Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [2023]

thanh lạp doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai tai Viet Nam

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức kinh doanh được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài giúp doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bài viết hôm nay hãy cùng AZTAX tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư số hiệu 61/2020/QH14 ban hành năm 2020 quy định:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, theo định nghĩa trên có thể hiểu đơn giản rằng doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của cá nhân nước ngoài góp là bao nhiêu. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam được nhà đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập.

Tại Luật Doanh nghiệp số hiệu 59/2020/QH14 ban hành năm 2020 cũng quy định, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% hoặc nhà đầu tư góp một phần vốn vào tổ chức doanh nghiệp được hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Bên cạnh những quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với những giao ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và dự án đầu tư áp dụng riêng cho đầu tư nước ngoài trong trường hợp đầu tư có điều kiện, các quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước, về thủ tục đầu tư, về thành phần hồ sơ dự án đầu tư và quy định địa điểm làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.

2. Điều kiện về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

dieu kien thanh lap cong ty co von dau tu nuoc ngoai tai Viet Nam là gì
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cần tránh kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề cấm đầu tư bao gồm:

– Đầu tư các dự án gây tổn hại đến chủ quyền an ninh quốc gia và lợi ích công

– Đầu tư các dự án gây tổn hại đến di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, thuần phong mỹ tục Việt Nam

– Đầu tư các dự án gây phương hại đến sức khoẻ nhân dân, gây huỷ hoại cảnh quan, tàn phá di tích

– Đầu tư các dự án xử lý chất thải nguy hại chuyển từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc các chất khác bị cấm theo điều ước quốc tế

– Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại Việt Nam cần phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc chấp thuận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần thì được sở hữu số vốn điều lệ không hạn chế, ngoại trừ:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty cổ phần, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần được chuyển sở hữu theo hình thức cổ phần thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước

– Ngoài hai trường hợp trên nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan và công ước mà Việt Nam là thành viên.

3. Đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

doi tuong du dieu kien dang ky thanh lap doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai tại Viet Nam
Đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư số hiệu 61/2020/QH14 quy định về đối tượng thành lập doanh nghiệp FDI như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Do đó, doanh nghiệp FDI có thể do cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài được phép thành lập đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Nếu đối tượng đăng ký kinh doanh là người Việt Nam, phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp số hiệu 59/2020/QH14. Theo đó, đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp thuộc cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước; sĩ quan quân đội; người chưa đủ 18 tuổi, không đủ năng lực hành vi dân sự; người đang tham gia tố tụng hình sự; đối tượng kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực bị cấm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự.

4. Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

quy trinh cá buoc thanh lap cong ty co von dau tu nuoc ngoai tai Viet Nam
Quy trình thành lập công ty có vốn đâu tư nước ngoài

Quy trình 4 bước thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

a) Đối với nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu 

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án kinh doanh tại Việt Nam

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Công khai thông tin thành lập công ty

Bước 4: Khắc con dấu công ty

b) Đối với nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký góp vốn; mua cổ phần

Bước 2: Thay đổi bộ máy nhân sự

Bước 3: Thay đổi về người đại diện nhân sự

Bước 4: Kê khai, nộp hồ sơ đề xuất mua bán cổ phần.

Ngoài ra, sau khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu trong quá trình hoạt động có sự thay đổi, bổ sung các nội dung liên quan thì phải thực hiện thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.

5. Câu hỏi thường gặp

1. Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư; được trang bị các máy móc thiết bị công nghệ cao; tiếp thu được công nghệ của các nước tiên tiến, giúp đem đến giá trị kinh tế cao.

Doanh nghiệp trong nước có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm được áp lực về mặt tài chính, khi có những nhà đầu tư nước ngoài cùng chia sẻ rủi ro để phòng tình huống xấu nhất dẫn đến phá sản.

Doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, làm cầu nối thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với thế giới. Ngoài ra tạo cơ hội lớn để hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp được giới thiệu trên thị trường của những nước phát triển.

2. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài có các hình thức nào?

Có 2 hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

– Thành lập công ty FDI theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu. Theo quy định nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay sau khi đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam. Theo quy định, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể góp từ 1% đến 100% vốn điều lệ của công ty, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động.

– Thành lập công ty FDI theo hình thức góp vốn, mua cổ phần. Với loại hình này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuỳ vào ngành nghề kinh doanh nhà đầu tư sẽ góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện giao dịch mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn sở hữu nước ngoài.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có trụ sở đặt tại Việt Nam, được thành lập và chịu trách nhiệm bởi pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp có trụ sở đặt tại nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật nước ngoài.

Trên đây là các thông tin cơ bản về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiAZTAX muốn mang đến. Hy vọng bài viết này cung cấp Quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn nào về việc thành lập doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post