
  • Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo tuân thủ hoàn toàn các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, phải tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan.
  • Trách nhiệm kết quả của mình: Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm đối với kết quả của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Lĩnh vực đầu tư: Lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp và không bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu lĩnh vực đầu tư yêu cầu, cần tuân theo các điều kiện cụ thể áp dụng.
  • Cam kết ngoại tệ: Doanh nghiệp cần cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc tuân thủ các quy định về việc thu xếp ngoại tệ.
  • Quyết định đầu tư: Cần có quyết định đầu tư ra nước ngoài từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Nghĩa vụ thuế: Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế từ cơ quan thuế.

Các điều kiện này có thể thay đổi tùy theo quy định của pháp luật và từng trường hợp đầu tư cụ thể. Việc tuân thủ các quy định này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

4. Vai trò của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Vai trò của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
Vai trò của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho các công ty và cá nhân, bao gồm đa dạng hóa rủi ro, tận dụng cơ hội tại các thị trường mới, tối ưu hóa nguồn lực và công nghệ, và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu.

Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tạo cơ hội nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ, và thúc đẩy phát triển kinh tế. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đóng góp vào sự cạnh tranh, tạo việc làm, và hỗ trợ phát triển địa phương. Đồng thời cũng thúc đẩy quan hệ quốc tế và góp phần vào nguồn thuế cho chính phủ.

4.2 . Về việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư cần thoả mãn những điều kiện sau để được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài:

  • Đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường, và các hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
  • Hoạt động đầu tư đã nhận được sự chấp thuận hoặc cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có các tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
  • Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc quản lý ngoại hối.

Mọi giao dịch chuyển tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư như nêu trên, theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

4.3 Về việc chuyển lợi nhuận về nước

Theo Luật Đầu tư 2020, việc chuyển lợi nhuận về nước được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư cần chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận ở nước ngoài để tái đầu tư theo Điều 67 Luật Đầu tư 2020.
  • Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện việc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam trong thời hạn 6 tháng như nêu trên, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:
    • Nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông báo trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế).
    • Sau khi thông báo, nhà đầu tư có thể kéo dài thời hạn chuyển lợi nhuận về Việt Nam nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế.
  • Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện các quy định như nêu trên, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Đối tượng nào được phép và khồn được phép đầu tư ra nước ngoài?

5.1 Đối tượng nào được phép đầu tư ra nước ngoài?

Dựa theo Điều 68 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, một quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể như sau:

Điều 68. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.

3. Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.

6. Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, Căn cứ vào Điều 68 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thì các đối tượng sau được quyên đầu tư ra nước ngoài:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của cả Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
  • Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã phải tuân thủ mọi quy định của Luật Hợp tác xã trong quá trình thành lập và hoạt động.
  • Tổ chức tín dụng cần phải hoạt động theo quy định được đề ra trong Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các cá nhân mang quốc tịch Việt Nam có thể tham gia, trừ khi có những trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 của Điều 17 trong Luật Doanh nghiệp.
  • Đối với các tổ chức khác, họ cũng cần tuân thủ các quy định được đề ra trong pháp luật Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

5.1 Đối tượng nào không được phép đầu tư ra nước ngoài?

Như đã nêu phía trên tại khoản 5 Điều 68 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định cá nhân mang quốc tịch Việt Nam được quyền đầu tư ra nước ngoài, Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp cụ thể:

Khoản 2 Điều 17, Luật Doanh Nghiệp về Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

6. Các doanh nghiệp việt nam đầu tư ra nước ngoài

Các nhà đầu tư Việt Nam đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài trong 11 ngành khác nhau. Đáng chú ý, lĩnh vực thông tin và truyền thông đứng đầu với 3 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đã vượt qua con số 105,4 triệu USD, chiếm tỷ lệ lớn là 88,2% trong tổng vốn đầu tư đăng ký ra nước ngoài.

