Nghỉ Tết có được tính lương không luôn là câu hỏi được đại đa số người lao động hiện nay quan tâm đặc biệt là trong dịp tết đến xuân về. Vậy Nhà nước có quy định như thế nào về vấn đề ngày nghỉ Tết có được tính lương không? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!
1. Nghỉ Tết có được tính lương không?
Xem thêm: Ngày nghỉ bù có được tính lương không?
Xem thêm: Nghỉ phép có được tính lương không?
2. Có được ứng lương trước khi nghỉ Tết không?
Nghỉ Tết là dịp mà người lao động mong chờ sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc có thể tạm ứng lương trước kỳ nghỉ này hay không. Dưới đây là một số trường hợp mà người lao động có quyền tạm ứng lương trước khi nghỉ Tết:
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền tạm ứng lương trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Lương theo sản phẩm, khoán: Người lao động có thể tạm ứng lương nếu công việc cần thực hiện kéo dài nhiều tháng (theo khoản 3 Điều 95).
- Thỏa thuận giữa hai bên: Tạm ứng lương có thể được thực hiện theo các điều kiện đã thỏa thuận, không bị tính lãi (theo khoản 1 Điều 101).
- Nghĩa vụ công dân: Người lao động có thể tạm ứng lương nếu thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên (theo khoản 2 Điều 101).
- Nghỉ hằng năm: Người lao động nghỉ hằng năm có quyền tạm ứng một khoản tiền tối thiểu tương đương với tiền lương của những ngày nghỉ (theo khoản 3 Điều 101).
- Tạm đình chỉ công việc: Người lao động cũng có thể tạm ứng lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc để xác minh vụ việc vi phạm kỷ luật (theo khoản 2 Điều 128).
Với các quy định này, người lao động có thể dễ dàng tạm ứng lương trước Tết, nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động và hoàn toàn không phải chịu lãi suất.
Xem thêm: Quy chế lương thưởng và phụ cấp cho người lao động
Xem thêm: Hệ số lương công chức
3. Cách tính lương làm thêm vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025
Điều 98 của Bộ luật Lao động quy định rằng người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, hoặc Tết sẽ được trả lương dựa trên mức lương cơ bản hoặc lương thực tế cho công việc của họ. Cụ thể, mức lương làm thêm vào ngày thường sẽ tối thiểu là 150%, trong khi vào ngày nghỉ hàng tuần, mức này ít nhất là 200%. Nếu làm thêm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ nhận được ít nhất 300% lương, chưa tính lương của ngày làm việc đó.
Ngoài ra, nếu người lao động làm việc vào ban đêm, họ sẽ nhận thêm ít nhất 30% lương so với mức lương bình thường. Đặc biệt, khi làm thêm giờ vào ban đêm trong các kỳ nghỉ lễ, Tết, họ sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 300%, cùng với khoản phụ cấp thêm 20% trên lương cơ bản cho giờ làm việc ban ngày của ngày đó hoặc các ngày nghỉ.
Khi người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết, tiền lương sẽ được tính theo các quy định sau:
- 100%: là mức lương cho ngày làm việc.
- 300%: dành cho ngày Tết Nguyên đán.
Do đó, tổng số lương tối thiểu mà người lao động sẽ nhận được cho một ngày làm việc trong dịp Tết Nguyên đán có thể lên đến 400% so với lương ngày bình thường (đối với người có lương theo ngày).
Trong trường hợp làm thêm vào ban đêm, công thức tính lương sẽ bao gồm:
- 30%: cho công việc vào ban đêm.
- 60%: tương ứng với 20% của lương thực nhận cho công việc ban ngày trong dịp Tết Nguyên đán (300%).
Vì vậy, tổng tiền lương mà người lao động có thể nhận được khi làm thêm giờ vào ngày Tết Nguyên đán 2025 sẽ đạt tối thiểu là 490%.
Lưu ý, giờ làm việc ban đêm được xác định từ 22h đến 6h sáng hôm sau, theo quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
4. Doanh nghiệp bị xử phạt thế nào nếu không trả lương ngày lễ, tết cho nhân viên?
Trách nhiệm thông báo nghỉ Tết âm lịch cho người lao động phải được thực hiện ít nhất 30 ngày trước. Người sử dụng lao động cũng phải trả tiền lương ngày nghỉ Tết cùng với kỳ trả lương tháng theo quy định.
Nếu người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương ngày nghỉ Tết, họ có thể bị xử phạt hành chính. Mức phạt phụ thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm:
- 01 đến 10 người lao động: 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- 11 đến 50 người lao động: 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- 51 đến 100 người lao động: 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
- 101 đến 300 người lao động: 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Trên 300 người lao động: 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Nếu người lao động làm thêm vào dịp Tết mà không được thanh toán tiền lương làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng có thể bị phạt hành chính. Mức phạt có thể từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.0000 đồng nếu vi phạm với 1 đến 10 người lao động.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.0000 đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.0000 đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.0000 đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Xem thêm: Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
5. Quy định liên quan về đi làm ngày nghỉ Tết
Tiền lương được tính thêm trong ngày Tết là khoản thu nhập không thường xuyên của người lao động. Với khoản này trong ngày nghỉ Tết sẽ không được tính là phụ cấp có đóng BHXH. Các doanh nghiệp khi muốn cho người lao động làm việc trong các dịp Lễ cần căn cứ vào khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 như sau:
- Nhận được sự đồng ý từ người lao động.
- Đảm bảo số giờ không quá 50% số giờ làm việc trong 1 ngày bình thường. Trong trường hợp quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc ngày bình thường và số giờ ngày làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 40 giờ trong 1 tháng.
- Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động trong năm không quá 200 giờ.
6. Công ty cho nghỉ tết dài hơn quy định tính lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nghỉ làm hưởng nguyên lương trong 5 ngày làm việc dịp Tết Nguyên đán.
Khi công ty cho người lao động nghỉ nhiều hơn thời gian quy định, họ sẽ vẫn được đảm bảo hưởng ít nhất 5 ngày lương. Đối với tiền lương trong những ngày nghỉ vượt quá quy định, sẽ được tính như sau:
Trường hợp có thỏa thuận riêng về tiền lương cho những ngày nghỉ vượt quá thời gian quy định:
Tiền lương sẽ dựa theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhiều công ty thường có các thỏa thuận như nghỉ không hưởng lương, trừ vào số ngày phép còn lại của năm trước hoặc hỗ trợ một khoản tiền nhất định trong thời gian nghỉ.
Trường hợp không có thỏa thuận nào khác:
Nếu người lao động nghỉ Tết lâu hơn quy định, thời gian vượt quá sẽ được xem là thời gian ngừng việc. Tiền lương trong thời gian này được xác định theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Nếu công ty tự ý cho nghỉ, phải trả đủ lương theo hợp đồng lao động cho những ngày người lao động không làm việc (theo khoản 1 Điều 99).
- Nếu công ty gặp sự cố như điện, nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, hoặc phải di dời theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, thì hai bên sẽ thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
-
- Nếu thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống, tiền lương phải do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn lương tối thiểu.
- Nếu ngừng việc trên 14 ngày, tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn lương tối thiểu.
Bài viết có những giải đáp cụ đáp vấn đề nghỉ Tết có được tính lương không? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán AZTAX tự tin cung cấp dịch vụ tính lương, dịch vụ thang lương và bảng lương chính xác, mang lại giải pháp kế toán tối ưu cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quy định trả lương cho người nước ngoài
Xem thêm: Lương giám đốc công ty tnhh 1 thành viên có được tính vào chi phí không?