Thủ tục thành lập công ty vận tải mới nhất 2024

Thủ tục thành lập công ty vận tải mới nhất 2024

Hiện nay, với nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hóa gia tăng, ngành dịch vụ vận tải đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết được mở công ty vận tải cần những gì? Thủ tục thành lập công ty vận tải và điều kiện thành lập công ty vận tải khách hàng, hàng hóa ra sao?  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Công ty vận tải là gì?

Công ty vận tải là gì?
Công ty vận tải là gì?

Công ty vận tải cũng như là các loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần, thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bốc xếp, và vận chuyển người hoặc hàng hóa, cũng như cần các nhà đầu tư để ý và quan tâm đến các thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

Pháp luật hiện hành không cung cấp một định nghĩa cụ thể cho “công ty vận tải”. Thay vào đó chỉ đề cập đến “Đơn vị kinh doanh vận tải” bao gồm Doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đề cập đến việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải, như điều hành phương tiện trực tiếp, lái xe, hoặc đưa ra quyết định về giá cước vận tải, để vận chuyển hành khách và hàng hóa trên đường bộ với mục tiêu thu lợi nhuận. Pháp luật quy định các điều kiện cụ thể tùy thuộc vào hình thức kinh doanh vận tải cụ thể.

2. Thủ tục thành lập công ty vận tải

Việc thực hiện các bước công ty vận tải theo đúng quy định để hoạt động hợp pháp và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng. Nhìn chung thì thủ tục thành lập công ty vận tải bao gồm 06 bước chính như sau:

Thủ tục thành lập công ty vận tải
Thủ tục thành lập công ty vận tải

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty vận tải

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh vận tải.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).
  • Bản sao hợp lệ của các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các tài liệu cá nhân hợp pháp khác của từng thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
    • Quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức.
    • Văn bản ủy quyền (nếu có).
    • Thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Lưu ý rằng để đạt được giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành “Vận tải hành khách đường bộ khác” – mã ngành 4932 trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô từ Sở Giao thông vận tải tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô từ Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Thông tin chi tiết như sau:

  • Kinh doanh vận tải bằng ô tô
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Cơ quan giải quyết:  Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà doanh nghiệp có trụ sở chính.

Nếu chưa đăng ký, việc bổ sung ngành nghề trên giấy phép đăng ký kinh doanh là bước cần thiết mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.

Bước 2: Nhận giấy đăng ký kinh doanh

Sau 3-5 ngày khi hồ sơ được xem xét và xác nhận hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho doanh nghiệp để nhận giấy đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Khắc dấu công ty

Doanh nghiệp được tự quyết định về loại, số lượng và nội dung của con dấu sử dụng. Khi nhận được thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Sau đó, họ sẽ thực hiện việc đăng tải thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cung cấp thông báo về việc công bố thông tin này đến doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin trên cổng Quốc Gia

Sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, họ phải thực hiện việc công bố thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các trình tự và thủ tục quy định. Thời hạn để thực hiện việc công bố này là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một ngành, nghề đòi hỏi điều kiện cụ thể. Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp phải đệ trình đề xuất để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô. Chỉ khi Sở Giao thông vận tải tại trụ sở chính của doanh nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, doanh nghiệp mới có quyền hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định bởi Bộ Giao thông vận tải.
  • Bản sao có xác thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu so sánh với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao có xác thực hoặc bản sao chính để so sánh với văn bằng và chứng chỉ của người trực tiếp quản lý hoạt động vận tải.
  • Các phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải được tuân thủ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
  • Quyết định về việc thành lập, quy định về nhiệm vụ và chức năng của bộ phận quản lý và giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. (Áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo các tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Thời gian xử lý: 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh cùng với việc phê duyệt Phương án kinh doanh đi kèm.

Trường hợp 2: Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm (trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sắt)

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm. Giấy chứng nhận này phải thể hiện rõ việc tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm.
  • Bảng kê danh mục hàng, khối lượng hàng, và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (bao gồm ga đi và ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp về hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm.
  • Phương án về quá trình làm sạch phương tiện và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải, theo các quy định về bảo vệ môi trường hiện hành, theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Cơ quan giải quyết: Phụ thuộc vào loại hàng hóa và thuộc phạm vi quản lý của các Bộ ngành khác nhau:

  • Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại hàng hóa thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9, và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
  • Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm cho các loại hàng hóa thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại hàng hóa thuộc loại 5, 7 và 8.
  • Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia đình.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho loại hàng hóa thuộc loại 6.

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.

Bước 6: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty vận tải

Sau khi thành lập công ty vận tải, các bước cần thực hiện theo trình tự sau:

  • Treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp để công khai thông tin
  • Thực hiện mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử để có thể nộp thuế điện tử thuận tiện hơn.
  • Thông báo về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
  • Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài theo hướng dẫn quy định.
  • Đảm bảo đủ vốn và tuân thủ thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh.
  • Yêu cầu cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động nếu cần, trước khi ký hợp đồng và phát hóa đơn, đặc biệt trong trường hợp các ngành yêu cầu điều này.

Xem thêm: Thành lập công ty dịch vụ chuyển phát nhanh

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

3. Điều kiện thành lập công ty vận tải

Điều kiện thành lập công ty vận tải
Điều kiện thành lập công ty vận tải

Điều kiện thành lập công ty vận tải chung co các loại hình:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo phương tiện vận tải đủ số lượng và chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
    • Xe ô tô phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
    • Gắn thiết bị giám sát hành trình để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
    • Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng.
    • Đối với xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã, cần có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.
  • Điều kiện về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
    • Lái xe không bị cấm hành nghề theo quy định pháp luật.
    • Các nhân viên phải có hợp đồng lao động với đơn vị kinh doanh vận tải.
    • Nhân viên phục vụ trên xe cần được đào tạo về nghiệp vụ và pháp luật liên quan.
  • Yêu cầu về người điều hành vận tải:
    • Phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và có thời gian công tác liên tục từ 03 năm trở lên.
  • Nơi đỗ xe:
    • Phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo an toàn giao thông theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức và quản lý:
    • Cần trang bị máy tính, đường truyền mạng để theo dõi và xử lý thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
    • Bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm khám sức khỏe cho lái xe.

3.1 Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải đáp ứng đủ các điều kiện chung như đã nêu ở trên.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, hoặc xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên. Số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất 10 xe.
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương khác: ít nhất 5 xe.
    • Riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: ít nhất 3 xe.

3.2 Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện chung như đã nêu ở trên.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo lộ trình sau đây:
    • Đối với xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
    • Đối với xe ô tô đang khai thác từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
  • Xe ô tô có trọng tải từ 10 hành khách trở lên phải tuân thủ niên hạn sử dụng như sau:
    • Đối với cự ly trên 300 ki lô mét:
      • Ô tô sản xuất để chở người không quá 15 năm; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng.
    • Đối với cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống:
      • Ô tô sản xuất để chở người không quá 20 năm.
      • Ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách không quá 17 năm.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất 20 xe.
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương khác: ít nhất 10 xe.
    • Riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: ít nhất 5 xe.

3.3 Điều kiện thành lập công ty vận tải hành khách bằng xe buýt

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện chung như đã nêu ở trên.
  • Xe buýt phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo lộ trình tương tự như xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
  • Xe buýt phải tuân thủ niên hạn sử dụng như xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và phải sơn màu đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
  • Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên và phải tuân thủ các quy định kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải về vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách.
  • Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống), được sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 12 đến dưới 17 hành khách.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất 20 xe.
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương khác: ít nhất 10 xe.
    • Riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: ít nhất 5 xe.

3.4 Điệu kiện thành lập công ty vận tải hành khách bằng xe taxi

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện chung như đã nêu ở trên, trừ điều kiện nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
  • Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống, bao gồm cả người lái xe.
  • Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt và không quá 12 năm tại các địa phương khác.
  • Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền đã được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và phải có số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số lượng xe tối thiểu như sau:
    • Đối với đô thị loại đặc biệt: ít nhất 50 xe.
    • Đối với các địa phương khác: ít nhất 10 xe.

3.5 Điều kiện thành lập công ty vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng đủ các điều kiện chung như đã nêu ở trên.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng để vận tải khách du lịch.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có niên hạn sử dụng tương tự như niên hạn sử dụng của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất 10 xe.
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: ít nhất 05 xe.
    • Riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: ít nhất 03 xe.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan, ngoài các điều kiện đã nêu trên.

4. Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?

Quan tâm đặc biệt đến vấn đề vốn là không thể tránh khỏi khi bắt đầu một doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải. Nhưng để xác định số vốn cần thiết cho việc thành lập công ty vận tải, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngành nghề cụ thể. Khác với một số ngành khác, ngành vận tải thường không đặt ra nhiều yêu cầu cao về mức vốn khởi đầu. Do đó, doanh nhân có thể linh hoạt trong việc xác định và chuẩn bị nguồn vốn dựa trên khả năng tài chính của mình.

Thành lập công ty vận tải bao nhiêu tiền
Thành lập công ty vận tải bao nhiêu tiền

4.1 Vốn tối thiểu khi thành lập công ty vận tải

Không có doanh nghiệp nào có thể khẳng định mở công ty mà không đặt ra vấn đề về vốn. Mặc dù đã nói rõ rằng mức vốn cần thiết sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức, nhưng quan trọng nhất là nhận thức về mức vốn tối thiểu. Đối với một công ty mới, ít nhất cũng cần phải có một số vốn khởi đầu ở mức từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này là cần thiết vì quá trình mở công ty vận chuyển hàng hóa đòi hỏi việc khai báo vốn điều lệ và đồng thời phải đối mặt với các chi phí ban đầu như thuê văn phòng, chi trả cho nhân viên, và nhiều chi phí khác.

4.2 Vốn điều lệ của công ty

  • Trong trường hợp ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp được tự do kê khai vốn điều lệ theo ý muốn và khả năng tài chính của mình, mà không phải tuân thủ bất kỳ điều kiện nào cụ thể. Tuy nhiên, quan trọng nhất là không nên đăng ký một mức vốn điều lệ quá thấp, vì điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong tâm nhìn của khách hàng và đối tác.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành yêu cầu vốn pháp định, việc đăng ký vốn điều lệ phải ít nhất bằng hoặc cao hơn so với mức vốn pháp định.

Tóm lại: Quyết định về số vốn cần thiết để thành lập công ty vận tải hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của doanh nhân. Với ngành nghề này, không có yêu cầu cụ thể về mức vốn và chỉ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp là có thể bắt đầu doanh nghiệp của mình.

5. Lưu ý khi thành lập công ty vận tải

Khi đặt tên cho công ty vận tải, việc này cần được thực hiện cẩn thận để tránh vi phạm các quy định pháp luật và đảm bảo tính độc đáo của tên công ty.

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thành lập công ty vận chuyển hàng hóa:

  • Chọn tên phù hợp: Tên công ty cần tuân thủ cấu trúc đủ về loại hình và tên riêng. Không nên sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn tên để tránh trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác.
  • Địa chỉ công ty: Địa chỉ trụ sở công ty cần nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và cụ thể gồm số nhà, quận, huyện và thành phố. Không được sử dụng địa chỉ không chính xác hoặc giả mạo.
  • Loại hình doanh nghiệp: Cần chọn loại hình công ty phù hợp với hoạt động vận tải. Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện vốn và số lượng thành viên của công ty.
  • Ngành nghề kinh doanh: Chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến vận tải để đảm bảo hoạt động được thực hiện đúng quy định. Cần lưu ý các yêu cầu điều kiện cụ thể của ngành nghề khi đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện pháp luật: Người đại diện pháp luật có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, cần đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và tính trung thực để đại diện cho công ty trong các giao dịch và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

6. Dịch vụ thành lập công ty vận tải của ATZAX

Dịch vụ thành lập công ty vận tải tại Aztax
Dịch vụ thành lập công ty vận tải tại Aztax

Chào mừng quý khách đến với dịch vụ thành lập công ty vận tải của AZTAX – nơi chúng tôi mang đến giải pháp đầy đủ và chuyên sâu để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải.

Dịch vụ của chúng tôi không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập công ty mà còn tập trung vào việc hiểu rõ về đặc điểm và yêu cầu của ngành vận tải. AZTAX cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc, từ việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp, quản lý thuế, đến các thủ tục pháp lý đặc biệt liên quan đến lĩnh vực vận tải.

Đội ngũ chuyên gia tại AZTAX không chỉ có kiến thức sâu rộng về pháp lý mà còn có sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp vận tải. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh và đáp ứng nhanh chóng với những thách thức trong ngành.

Tại AZTAX, chúng tôi tin rằng một hệ thống vận tải hiệu quả là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Hãy để chúng tôi là đối tác tin cậy của bạn, mang đến không chỉ là dịch vụ chất lượng mà còn là sự hỗ trợ chuyên nghiệp và đồng hành trong hành trình phát triển kinh doanh của bạn trong lĩnh vực vận tải..

Như vậy AZTAX đã điểm qua một vài một dung quan trọng liên quan đến thành lập công ty vân tải như thủ tục thành lập công ty vận tải, điều kiện thành lập công ty vận tải, mở công ty vận tải cần những gì? Hy vọng nội dung trên sẽ mang đến những hữu ích cho quý đọc giải. Nếu các bạn có gì thắc mắc hay có nhu cầu sử dịch vụ thành lập công ty vận tải vui lòng liên hệ Hotline của AZTAX để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

7. Những câu hỏi liên quan về thủ tục thành lập công ty vận tải

7.1 Kinh doanh công ty vận tải là gì?

Dựa trên Nghị định 86/2014/NĐ-CP, kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa và hành khách trên mọi loại đường, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, với mục tiêu tạo lợi nhuận. Loại hoạt động này có thể bao gồm cả việc thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp.

7.2 Mở công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế như thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

  • Soạn giấy đề nghị cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Lập điều lệ công ty chi tiết.
  • Cung cấp danh sách các thành viên hoặc cổ đông góp vốn.
  • Chuẩn bị giấy chứng minh nhân thân: Căn cước/Hộ chiếu/CMND đối với cá nhân hoặc Quyết định thành lập/Giấy đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức.
  • Xác định địa chỉ trụ sở công ty và địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Nộp hồ sơ và chờ kết quả

  • Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính và chờ kết quả trong vòng 3 ngày làm việc. Hồ sơ thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng tải thông tin trên Cổng thông tin quốc gia để hợp pháp hóa hoạt động công ty.

Khắc con dấu và hoàn tất thủ tục

  • Khắc tên và mã số thuế lên con dấu, công khai mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia. Thực hiện các nghĩa vụ thuế như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, và thuế giá trị gia tăng.

Lưu ý: Thủ tục có thể khác nhau tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của công ty. Liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty logistic

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon