Xây dựng thang bảng lương là công việc khá phổ biến được thực hiện hằng năng trong công ty. Vậy thang bảng lương có phải đăng ký hàng năm không và trường hợp nào cần phải đăng ký thang bảng lương? Mức phạt khi không xây dựng thang, bảng lương là bao nhiêu? AZTAX sẽ làm rõ qua bài viết bên dưới.
1. Thang bảng lương có cần đăng ký không?
Câu trả lời là có. Doanh nghiệp bắc buộc phải xây dựng thang bảng lương theo quy định của luật, nhưng không cần nộp lên cơ quan chức năng. Chỉ cần tuân thủ như những gì được quy trình tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019.
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Do đó, Người sử dụng lao động cần thiết phải lập thang lương, bảng lương và định mức lao động để sử dụng làm cơ sở cho việc tuyển dụng và quản lý lao động. Mức lương sẽ được thỏa thuận theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và được trả cho người lao động.
2. Trường hợp nào cần phải đăng ký thang, bảng lương?
Theo quy định cũ tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương. Điều này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô, tổ chức và phân công công việc.
Nhưng theo quy định mới tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, doanh nghiệp không cần đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước. Đây là một trong những chính sách mới giúp doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục hành chính. Những quy định cũ liên quan đến việc đăng ký thang, bảng lương không được thêm vào Bộ luật mới này.
Như vậy, theo quy định mới thì doanh nghiệp không cần phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần tự xây dựng thang bảng lương, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương?
Xem thêm: Mẫu thang bảng lương 2024?
2. Thời hạn xây dựng thang, bảng lương
Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương, quá trình xây dựng phải được tiến hành nhanh chóng. Đồng thời, quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương phải bổ biến đến người lao động trước khi áp dụng vào thực tế. Cụ thể:
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. […]
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, quá trình xây dựng thang bảng lương được thực thực hiện ngay khi doanh nghiệp mới thành lập. Điều này giúp người lao động tiếp cận được các thông tin liên quan đến quyền lợi và chế độ mà họ được hưởng. Và khi có sự thay đổi về mức lương, doanh nghiệp phải xây dựng lại thang bảng lương, người lao động cũng cần phải biết đến sự thay đổi này.
Xem thêm: Thang lương bảng lương là gì?
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động
3. Không đăng ký thang bảng lương có bị phạt?
Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu không đăng ký hoặc không xây dựng thang bảng lương. Mức phạt hành chính theo Khoản 10 Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Quá trình xây dựng thang, bảng lương phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Các thay đổi cần được thực hiện một cách phù hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích mới của người lao động.
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động không xây dựng thang, bảng lương sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương nhưng không công công khai tại nơi làm việc trước khi áp dụng thực tế, cũng bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Những khoản phạt này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng thang, bảng lương cho nhân viên. Đồng thời, đảm bảo rằng người sử dụng lao động tuân thủ đúng quy định pháp luật về lương.
Lưu ý, mức phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm, mức phạt hành chính sẽ gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Tức là, doanh nghiệp không xây dựng thang, bảng lương sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Xem thêm: Trả lương cao hơn thang bảng lương có vi phạm quy định?
4. Lưu ý về mức lương tối thiểu khi xây dựng thang bảng lương
Pháp luật không hạn chế số bậc lương tối đa, nhưng yêu cầu tối thiểu là phải xây dựng ít nhất 2 bậc.
Người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ được tăng lên một bậc. Thường thì, các doanh nghiệp hiện nay thường xây dựng từ 5 đến 15 bậc lương.
Mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương ghi nhận ở mỗi bậc là mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Theo quy định của Điều 90 Bộ luật Lao động, mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định.
Dựa trên Điều 3 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu hiện đang áp dụng theo từng vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (VND/Tháng) |
Vùng 1 | 4.680.000 |
Vùng 2 | 4.160.000 |
Vùng 3 | 3.640.000 |
Vùng 4 | 3.250.000 |
Nghị định 38/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01.7.2022) không còn yêu cầu người lao động có bằng cấp hoặc đào tạo nghề phải nhận lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Do đó, không còn nghĩa vụ phải trả lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc các thỏa thuận khác.
Doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương dựa trên tình hình kinh tế của họ.
Trước đó, Nghị định 49/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021) yêu cầu khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề ít nhất là 5%.
AZTAX đã làm rõ về vấn đề thang bảng lương có phải đăng ký hàng năm không và đăng ký trong các trường hợp nào. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi AZTAX để câp nhật thông tin mới nhanh nhất nhé!
5. Các câu hõi thường gặp?
5.1 Doanh nghiệp dưới 10 người có phải đăng ký thang bảng lương không
Theo Điều 1 của Nghị định 121/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương và định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tại địa phương mà cơ sở sản xuất, kinh doanh của họ đặt tại.
5.2 Đăng ký thang bảng lương muộn có bị phạt không?
Câu trả lời là có. Người sử dụng lao động có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Điều này áp dụng khi họ không gửi thang bảng lương, bảng lương và định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.