Việt Nam đã thực hiện đầu tư tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong số đó, Singapore đứng đầu với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 105,5 triệu USD, chiếm tỷ lệ lớn là 88,3% trong tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Israel, Campuchia, Úc, Thái Lan, Lào…

Các doanh nghiệp việt nam đầu tư ra nước ngoài
Các doanh nghiệp việt nam đầu tư ra nước ngoài

Cho đến ngày 20-3-2023, Việt Nam đã thực hiện tổng cộng 1.625 dự án đầu tư ra nước ngoài vẫn còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư của Việt Nam gần 21,9 tỉ USD. Trong đó, có 141 dự án do các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài là gần 11,67 tỉ USD, chiếm tỷ lệ 53,3% trong tổng vốn đầu tư của cả nước.

Việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào một số ngành quan trọng. Lĩnh vực khai khoáng chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 31,8%, và nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng đóng góp 15,7% tỷ trọng. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển và mở rộng nguồn tài nguyên và nông nghiệp của họ trên trường quốc tế.

Các địa điểm mà Việt Nam chọn để đầu tư ra nước ngoài bao gồm Lào (chiếm 24,5%), Campuchia (13,5%), và Venezuela (8,3%)… Đây là những điểm nổi bật nơi mà Việt Nam đã tập trung đầu tư một cách hiệu quả.

Lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là các khoản đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, là nguồn tài trợ quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn, và đứng đầu về tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài. Khai khoáng cùng với nông lâm nghiệp và thủy sản tạo nên gần một nửa tỷ trọng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, đánh dấu một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư toàn cầu của Việt Nam. Ngoài ra các nhà đầu tư cần phải nắm vững về các quy định thủ tục thành lập công ty để có thể đưa doanh nghiệp vào hoạt động.

7. Các câu hỏi liên quan thủ tục đầu tư ra nước ngoài

7.1. Cá nhân có thể xin giấy phép được không?

Cá nhân có thể xin giấy phép đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp sau đây theo Điều 68 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

7.2. Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại đâu?

Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7.3 Chậm thực hiện góp vốn đầu tư nước ngoài có sao không?

Trong trường hợp nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhưng lại không thực hiện đúng tiến độ góp vốn ra nước ngoài, thì cần phải tiến hành thủ tục cập nhật trên Hệ thống Thông tin Quốc gia về Đầu tư.

Đầu tư ra nước ngoài là một quá trình có nhiều thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, những điều kiện và thủ tục này rất cần thiết để đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư. Trước khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan, xác định rõ ràng mục đích và phương thức đầu tư.

7.4 Ngôn ngữ của hồ sơ đầu tư ra nước ngoài là gì?

Trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, tất cả hồ sơ, văn bản, và báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước đều phải sử dụng tiếng Việt.

Trường hợp hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư chứa tài liệu bằng tiếng nước ngoài, nhà đầu tư cần kèm theo bản dịch tiếng Việt của tài liệu này.

Nếu giấy tờ và tài liệu trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư được làm bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản tiếng Việt sẽ được sử dụng để thực hiện thủ tục đầu tư.

Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác biệt giữa nội dung bản dịch hoặc bản sao và bản gốc, cũng như trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt và bản tiếng nước ngoài.

7.5 Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là gì?

Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm các loại sau:

  • Ngoại tệ.
  • Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, mà Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận hoặc hiệp định song phương hoặc đa phương, quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán và chuyển tiền.

7.6 Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại đâu?

Nhà đầu tư cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Trước khi chuyển vốn ra nước ngoài, nhà đầu tư (không phải tổ chức tín dụng) nộp hồ sơ cho Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố nơi có hộ khẩu/trụ sở của nhà đầu tư để đăng ký chuyển vốn.

Như vậy, thủ tục đầu tư ra nước ngoài và những vấn đề liên quan đã được AZTAX cập nhập trong bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ góp phần mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về vấn đề trên. AZTAX tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tại TP Hồ Chí Minh

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty du lịch quốc tế

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty ở Singapore

Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon