Thang lương là một khái niệm quan trọng trong việc quản lý và xác định mức lương của từng cá nhân trong môi trường làm việc. Vậy hệ thống thang bảng lương được quy định như thế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu về mẫu thang, bảng lương mới nhất năm 2023 qua bài viết bên dưới.
1. Thang lương là gì?

Thang lương là một hệ thống các nhóm lương (ngạch lương) và bậc lương (hệ số lương). Thang lương được quy định sẵn, dùng làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện tính công bằng, minh bạch.
Xem thêm: Cách làm bảng lương
2. Mẫu thang, bảng lương mới nhất năm 2023
Khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Mặc khác, cần xem xét kỹ khi việc xây dựng hệ thống này nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.
Đồng thời, đănggiúp
doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường lao động đang khó khăn, và thay đổi liên tục. Dưới đây mà mẫu thang bảng lương AZTAX cung cấp nhằm mục đích tham khảo:

Xem thêm: Công văn đăng ký thang bảng lương
3. Hồ sơ xây dựng thang, bảng lương

Hồ sơ xây dựng hệ thống thang bảng lương là tài liệu rất cần thiết, bắt buộc phải có trong quá trình thiết lập và quản lý hệ thống trả lương của doanh nghiệp. Hồ sơ này bao gồm các thông tin, quy định và quy trình liên quan đến việc xây dựng, áp dụng và duy trì thang bảng lương. Hồ sơ xây dựng hệ thống thang bảng lương sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Hệ thống thang, bảng lương;
– Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;
– Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với doanh nghiệp có tổ chức người lao động);
– Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh;
– Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp (nếu có).
4. Thủ tục xây dựng thang, bảng lương

Theo Điều 93 của Bộ Luật Lao động 2019, năm 2023 doanh nghiệp không còn phải đăng ký thang bảng lương tới Phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng thang bảng lương theo các bước sau:
– Bước 1: Xây dựng thang, bảng lương
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng thang, bảng lương. Trong quá trình này, doanh nghiệp phải cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (mức lương tối thiểu vùng có thể thay đổi theo từng năm).
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) |
Vùng I | 4.680.000 |
Vùng II | 4.160.000 |
Vùng III | 3.640.000 |
Vùng IV | 3.250.000 |
– Bước 2: Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động
Tiếp theo, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động, đối với những doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động. Quá trình này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc xây dựng thang, bảng lương.
– Bước 3: Công bố công khai tại nơi làm việc
Sau khi hoàn thành việc xây dựng, doanh nghiệp cần công bố công khai tại nơi làm việc. Việc công bố này cần được thực hiện trước khi áp dụng vào thực tế. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và tạo sự tin tưởng cho người lao động.
Tuy không cần đăng ký với cơ quan chức năng, doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định và yêu cầu về xây dựng, tham khảo ý kiến và công bố công khai thang, bảng lương. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình quản lý lương bổng của doanh nghiệp.
5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương?
Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống thang bảng lương để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc trả lương theo năng lực của người lao động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong việc thương lượng trả lương với người lao động.
Điều này còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động của doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp quản lý chi phí lương một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc công bằng và đáng tin cậy.
5.2 Thang bảng lương có cần điều chỉnh không?
Những quy định của pháp luật lao động và một số luật liên quan không đưa ra bất kỳ quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi thang, bảng lương khi mức lương tối thiểu vùng thay đổi.
Nhưng khi căn cứ Khoản 5 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 của Quốc hội, khi mức lương tối thiểu vùng thay đổi thì:
- Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng với mức lương tối thiểu vùng: buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh thang, bảng lương để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng: không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc điều chỉnh thang, bảng lương.
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về thang lương theo quy định mới nhất năm 2023. Nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề này, AZTAX hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống lương bổng hiệu quả.
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế Email: cs@aztax.com.vn Hotline: 0932.383.089 #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp