Thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật

thanh lap doanh nghiep xa hoi theo quy dinh phap luat tai Viet Nam

Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập thực hiện như thế nào? Lợi ích của loại hình doanh nghiệp xã hội? Bài viết hôm nay AZTAX mang đến những thông tin mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi thành lập doanh nghiệp xã hội.

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

doanh nghiep xa hoi la gi
Doanh nghiệp xã hội là gì?

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa rõ ràng về khái niệm doanh nghiệp xã hội. Căn cứ tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp số hiệu 59/2020/QH14 có nêu những tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội.

Theo đó, có thể hiểu doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký và thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường vì lợi ích của cộng đồng. Mỗi năm doanh nghiệp này trích ít nhất 51% lợi nhuận sau thuế nhằm phát triển các dự án tái đầu tư vì mục đích xã hội, môi trường.

Doanh nghiệp xã hội cũng giống các loại hình doanh nghiệp khác vì đều được tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Điều khác biệt của doanh nghiệp xã hội là được thành lập để giải quyết các vấn đề của xã hội như ô nhiễm, bảo vệ quyền trẻ em, nạn đói,…

3 loại hình doanh nghiệp xã hội hiện nay ở Việt Nam 

Doanh nghiệp phi lợi nhuận

– Hoạt động dưới tư cách các tổ chức phi chính phủ (NGO).

– Nguồn vốn hoạt động của chính đến từ việc huy động những cá nhân, tổ chức có mong muốn đóng góp cho xã hội; thông qua việc tạo ra những chương trình, dự án và những hoạt động thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.

Doanh nghiệp không vì lợi nhuận

– Hoạt động theo mô hình như những tổ chức từ thiện và hoàn toàn không có mục đích vì lợi nhuận.

– Đặc biệt, đây là những doanh nghiệp có các doanh nhân, nhà đầu tư đã có nguồn vốn và tiềm lực tài chính tại một số doanh nghiệp mà họ sở hữu hoặc là thành viên, cổ đông

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

Doanh nghiệp phải tìm kiếm và tận dụng những cơ hội kinh doanh để có thể tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối cùng là tái đầu tư cho những dự án bảo vệ môi trường và xã hội.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Để thành lập doanh nghiệp xã hội cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản về thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

nhung dieu kien khi thanh lap doanh nghiep xa hoi tai Viet Nam
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

2.1 Điều kiện về đối tượng thành lập doanh nghiệp xã hội 

Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

– Đối tượng thành lập doanh nghiệp đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Người thành lập không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

2.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên các ngành nghề đó phải có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.

Đối với các ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện của ngành nghề theo quy định của Chính phủ.

2.3 Điều kiện về quy cách đặt tên 

Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 tên của doanh nghiệp xã hội phải bảo đảm hai thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng

Tên doanh nghiệp phải được đặt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc in trên tất cả giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp cung cấp.

Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

2.4 Điều kiện về vốn điều lệ 

Tuỳ theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính của mình.

Trong thời hạn 90 ngày, doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn đầy đủ theo đúng giá trị tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không kể thời gian chuyển nhượng tài sản góp vốn và các thủ tục hành chính về chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trường hợp quá 90 ngày kể từ thời điểm thỏa thuận góp vốn, khi không đạt số vốn thực góp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ.

2.5 Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên hệ được xác định theo địa giới hành chính và phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam.

Không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng kinh doanh) hoặc nhà tập thể.

3. Những lợi ích và khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội

3.1 Lợi ích của loại hình doanh nghiệp xã hội 

loi ich cua doanh nghiep xa hoi
Lợi ích của loại hình doanh nghiệp xã hội

Chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp xã hội được được xem xét, tạo điều kiện và hỗ trợ trong quá trình xin giấy phép, chứng chỉ và các chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp xã hội được nhận nhiều ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực ngành nghề sẽ có chính sách ưu đãi thuế khác nhau.

Doanh nghiệp xã hội được huy động và tài trợ với nhiều hình thức bởi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác trong và ngoài nước để trang trải chi phí quản lý và chi phí hoạt động.

3.2 Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội

nhung kho khan khi thanh lap doanh nghiep xa hoi
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội không được sử dụng bất kỳ khoản tài trợ huy động được vào mục đích khác ngoài mục đích vì cộng đồng, xã hội và môi trường mà doanh nghiệp đã cam kết. Bên cạnh các doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục đích lành mạnh ra thì cũng có một số các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động của doanh nghiệp xã hội để tạo dựng lòng tin và vận động tài trợ nhằm phục vụ cho các lợi ích cá nhân.

Các quy định pháp luật liên quan về doanh nghiệp xã hội hiện nay còn ít và thiếu chi tiết. Nên doanh nghiệp muốn thành lập hay chuyển qua mô hình kinh doanh này sẽ gặp nhiều khó khăn để điều hành doanh nghiệp và cân bằng giữa mục đích xã hội và hoạt động kinh doanh.

Khả năng tiếp cận và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cũng hạn chế. Vì đa số doanh nghiệp xã hội được thành lập mục đích hoạt động vì xã hội nên vốn đầu tư ban đầu chủ yếu là các cá nhân, thành viên tự nguyện góp với quy mô nhỏ.  Bên cạnh đó, đặc thù hoạt động kinh doanh không có lãi do đó không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội về cơ bản cũng giống với các loại hình doanh nghiệp khác. Điểm khác biệt duy nhất là trong phần cam kết phải ghi rõ mô hình doanh nghiệp hoạt động theo doanh nghiệp xã hội với các mục tiêu cụ thể như đã đăng ký với cơ quan chức năng khi đăng ký kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

ho so thu tuc thanh lap doanh nghiep xa hoi
Hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội;

Điều lệ doanh nghiệp xã hội;

Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn;

Cam kết thực hiện vì lợi ích xã hội, môi trường;

Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của từng thành viên hoặc cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);

Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (nếu có).

Nộp hồ sơ: Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký online tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/ qua tài khoản đăng ký kinh doanh hay chữ ký số công cộng.

Thời gian xử lý: Từ 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết quả nhận được: Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh đăng tải cam kết thực hiện mục tiêu vì xã hội và môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do cùng các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

5. Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp xã hội

Để hạn chế những rủi ro pháp lý, sau khi thành lập doanh nghiệp nên hoàn tất những thủ tục sau:

– Khắc dấu và công bố con dấu doanh nghiệp

– Đăng ký tài khoản ngân hàng

– Mua hoá đơn

– Nộp thuế, lệ phí môn bài theo luật định

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Quy cách đặt tên của doanh nghiệp xã hội?

Tên được đặt theo quy định tại Điều 38, 39,40 và 42 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên của doanh nghiệp.

6.2 Doanh nghiệp xã hội được nhận viện trợ từ những nguồn nào?

Viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài; nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

6.3 Doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Doanh nghiệp xã hội được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và vì lợi ích cộng đồng.

Mỗi năm trích 51% tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhằm sử dụng cho các dự án tái đầu tư như mục tiêu đã đăng ký.

Trên đây, AZTAX đã mang đến những thông tin cơ bản khi “thành lập doanh nghiệp xã hội”. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích với Quý độc giả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập doanh nghiệp xã hội nói riêng, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post