Tiền hoa hồng theo quy định mới nhất của pháp luật [2024]

tien hoa hong

Tiền hoa hồng là các khoản chi phí được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Vậy, tiền hoa hồng môi giới là gì? Có các điều kiện gì để đưa chi phí tiền hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý? Hạch toán khoản tiền hoa hồng này như thế nào? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra được câu trả lời!

1. Tiền hoa hồng là gì?

Tiền hoa hồng được hiểu là số tiền thù lao chi trả cho các đối tượng trung gian. Các đối tượng trung gian có thể bao gồm như đại lý, môi giới, … thực hiện các dịch vụ đã làm tùy vào tính chất và khối lượng công việc đã thực hiện.

khai niem tien hoa hong
Tiền hoa hồng là gì?

Thuật ngữ “tiền hoa hồng” hiện đang được sử dụng phổ biến trong đời sống, giữa chủ thể thực hiện hoạt động trung gian và các bên liên đới về nhu cầu mua bán, cung ứng dịch vụ. Thuật ngữ này xuất hiện trong nhiều văn bản luật Việt Nam, có thể kể đến như Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005… Tuy nhiên, khái niệm “tiền hoa hồng” vẫn chưa được xác định cụ thể cho đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Lương khoán là gì?

2. Tiền hoa hồng môi giới là gì?

Thuật ngữ “tiền hoa hồng môi giới” chính là khoản chi phí được trả cho người làm môi giới cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần lưu ý, khoản tiền hoa hồng môi giới sẽ có sự khác biệt so với tiền hoa hồng trả cho đại lý hoặc tiền hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng.

Xem thêm: Lương KPI là gì?

3. Quy định về mức chi tiền hoa hồng môi giới

quy dinh ve cac muc chi hoa hong moi gioi
Quy định về mức chi hoa hồng môi giới

Theo quy định hiện hành, mức chi tiền hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ được khống chế không quá 3% doanh thu nếu là các hoạt động môi giới hay dịch vụ không tính được phần giá trị tăng lên bằng số tiền tuyệt đối. Hoặc không quá 30% trên giá trị tăng thêm, nếu xác định giá trị tuyệt đối tăng thêm.

Tuy nhiên, tổng mức chi phí dịch vụ, chi phí tiền hoa hồng môi giới và các khoản khác phải nằm trong phạm vi khống chế theo quy định. Trong một số trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động môi giới, chi phí dịch vụ, đối ngoại cần chi mức cao hơn, chủ doanh nghiệp bắt buộc thực hiện phương án báo cáo Bộ Tài chính để được xem xét và quyết định.

4. Điều kiện đưa chi phí hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý

dieu kien dua chi phi hoa hong moi gioi vao chi phi hop ly
Điều kiện đưa chi phí hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý

Để đưa khoản chi phí hoa hồng môi giới cho cá nhân vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp, tiền hoa hồng cần thỏa mãn các điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Khoản chi phí hoa hồng môi giới cho cá nhân phải phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • Khoản chi hoa hồng có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT); khi thanh toán phải có các chứng từ minh chứng, thanh toán không dùng tiền mặt.

Tóm lại, mỗi doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quy mô, điều kiện và các đặc điểm của doanh nghiệp để xây dựng mức tiền hoa hồng môi giới, áp dụng thống nhất.

Xem thêm: Cách tính lương thưởng theo doanh thu

5. Các hồ sơ cần chuẩn bị cho chi phí hoa hồng môi giới bao gồm những gì?

ho so thuc hien chi phi hoa hong moi gioi
Cần chuẩn bị hồ sơ gì cho chi phí hoa hồng môi giới?

Để chuẩn bị chi phí tiền hoa hồng môi giới, doanh nghiệp cần xác định trường hợp cụ thể về đơn vị môi giới hợp tác. Theo đó, sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

5.1 Đơn vị môi giới là cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới

Trong trường hợp đơn vị môi giới là cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

  • Bản hợp đồng môi giới giữa tổ chức chi trả và các cá nhân nhận môi giới: cần quy định khoản chi môi giới nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và mức hưởng hoa hồng cụ thể;
  • Các chứng từ thanh toán: Hóa đơn, phiếu chi cho cá nhân nhận môi giới;
  • Các chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ tiền hoa hồng môi giới.

5.2 Đơn vị môi giới là tổ chức kinh doanh, cá nhân có đăng ký ngành nghề môi giới

Nếu đơn vị môi giới là các tổ chức kinh doanh, cá nhân có đăng ký ngành nghề môi giới theo quy định, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Bản hợp đồng môi giới giữa doanh nghiệp và đơn vị trung gian: cần quy định rõ ràng các khoản chi phí này nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất và các mức hưởng tiền hoa hồng;
  • Các chứng từ thanh toán: Bao gồm phiếu chi, hóa đơn cho đơn vị môi giới, giấy báo nợ;
  • Các hóa đơn GTGT của đơn vị môi giới xuất trình cho công ty, thuế suất 10%.

6. Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới như thế nào?

hach toan chi phi hoa hong moi gioi ra sao
Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới như thế nào?

Bộ phận kế toán cũng cần hạch toán chi phí hoa hồng môi giới chi tiết. Theo đó, tiền hoa hồng môi giới sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng. Tuy nhiên, phải đảm bảo hoạt động môi giới có liên quan đến phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, có chứng từ hóa đơn và chứng từ khấu trừ thuế TNCN xuất cho cá nhân mỗi lần chi trả hoa hồng.

– Trường hợp trả hoa hồng môi giới liên quan đến hoạt động bán hàng:

  • Nợ TK 641
  • Nợ TK 642
  • Có TK 111
  • Có TK 112

– Trường hợp chi trả hoa hồng môi giới liên quan đến các hoạt động sản xuất:

  • Nợ TK 154
  • Nợ TK 627
  • Có TK 111
  • Có TK 112

– Trường hợp chi trả hoa hồng môi giới liên quan đến các hoạt động khác:

  • Nợ TK 642
  • Có TK 111
  • Có TK 112

7. Thông tư quy định về hoa hồng môi giới

Dựa vào Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn về Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 46/2023/NĐ-CP, quy định về hoa hồng môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều 55 của Thông tư 67/2023/TT-BTC. Chi tiết như sau:

Hoa hồng môi giới bảo hiểm

1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm.

2. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.

3. Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4. Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với thông lệ quốc tế.

Như vậy, theo quy định, hoa hồng môi giới bảo hiểm sẽ được thực hiện theo nội dung đã được trình bày trước đó. Cụ thể, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm.

Vừa rồi, AZTAX đã trình bày các vấn đề liên quan đến tiền hoa hồng. Rất mong, những thông tin được cung cấp đã giải đáp được các thắc mắc của quý doanh nghiệp và các đơn vị trung gian. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tính lương, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ và tư vấn trọn gói.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tphcm

Xem thêm: Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

4.7/5 - (15 bình chọn)
4.7/5 - (15 bình chọn)