Mức lương cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức lương và có ảnh hưởng lớn đến thu nhập hàng tháng của người lao động. Vậy, lương cơ sở là gì? Lương cơ sở theo quy định của nhà nước năm 2023 là bao nhiêu? AZTAX sẽ giải đáp qua bài viết bên dưới.
1. Lương cơ sở là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, Chính phủ ban hành quy định về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức,… dùng làm căn cứ để tính các khoản sau:
Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định;
Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Hiểu một cách đơn giản, lương cơ sở được sử dụng để tính mức lương của cán bộ, công chức, viên chức,… trong bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Ngoài ra, lương cơ sở cũng áp dụng để tính phí hoạt động và phí sinh hoạt theo quy định pháp luật.
2. Mức lương cơ sở năm 2023

Căn cứ theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện tại đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc Hội được thông qua ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở 2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Để triển khai cụ thể việc tăng mức lương cơ sở, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP vào ngày 14/05/2023.
Như vậy, lương cơ sở theo quy định của nhà nước mới áp dụng từ ngày 01/07/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức hiện tại đang áp dụng. Thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Ngoài ra, còn tác động đến các quy định,chính sách liên quan đến lĩnh vực lương, phúc lợi.
3. Phân biệt tiền lương cơ sở và lương cơ bản

Lương cơ sở được quy định rõ trong Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, và mức lương qua từng giai đoạn đều được xác định bằng số tiền cụ thể. Trong khi đó, không có một văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản, thuật ngữ này dùng để chỉ mức lương tối thiểu mà người lao động và nhà tuyển dụng thỏa thuận.
4. Nguyên tắc áp dụng và cách tính lương cơ sở

4.1. Nguyên tắc để áp dụng tính tiền lương cơ sở
Mức lương cơ sở được áp dụng theo các chu kỳ khác nhau, có thể dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hiện tại và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục đích là để đáp ứng và phục vụ nhu cầu đời sống của mọi người. Điều này có nghĩa là, mức lương cơ sở sẽ thay đổi theo thời gian để phản ánh sự thay đổi trong điều kiện kinh tế chung của xã hội.
4.2. Cách tính tiền lương cơ sở
Từ ngày 01/07/2023, mức tiền lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/ tháng (dựa trên Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Qua đó, ta được công thức:
Mức lương hiện hưởng = Lương cơ sở x Hệ số hiện hưởng |
---|
Theo quy định, cách tính mức lương cơ sở được căn cứ vào:
– Mức tiền lương cơ sở qua các năm: Được điều chỉnh theo thời gian để phản ánh sự tăng trưởng, thay đổi trong kinh tế và thị trường lao động.
– Mức tiền lương cơ sở thấp nhất: Có nhiều mức lương cơ sở khác nhau, được xác định dựa trên thâm niên làm việc hoặc dựa vào từng ngạch, chức vụ riêng biệt. Mỗi ngạch, chức vụ có thể có mức lương cơ sở tối thiểu riêng để đảm bảo sự công bằng, phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn.
– Mức tiền lương cơ sở cao nhất: Áp dụng cho các vị trí quan trọng, chuyên môn cao. Có thể xác định dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng và đóng góp cho tổ chức.
5. Một số khoản phụ cấp tính theo mức tiền lương cơ sở

5.1. Phụ cấp độc hại
Theo Khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại và nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những ngành nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Đồng thời, theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại được chia thành 4 hệ số: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4.
5.2. Phụ cấp khu vực
Mức phụ cấp khu vực áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu (Nghị định 204/2004/NĐ-CP). Và theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực dựa trên 7 loại hệ số khác nhau. Các hệ số này bao gồm: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
5.3.Phụ cấp lưu động
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 3 hệ số: 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm và nơi ở.
Đây là toàn bộ nội dung về cách tính mức lương cơ sở năm 2023. Nếu còn bất kỳ vướng mắc về vấn đề này hay vấn đề khác, vui lòng liên hệ với AZTAX để được giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn dịch vụ cho Quý khách hàng miễn phí.
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế Email: cs@aztax.com.vn Hotline: 0932.383.089 #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp