“Thuế kiểm tra doanh nghiệp mới thành lập” chính là mối quan tâm hàng đầu của các công ty mới. Vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đón cơ quan thuế đến trụ sở kiểm tra? Những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp là gì? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết sau đây!
1. Vì sao cơ quan thuế phải tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp mới thành lập?
Kiểm tra thuế là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, được thực hiện tại cơ quan thuế hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp. Đây là hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác các thông tin và chứng từ trong hồ sơ thuế. Bên cạnh đó, kiểm tra thuế còn đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp mới thành lập.
Việc kiểm tra thuế sẽ được thực hiện với tất cả người nộp thuế. Theo quy định, trong các trường hợp sau đây, kiểm tra thuế sẽ được thực hiện tại trụ sở của doanh nghiệp mới:
– Doanh nghiệp không giải trình, bổ sung các hồ sơ pháp lý về thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thực hiện giải trình, kê khai bổ sung nhưng không chính xác, không chứng minh được số thuế phải nộp, miễn, giảm hay hoàn.
– Các trường hợp kiểm tra sau thủ tục thông quan bao gồm các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu, kiểm tra chọn mẫu.
– Các đối tượng nằm trong danh sách được đánh giá theo tiêu chí rủi ro về thuế.
Xem thêm: Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
2. Sau thành lập, doanh nghiệp có những thủ tục bắt buộc nào?
Sau khi thành lập, các chủ doanh nghiệp cần ngay lập tức thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động sau thành lập nhằm tránh bị phạt vi phạm. AZTAX sẽ lưu ý các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện như sau:
2.1. Treo biển hiệu công ty
Sau khi được cơ quan cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần treo bảng tại trụ sở chính công ty. Căn cứ theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 số 16/2012/QH13, biển công ty phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như tên cơ quan quản lý trực tiếp, tên doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, điện thoại,…
Ngoài ra, biển hiệu công ty phải được đặt sát cổng, mặt trước tại trụ sở chính công ty. Hơn hết, biển hiệu không được che chắn các lối thoát hiểm, lấn ra vỉa hè, ảnh hưởng đến giao thông.
Xem thêm: Ưu đãi doanh nghiệp mới thành lập
2.2. Xuất trình hợp đồng thuê nhà, mượn trụ sở
Khi đoàn cơ quan thuế đến kiểm tra, phía doanh nghiệp cần lưu ý xuất trình các hợp đồng khi thuê nhà hoặc mượn trụ sở. Sở dĩ, các loại giấy tờ pháp lý này là minh chứng rõ ràng nhất về quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với trụ sở chính. Bên cạnh đó, đây còn là căn cứ cụ thể để tiến hành kê khai chi phí doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong trường hợp trụ sở chính công ty được đặt tại đất thuộc quyền sở hữu của giám đốc, đối tượng này có thể xuất trình Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp thuế TNDN không?
2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Phía doanh nghiệp cần lưu ý xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đoàn cơ quan thuế đến kiểm tra. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là căn cứ pháp lý để đoàn cơ quan thuế kiểm tra tất cả các thông tin về doanh nghiệp như tình trạng hoạt động, ngành nghề đăng ký,… Nếu tình trạng hoạt động hiện tại không khớp với thông tin đăng ký trên giấy, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập khai thuế tháng hay quý?
2.4. Hợp đồng lao động với nhân viên
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xuất trình các hợp đồng lao động với tập thể nhân viên. Đoàn cơ quan thuế cần xem xét, kiểm tra liệu doanh nghiệp có thuê, mướn nhân viên một cách trái pháp luật hay không. Bên cạnh đó, thông qua hợp đồng lao động, cơ quan thuế cũng có thể kiểm tra được các chế độ phúc lợi của nhân viên như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, … để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn thuế không?
2.5. Hợp đồng kinh tế với đối tác sắp tới xuất hóa đơn
Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh có thể phải hợp tác với nhiều công ty, tập đoàn khác nhau. Trong trường hợp công ty hợp tác với một công ty khác và có phân chia lợi nhuận, hai bên cần cử đại diện xuất hóa đơn chứng từ để trình báo cho cơ quan thuế. Đây cũng chính là một căn cứ quan trọng, có tính pháp lý để kê khai chi phí công ty.
2.6. Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động
Việc kiểm tra cơ quan thuế tại trụ sở chính doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra, quan sát và đánh giá đầy đủ các thiết bị của công ty. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý bố trí quang cảnh văn phòng theo mô hình: có bàn làm việc, tủ, máy vi tính, các thiết bị văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, … sao cho thể hiện tình trạng hoạt động.
2.7. Cử nhân viên/ người đại diện theo pháp luật của công ty tiếp đón cơ quan thuế
Khi có quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp, phía công ty cần lập tức sắp xếp và cử người tiếp đón đoàn cơ quan. Người tiếp đón có thể là nhân viên hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Lưu ý tiếp đón đoàn cơ quan thật lịch sự, nồng hậu để có thể dễ dàng vượt qua đợt thanh tra kiểm tra.
3. Câu hỏi thường gặp về việc thuế kiểm tra doanh nghiệp mới thành lập
3.1 Bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra 1 lần?
Theo thực tế, tần suất doanh nghiệp mới thành lập bị cơ quan thuế kiểm tra sẽ được chia thành 2 trường hợp:
– Những doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ trở lên thì tần suất cơ quan thuế kiểm tra sẽ là từ 2 – 3 năm/ 1 lần.
– Đối với những doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn từ 500 triệu trở xuống, doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra hoặc nằm trong kế hoạch kiểm tra khi hoạt động từ 5 năm trở lên.
3.2 Doanh nghiệp bị thanh tra có các quyền lợi nào?
Nằm trong kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế, doanh nghiệp vẫn có những quyền lợi nhất định. Một số quyền lợi có thể kể đến như:
– Từ chối kế hoạch thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định chính thức;
– Đưa ra ý kiến, giải thích về các mục nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra;
– Doanh nghiệp được nhận kết luận, kết quả chính thức của cuộc thanh tra, kiểm tra;
– Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo về các việc làm trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp.
3.3 Thời hạn thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế tại doanh nghiệp là bao lâu?
Theo quy định hiện nay, thời hạn của mỗi cuộc thanh tra sẽ kéo dài tối đa trong 30 ngày. Đối với kiểm tra, mọi hoạt động sẽ tiến hành tối đa trong vòng 5 ngày kể từ ngày cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra. Trong một số trường hợp đặc biệt, hoạt động thanh tra kiểm tra có thể được gia hạn. Tuy nhiên, thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc kiểm tra.
Bên cạnh đó, Đoàn thanh tra kiểm tra phải nghiêm túc thực hiện quyết định. Theo đó, đoàn cơ quan thuế phải thực hiện đúng theo yêu cầu, nội dung và thời hạn đã được ghi trong quyết định kiểm tra đã được công bố.
Vừa rồi, AZTAX đã chia sẻ các thông tin về “thuế kiểm tra doanh nghiệp mới thành lập”. Thông qua bài viết, quý doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện đầy đủ, chính xác. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.