Thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài

giay phep lao dong cho lao dong ky thuat

Giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật là loại giấy tờ cần thiết để người lao động nước ngoài có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam trong các công việc yêu cầu kỹ năng chuyên môn. Để đảm bảo việc làm này đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, lao động nước ngoài cần tuân thủ đầy đủ các quy trình và điều kiện cấp phép. Trong bài viết dưới đây, AZTAX sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thức và các bước cụ thể để xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật, từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến các thủ tục liên quan. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này để có thể hoàn tất một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1. Lao động kỹ thuật là gì?

Lao động kỹ thuật là những lao động có tay nghề cao, chủ yếu ở các ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ (điện, tự động hóa, máy móc,…).

Lao động kỹ thuật là gì
Lao động kỹ thuật là gì

Theo Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, có hai trường hợp được xác định là lao động kỹ thuật:

  • Người lao động nước ngoài đã từng được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trong đúng chuyên ngành đã được đào tạo.
  • Người lao động nước ngoài không được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật nhưng có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Về các ví dụ về lao động kỹ thuật, có thể kể đến như: kỹ thuật viên bảo hành, kỹ thuật viên lắp đặt máy móc, kỹ thuật viên lắp đặt kính (bao gồm cả các loại kính mới xuất hiện tại Việt Nam), đầu bếp,… Đây là những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực đặc thù.

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam ưu tiên sử dụng lao động kỹ thuật là người Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục giấy phép lao động dùng để xuất khẩu lao động

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép lao động theo mẫu số 11/PLI, ban hành kèm theo Phụ lục 11 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ. 
  • Văn bản cho phép sử dụng lao động nước ngoài, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giấy khám sức khỏe hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe, được cấp tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Phiếu lý lịch tư pháp, có thể được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia của người lao động hoặc tại Việt Nam.
  • Tài liệu chứng minh người lao động là lao động kỹ thuật, cụ thể:
    • Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật (hoặc lĩnh vực chuyên môn khác) với thời gian đào tạo tối thiểu 01 năm, đồng thời có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành đã học.
    • Hoặc có từ 05 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí phù hợp với công việc dự kiến thực hiện tại Việt Nam.
  • Hai ảnh màu kích thước 4x6cm, nền trắng, chụp rõ mặt, không đeo kính râm.
  • Bản sao có chứng thực toàn bộ hộ chiếu của người lao động nước ngoài.
  • Một số giấy tờ chứng minh vị trí công việc tại doanh nghiệp:
    • Trường hợp di chuyển trong cùng một tập đoàn/doanh nghiệp: Cần có quyết định bổ nhiệm do công ty mẹ ban hành.
    • Trường hợp được thuê bởi doanh nghiệp tại Việt Nam: Cần nộp bản hợp đồng lao động.

Lưu ý: Tất cả tài liệu được nộp phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ. Nếu giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài, cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật

quy trinh thu tuc xin giay phep lao dong
Quy trình thủ tục xin giấy phép lao động

Căn cứ theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP để lao động kỹ thuật nước ngoài xin giấy phép lao động, cả người lao động và doanh nghiệp các thủ tục xin giấy phép lao động sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị cấp phép lao động

Tối thiểu 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành nơi người lao động nước ngoài sẽ làm việc.

Tùy vào hình thức làm việc của người lao động, đối tượng nộp hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nếu người lao động làm việc theo các hình thức nêu tại điểm a, b, e, g, i và k, khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP: Đơn vị trực tiếp sử dụng lao động là bên đứng ra nộp hồ sơ.
  • Nếu người lao động làm việc theo hình thức tại điểm c và d của cùng khoản trên: Cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thủ tục.
  • Nếu là trường hợp chào bán dịch vụ hoặc thiết lập hiện diện thương mại (điểm đ và h): Người lao động nước ngoài hoặc đơn vị đại diện của họ sẽ tiến hành nộp hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Cơ quan chức năng cấp phép

Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP (Mẫu số 12/PLI). Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp, cơ quan sẽ phản hồi bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.

Thông tin chi tiết về giấy phép lao động

  • Giấy phép được in trên khổ A4 (21cm x 29.7cm), gồm hai mặt. Mặt trước có màu nền xanh; mặt sau nền trắng, có hoa văn xanh với hình ngôi sao nằm ở trung tâm.
  • Mã số giấy phép bao gồm: mã địa phương cấp, mã cơ quan cấp (Sở hoặc Bộ), hai chữ số cuối của năm cấp, loại giấy phép (1 là cấp mới, 2 là gia hạn, 3 là cấp lại), và số thứ tự (ví dụ: 000.001).
  • Trường hợp giấy phép được cấp dưới dạng điện tử thì phải đảm bảo đúng mẫu, nội dung và tuân thủ các yêu cầu pháp luật hiện hành.

Lưu ý quan trọng:

Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo diện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định, sau khi được cấp phép, người lao động và đơn vị sử dụng bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản trước khi bắt đầu làm việc.

Hợp đồng đã ký phải được gửi về cơ quan cấp phép dưới dạng bản chính hoặc bản sao công chứng để hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài

Xem thêm:Thủ tục  giấy phép lao động cho nhà đầu tư

4. Lao động kỹ thuật bao gồm những vị trí nào?

Lao động kỹ thuật đặc trưng bởi kỹ năng cao, chủ yếu trong các ngành nghề: điện, công nghệ tự động, bảo dưỡng công nghiệp, công nghệ thực phẩm, sửa chữa máy móc, vận hành máy móc, …

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể xin giấy phép lao động cho những vị trí này tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ phức tạp của công việc. Quyết định cấp giấy phép sẽ dựa trên các yếu tố như khả năng đáp ứng của lao động Việt Nam đối với công việc kỹ thuật cụ thể. Điều này nhằm đảm bảo sự linh hoạt trong việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

5. Giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật có thời hạn bao lâu?

Giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật sẽ có thời hạn tối đa 02 năm. AZTAX đem lại sự đơn giản và tiện ích trong quá trình xử lý giấy phép lao động. Chúng tôi hiểu rõ rằng doanh nghiệp cần sự hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

giay phep lao dong co thoi han bao lau
Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu?

Dựa theo quy định của Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được xác định dựa trên các điều kiện sau:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động kỳ vọng sẽ được ký kết.
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
  • Thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
  • Thời hạn theo văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Thời hạn theo văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thiết lập hiện diện thương mại.
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, trừ khi không phải báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Thủ tục  cấp giấy phép lao động của nhà thầu

Xem thêm: Thủ tục  cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý

6. Dịch vụ làm giấy phéo lao động cho lao động kỹ thuật tại AZTAX

Chào mừng quý khách đến với AZTAX, nơi cung cấp các dịch vụ làm giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật. Chúng tôi tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc xử lý thủ tục phức tạp liên quan đến sử dụng lao động nước ngoài.

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về pháp luật lao động, AZTAX cam kết mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng tôi hỗ trợ từ việc chuẩn bị hồ sơ, giải trình nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật đến khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và thời hạn quy định.

Trên đây là những thông tin về việc xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật, mà AZTAX muốn chia sẻ nhằm giúp quý khách hàng thực hiện đầy đủ quy trình và đúng quy định của pháp luật. Với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, AZTAX cam kết mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp và lao động kỹ thuật nước ngoài tiếp cận cơ hội làm việc tại Việt Nam một cách hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon