Điều kiện xin cấp giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động

giay phep lao dong dung de xuat khau lao dong

Giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động là một loại giấy tờ quan trọng nhằm đảm bảo người lao động Việt Nam đủ điều kiện làm việc hợp pháp tại nước ngoài. Đây không chỉ là minh chứng về năng lực và sức khỏe của người lao động, mà còn là căn cứ pháp lý cần thiết trong suốt quá trình làm việc tại nước sở tại. Bài viết dưới đây, AZTAX sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước chuẩn bị hồ sơ, điều kiện cần đáp ứng và quy trình xin giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động theo đúng quy định mới nhất, giúp bạn an tâm hơn khi tham gia thị trường lao động quốc tế.

1. Giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động là gì?

Giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động là văn bản pháp lý được cơ quan chức năng cấp nhằm hợp pháp hóa việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động, hoặc xác nhận năng lực hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong bối cảnh xuất khẩu lao động, khái niệm này không chỉ dừng lại ở giấy phép cá nhân, mà còn bao gồm các điều kiện, giấy tờ mà doanh nghiệp phải đáp ứng để được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Căn cứ theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 (được ban hành ngày 29/11/2006) và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 69/2020/QH14 (ban hành ngày 13/11/2020), giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động được xem là một yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động trong suốt quá trình làm việc tại nước ngoài. Đây cũng là công cụ quản lý của Nhà nước, giúp kiểm soát và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài, góp phần đảm bảo môi trường làm việc an toàn, minh bạch và hợp pháp cho người lao động Việt Nam.

2. Điều kiện xin cấp giấy phép lao động để xuất khẩu lao động

dieu kien xin cap giay phep lao dong de xuat khau
Điều kiện xin cấp giấy phép lao động để xuất khẩu lao động

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động theo quy định của Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 69/2020/QH14 bao gồm các những trường hợp vào Việt Nam làm việc hợp pháp sau đây:

2.1 Đối với công ty xuất khẩu lao động

  • Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 69/2020/QH14.
  • Người lao động có người đại diện theo pháp luật đáp ứng các điều kiện sau:
    • Là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
    • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    • Không có án tích về một trong các tội, bao gồm các tội nghiêm trọng như xâm phạm an ninh quốc gia, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép và các tội khác theo quy định của pháp luật.
  • Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 69/2020/QH14.
  • Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Có trang thông tin điện tử.

2.2 Đối với cá nhân người đi xuất khẩu lao động

Theo quy định pháp luật hiện hành về việc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, những cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

2.2.1 Tuổi tác phù hợp theo yêu cầu nước tiếp nhận

Mỗi quốc gia có quy định riêng về giới hạn tuổi đối với lao động nhập cư. Tuy nhiên, nhìn chung, người lao động cần đủ 18 tuổi trở lên. Một số nghề đặc thù hoặc môi trường làm việc khắt khe có thể yêu cầu độ tuổi cao hơn theo quy định cụ thể của nước tiếp nhận.

2.2.2 Có trình độ chuyên môn, kỹ năng phù hợp

Người lao động cần chứng minh năng lực nghề nghiệp bằng cách cung cấp bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực sẽ làm việc. Một số lĩnh vực, thị trường lao động còn yêu cầu kinh nghiệm thực tế hoặc hoàn thành khóa đào tạo kỹ năng trước khi được chấp thuận.

2.2.3 Đáp ứng yêu cầu kiểm tra sức khỏe

Trước khi được phép ra nước ngoài làm việc, người lao động phải thực hiện khám sức khỏe tại các cơ sở y tế được cấp phép. Giấy chứng nhận sức khỏe cần chứng minh rằng người lao động có đủ thể lực, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc ở nước ngoài.

2.2.4 Không có tiền án, tiền sự và đủ điều kiện xuất cảnh

Người lao động không được vi phạm pháp luật hình sự và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm xuất cảnh. Trong hồ sơ xin cấp phép, lý lịch tư pháp là giấy tờ quan trọng để xác minh thông tin này.

2.2.5 Có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu lao động

Trước khi làm thủ tục xin giấy phép, người lao động phải ký hợp đồng lao động rõ ràng, minh bạch với một công ty có giấy phép hợp pháp trong lĩnh vực đưa người Việt ra nước ngoài làm việc. Hợp đồng cần thể hiện đầy đủ quyền lợi, mức lương, chế độ bảo hiểm và thời gian làm việc.

2.2.6 Tham gia đào tạo định hướng và văn hóa trước khi xuất cảnh

Để đảm bảo người lao động có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, việc tham gia khóa học định hướng bắt buộc là điều kiện cần thiết. Nội dung thường bao gồm đào tạo nghề, kỹ năng giao tiếp, văn hóa và pháp luật cơ bản của quốc gia tiếp nhận.

