Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

cac loai thue phai nop khi thanh lap doanh nghiep

Bạn đã biết các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp chưa? Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, tổ chức đối với nền kinh tế của đất nước. Như vậy, các loại thuế phải nộp gồm những gì? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu ngay sau đây.

1. Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Tại Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 định nghĩa về thuế như sau:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

thue la gì, vi sao phai nop thue, nha nuoc thu thue de lam gi
Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Thuế giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà, thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước. Thuế là nguồn thu giúp giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện cơ sở vật chất cộng đồng giúp tăng chất lượng đời sống người dân.

Thuế được sử dụng để hỗ trợ thúc đẩy thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch giai cấp trong xã hội. Do người nộp thuế hầu hết là chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức nộp thuế quy định.

Bên cạnh đó, việc đóng thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai các khoản và nguồn thu nhập một cách khách quan để tạo sự công bằng, minh bạch.

2. Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty

2.1 Lệ phí môn bài

le phi mon bai la gi, quy dinh ve le phi mon bai doi voi doanh nghiep
Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài (hay còn được gọi là thuế môn bài) là loại thuế mà cá nhân, tổ chức làm kinh doanh phải đóng theo quy định tại Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp số hiệu 10-LCT/HĐNN7. Hiện nay, thuật ngữ “lệ phí môn bài” được mọi người sử dụng rộng rãi thay thế cho cụm từ “thuế môn bài”.

Đối tượng đóng thuế môn bài là cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm doanh nghiệp được thành lập theo quy định Nhà nước.

Quy định về lệ phí môn bài trong kinh doanh như sau:

3.000.000 đồng/năm áp đối với tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng

2.000.000 đồng/năm áp dụng đối với tổ chức có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng

1.000.000 đồng/năm áp dụng đối với địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện và các tổ chức kinh tế khác.

2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

thue thu nhap doanh nghiep la gi , doi tuong chiu thue thu nhap, doi tuong nop thue thu nhap doanh nghiep
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào các tập đoàn và tổ chức kinh doanh có hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ mà thu nhập doanh nghiệp đạt mức chịu thuế theo quy định.

Đối tượng phải chịu thuế TNDN gồm:

– Doanh nghiệp nước ngoài không có địa chỉ thường trú hoặc không có địa chỉ kinh doanh tại Việt Nam

– Tổ chức được thành lập theo Điều 3 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13

– Đơn vị kinh doanh được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam

– Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận.

Thuế suất doanh nghiệp thông thường là 20%, ngoài trừ các trường hợp sau:

– Thuế suất thuế doanh nghiệp từ 32% đến 50% phù hợp với mọi dự án và hình thức kinh doanh đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các nguồn tài nguồn khan hiếm tại Việt Nam.

Đặc biệt, kể từ ngày 1/7/2023 thuế suất thuế TNDN thay đổi từ 32% – 50% thành 25% – 50% đối với lĩnh vực dầu khí.

– Thuế suất thuế TNDN 10% 17% đối với doanh nghiệp được ưu đãi thuế.

2.3 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản được miễn thuế và miễn trừ gia cảnh theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập thông thường có tính tích lũy tiến. Nghĩa là, khi thu nhập tăng người đóng thuế được xếp vào nhóm thu nhập cao và phải đóng mức thuế suất cao hơn.

thue thu nhap ca nhan la gi, quy dinh ve thue thu nhap ca nhan
Thuế thu nhập cá nhân

Những thay đổi về mức thuế thu nhập cá nhân được sử dụng làm công cụ của chính sách tài chính nhằm điều chỉnh tổng mức cầu trong nền kinh tế. Khi thuế thu nhập tăng, thu nhập thực tế được sử dụng cho chi tiêu bị ảnh hưởng.

Ngược lại, khi thuế thu nhập giảm thì thu nhập cá nhân sử dụng tăng, từ đó làm tăng mức chi cho tiêu dùng. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng để tái phân bổ thu nhập theo chính sách Nhà nước.

2.4 Thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 định nghĩa về thuế giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Do đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là thuế VAT. Hiểu một cách đơn giản, đây là khoản thuế được tính trực tiếp trên giá bán của từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tổng đơn hàng và được người tiêu dùng thanh toán khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

thue gia tri gia tang, doi tuong cua thue gia tri gia tang, quy dinh thue vat
Thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ được dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).

Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cụ thể:

– Tổ chức kinh doanh: các tổ chức dưới mọi loại hình, gồm các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và các loại hình khác

– Cá nhân kinh doanh: những người kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh và những cá nhân khác tham gia hoạt động kinh doanh nhưng không thành lập doanh nghiệp.

2.5 Thuế xuất nhập khẩu

thue xuat khau la gi, quy dinh ve thue xuat khau doi doanh nghiep
Thuế xuất khẩu

Thuế xuất nhập khẩu (XNK) là loại thuế đánh trên các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, gồm trường hợp xuất khẩu từ thị trường trong nước đến khu phi thuế và nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu bao gồm những nhóm hàng hoá sau:

– Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hoá xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và những khu vực phi thuế quan khác. Và ngược lại.

– Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nội địa.

– Hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối. Đây là hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu nhằm thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối theo quy định của pháp luật xuất khẩu và pháp luật đầu tư.

Đối tượng nộp thuế XNK quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 gồm:

– Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu

– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu

– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu được gửi hoặc vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

– Người thu mua, vận chuyển hàng hoá thuộc định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không dùng vào sản xuất, kinh doanh mà mang bán nội địa và thương nhân khác được quyền kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật

– Người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang diện chịu thuế theo quy định của pháp luật.

2.6 Thuế tài nguyên

thue tai nguyen la gi, doi tuong chiu thue, doi tuong nop thue
Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu. Đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho Nhà nước khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là loại thuế điều chỉnh thu nhập từ việc phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên gồm: đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên ở thềm lục địa Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế tài nguyên là các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

2.7 Thuế tiêu thụ đặc biệt

thue tieu thu dac biet la gi, quy dinh ve thue tieu thu dac biet, doi tuong chiu thue tieu thu dac biet
Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu chủ yếu đánh vào các mặt hàng, dịch vụ xa xỉ nhằm cân đối mức độ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.

Dịch vụ chịu thuế được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, sửa đổi năm 2014 bao gồm: các loại thuốc lá điếu, thức uống có cồn, xe cơ giới (ô tô dưới 24 chỗ, xe 2 bánh dung tích trên 125cm3, xăng dầu các loại,… Cũng trong văn bản luật này, tỷ lệ phần trăm thuế xuất của từng loại hàng hóa, dịch vụ được quy định rõ tại Điều 7.

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế.

2.8 Thuế bảo vệ môi trường

thue bao ve moi truong la gi, quy dinh ve thue bao ve moi truong
Thuế bảo vệ môi truòng

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 định nghĩa như sau:

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Có thể thấy thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là nguồn thu bắt buộc đối với những hoạt động có ảnh hưởng, tác động đến môi trường.

Thuế đánh vào các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường được nộp vào ngân sách nhà nước và được quản lý bởi cơ quan chính phủ. Thuế môi trường là loại thuế gián thu đánh vào sản phẩm, hàng hóa do người tiêu dùng sử dụng có tác động đến môi trường.

Nhà nước ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là biện pháp điều chỉnh hành vi tiêu dùng các sản phẩm có tác động đến môi trường. Từ đó, hạn chế một số loại sản phẩm, hoạt động có tác động xấu đến môi trường.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa cá tác động xấu đến môi trường được quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường bao gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông HDPE, LDPE, LLDPE; thuốc bảo vệ thực vật; các hóa chất gây hại.

2.9 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

thue su dung dat phi nong nghiep la gi, quy dinh ve thue su dung dat phi nong nghiep
Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hay còn được gọi là thuế đất phi nông nghiệp. Là khoản thuế thu của Nhà nước quy định bắt buộc người sử dụng đất phải đóng khi sử dụng đất phi nông nghiệp, kể cả trường hợp không phải đóng hoặc miễn đóng.

Đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 bao gồm:

1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.

3. Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

nop thue doanh nghiep o dau
Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

Tại Điều 56 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về địa điểm nộp thuế và hình thức thu thuế doanh nghiệp.

Theo đó, địa điểm thu thuế là: Kho bạc Nhà nước, các cơ quan quản lý thuế trực, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và tổ chức khác do Nhà nước giao quyền quản lý.

Cơ quan, tổ chức được Nhà nước ủy thác thu thuế có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện nộp thuế có người nộp thuế. Do đó, thuế có thể được thu theo 02 cách:

– Một, nộp thuế trực tiếp tại các địa điểm được nêu trên

– Hai, phương thức thanh toán điện tử, chuyển khoản.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng sẽ mang đến cho Quý Doanh nghiệp những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thuế hay thủ tục thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi AZTAX để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post