Thanh tra thai sản – Từ đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh

Thanh tra là gì?

Chuyên đề lần này AZTAX đề cập đến vấn đề, vì sao đã đóng đủ 6 tháng tròn 12 tháng trước khi sinh lại bị thanh tra. Vậy “thanh tra là gì?”, vì sao phải thanh tra thai sản?”. Để giải quyết vấn đề đó thì cùng tham khảo qua bài viết này.

1. Thanh tra là gì? Nhiệm vụ của thanh tra thai sản là làm gì?

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cá nhân hay một tổ chức khi có những biểu hiện vi phạm pháp luật nhằm mục đích trục lợi cá nhân từ đó bảo vệ lợi ích của nhà nước, cá nhân hay một tổ chức.

Thanh tra là gì?
Thanh tra là gì?

Căn cứ vào Nghị định 21/2016/NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2016 về thanh tra thai sản nói riêng và thanh tra bảo hiểm xã hội nói chung như sau:

  • Thanh tra theo kế hoạch thanh tra hằng năm để báo cáo BHXH Việt Nam.
  • Thanh tra những vụ việc khi phát hiện dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật đóng BHXH – BHTN – BHYT hoặc khi người đứng đầu cơ quan BHXH giao phó.
  • Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong bất kỳ trường hợp, thời gian hay địa điểm nào thanh tra có thể kiểm tra đột xuất khi thấy có những biểu hiện hành vi khác thường cho là vi phạm pháp luật.

2. Bị thanh tra khi đã đóng đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh là do đâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, với điều kiện hưởng thai sản đối với lao động sinh con. Trong đó nêu đối với người lao động đóng đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi con hoặc đã đóng 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con. Cụ thể như sau:

“Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Nhưng đối với thực tế có nhiều trường hợp người lao động gửi đóng BHXH hoặc nâng cao mức đóng để hưởng thai sản hoặc một số công ty ký hợp đồng lao động với người lao động mang thai nhưng không làm việc để được hưởng thai sản. Đó được xem như là có biểu hiện vi phạm pháp luật về đóng BHXH như đã đề cập ở vấn đề trên

Tham khảo thêm về: Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

3. Biện pháp kiểm tra và quyền khiếu nại việc thanh tra thai sản

3.1 Biện pháp kiểm tra thời gian BHXH

Để ngăn chặn tình trạng này, BHXH đã ban hành thêm một số Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2017 chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp có thời gian tham gia BHXH từ 06 tháng – 08 tháng mà sinh con.

Để có thể hiểu rõ hơn về một số biện pháp ngăn chặn tình trạng này, có thể đọc tham khảo tại một số công văn đã được nêu trên. Vì thế nhiều trường hợp khi đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng trong 12 tháng trước khi sinh khi doanh nghiệp báo tăng, giảm không bình thường sẽ dẫn đến bị thanh tra thai sản khi nộp hồ sơ.

3.2 Quyền được khiếu nại thanh tra thai sản

Khiếu nại kết quả thanh tra
Khiếu nại kết quả thanh tra

Bên cạnh đó, căn cứ vào Quyết định 704/QĐ- BHXH ban hành ngày 22/5/2018 sửa đổi cho Nghị định 21 trên, nhưng chủ yếu vấn đề liên quan đến đoàn thanh tra và chỉ có một nội dung liên quan đến doanh nghiệp và người lao động như sau:

“Trong trường hợp đối với thanh tra, kiểm tra nhận khiếu nại và kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải kiểm tra và giải quyết. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày từ ngày có kết luận thanh tra”

Đối với cá nhân hay tổ chức có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định của thanh tra trong vòng 90 ngày.

Xem thêm về: Luật bảo hiểm thai sản mới nhất

4. Một số trường hợp xảy ra khi nộp hồ sơ

Trường hợp xảy ra khi nộp hồ sơ
Trường hợp xảy ra khi nộp hồ sơ

Có khá nhiều trường hợp xảy ra, nhưng lại không hiểu về quy định nên không tin/khẳng định không có điều này. Nhiều người lao động cho rằng khi đã đóng đủ BHXH và có đi làm đúng nên không sao. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp như sau:

  • Nếu người lao động đi làm đúng theo quy định, nhưng hồ sơ thanh tra kiểm tra với doanh nghiệp lại không thể hiện đầy đủ thì vẫn không được chi trả
  • Nếu toàn bộ hồ sơ đúng và khớp với quy định, BHXH sẽ vẫn chi trả. 
  • Nếu công ty không giải trình được, hồ sơ có sự sai lệch thì phải nộp phạt hành chính kèm yêu cầu chỉnh sửa. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được, BHXH có quyền từ chối chi trả.

Tham khảo thêm về: Giải trình bảo hiểm xã hội

5. Dịch vụ giải trình thanh tra thai sản

Dịch vụ giải trình thanh tra thai sản
Dịch vụ giải trình thanh tra thai sản

Để hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp, hiện tại AZTAX có dịch vụ giải trình thanh tra thai sản ở TPHCM. Dịch vụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp những nghiệp vụ sau:

  • Việc rà soát toàn bộ hồ sơ tại doanh nghiệp tiến hành nhanh chóng.
  • Hồ sơ được kiểm tra, chỉnh sửa đầy đủ và đúng quy định.
  • Tránh trường hợp các giấy tờ không trùng khớp, sai sót không đáng có.  
  • Hạn chế đến mức tối đa khả năng bạn bị truy thu.
  • Tối ưu khả năng bạn được duyệt hồ sơ thai sản.

Bài viết trên đã nêu một số vấn đề thắc mắc về thanh tra thai sản trong giai đoạn gần đây. Hy vọng người lao động và doanh nghiệp có thể hiểu hơn về vấn đề này. Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn về vấn đề liên quan hoặc hỗ trợ nghiệp vụ giải trình thanh tra thai sản.

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)