3. Thủ tục xin giấy phép lao động để xuất khẩu lao động

Dưới đây là thủ tục xin giấy phép lao động để xuất khẩu lao động

thu tuc xin cap giay phep lao dong de xuat khau
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động xuất khẩu lao động

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Doanh nghiệp yêu cầu cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn (5 tỷ đồng theo quy định).
  • Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại.
  • Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động.
  • Phương án tổ chức hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.
  • Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy.

Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép. Ông có ý kiến của người có thẩm quyền:

  • Thủ trưởng cơ quan ra quyết định hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ (doanh nghiệp nhà nước).
  • Người ra quyết định hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (doanh nghiệp tư nhân hoặc không thuộc trường hợp trên).

Lưu ý: Trong trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Thủ tục giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài

4. Lưu ý khi xin giấy phép lao động xuất khẩu lao động

luu y xin giay phep lao dong xuat khau
Lưu ý khi xin giấy phép lao động xuất khẩu lao động

Để đảm bảo quy trình đăng ký giấy phép xuất khẩu lao động diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định sau đây:

  • Đăng ký mã ngành nghề: Doanh nghiệp cần thành lập doanh nghiệp và đăng ký mã ngành nghề xuất khẩu lao động, cụ thể là mã 7830: “Cung ứng và quản lý nguồn lao động,” chủ yếu dành cho việc cung ứng và quản lý nguồn lao động làm việc ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh: Nếu doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh trên 01 năm, cần nộp báo cáo tài chính kiểm toán của năm liền kề và báo cáo tài chính từ đầu năm đến cuối quý trước thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
  • Doanh nghiệp mới thành lập: Đối với doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh dưới 01 năm, có thể nộp Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên/cổ đông công ty hoặc báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu kiểm toán trước thời điểm nộp hồ sơ, nhưng không quá 01 tháng.
  • Thực hiện dịch vụ trực tiếp: Doanh nghiệp cần thực hiện trực tiếp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Xem thêm:Thủ tục giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật

Xem thêm:Thủ tục giấy phép lao động cho nhà đầu tư

5. Dịch vụ xin giấy phép lao động để xuất khẩu tại AZTAX

dich vu xin giay phep lao dong de xuat khau
Dịch vụ xin giấy phép lao động để xuất khẩu tại AZTAX

Dịch vụ làm giấy phép lao động xuất khẩu lao động của AZTAX đặc trưng bởi những hoạt động chuyên sâu và chính xác nhằm hỗ trợ đối tác của chúng tôi. Dưới đây là các dịch vụ mà chúng tôi thực hiện:

  • Tư vấn và hoàn tất thủ tục thành lập công ty mới hoặc thực hiện thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động, giúp đối tác nhanh chóng bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này.
  • Tư vấn cho khách hàng về các điều kiện cần đáp ứng khi xin giấy phép xuất khẩu lao động, giúp họ hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố quan trọng.
  • Đánh giá khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động, đồng thời đề xuất các giải pháp tối ưu.
  • Hỗ trợ khách hàng đáp ứng các quy định về vốn pháp định, tiền ký quỹ, và giấy tờ điều kiện theo đúng quy định của cơ quan chức năng.
  • Soạn thảo và thiết lập hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo các thông tin và tài liệu được trình bày một cách rõ ràng và chính xác.
  • Đại diện cho khách hàng theo dõi, giao dịch, và giải trình với cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo quá trình phê duyệt được thúc đẩy nhanh chóng.
  • Tư vấn pháp lý sau khi cấp phép và liên tục trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng, giúp họ duy trì tuân thủ theo quy định và giải quyết mọi vấn đề pháp lý nảy sinh.

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1 Giấy phép xuất khẩu lao động có thời hạn không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, không có quy định cụ thể giới hạn về thời hạn của giấy phép xuất khẩu lao động. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng và duy trì đầy đủ các điều kiện liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc sẽ được cấp giấy phép xuất khẩu lao động một lần và hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

6.2 Có cần niêm yết Giấy phép xuất khẩu lao động không?

Trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, doanh nghiệp phải công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép lên trang web chính thức của mình. Nếu không thực hiện việc niêm yết công khai theo đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

6.3 Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động là bao nhiêu?

Lệ phí để được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp sẽ nộp khoản lệ phí này tại thời điểm nhận Giấy phép.

Trên đây là những thông tin quan trọng về giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động mà AZTAX đã tổng hợp. Việc nắm rõ quy định và quy trình xin giấy phép không chỉ giúp người lao động tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc tại nước ngoài. Nếu bạn cần hỗ trợ thủ tục xin giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động, hãy liên hệ AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Thủ tục  cấp giấy phép lao động của nhà thầu

Xem thêm: Thủ tục  cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon