Đổi tên doanh nghiệp có cần thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội?

Vì sao cần thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội khi đổi tên công ty?

Theo quy định của Pháp luật, khi doanh nghiệp tiến hành đổi tên, hàng loạt các thủ tục pháp lý khác cần thực hiện, trong đó có thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội. Để doanh nghiệp hiểu rõ hơn vấn đề này, AZTAX sẽ trình bày những quy định mới nhất, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp các bước cần phải làm khi đổi tên công ty.

1. Việc đổi tên doanh nghiệp

Tên gọi của doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi tên. Nguyên nhân có thể đến từ việc thay đổi chủ sở hữu hay thay đổi chính sách hoạt động, hay cái tên đó đã không còn phù hợp cho việc kinh doanh.

Có nhiều thủ tục xoay quanh vấn đề này. Doanh nghiệp nên tìm hiểu để thay đổi sao cho đúng với quy định của pháp luật.

Thay đổi tên công ty, doanh nghiệp
Thay đổi tên công ty, doanh nghiệp

2. Vì sao cần thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội khi đổi tên công ty?

Hiển nhiên khi tên đã thay đổi, các giấy tờ liên quan đến công ty cũng cần được thay thế dưới cái tên mới. Điều này giúp đơn vị Bảo hiểm có khả năng hợp nhất hồ sơ, dễ dàng tra cứu.

Trường hợp doanh nghiệp không thông báo đến đơn vị bảo hiểm để tiến hành thủ tục thay đổi. Dữ liệu về Bảo hiểm Xã hội của doanh nghiệp có thể bị mất hoặc bị xáo trộn khi có nhu cầu trích xuất. Do đó, khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Cơ quan Bảo hiểm để thay đổi hồ sơ.

Quy định khi đổi tên doanh nghiệp
Quy định khi đổi tên doanh nghiệp

3. Tờ khai thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội

Theo quy định, khi doanh nghiệp có bất cứ thay đổi về tên, địa chỉ, mã số thuế, loại hình đơn vị,.. thì cần điền tờ khai thay đổi. Mẫu tờ khai thay đổi được AZTAX cung cấp thông qua ảnh bên dưới. Doanh nghiệp có thể tiến hành xác lập tờ khai theo mẫu:

Mẫu tờ khai thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội 
Mẫu tờ khai thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội

Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp điền các mục ngay sau đây.

[01] Tên đơn vị: Ghi đầy đủ tên đơn vị đã đăng ký trước đó với Bảo hiểm Xã hội (tên cũ)

[02] Mã số đơn vị: Ghi dãy mã số do Bảo hiểm Xã hội cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp chưa được cấp hoặc không nhớ thì để trống. Khi đến nộp trực tiếp, Cơ quan Bảo hiểm Xã hội sẽ hỗ trợ phần này. 

[03] Mã số thuế: Ghi đúng và đầy đủ mã số thuế của đơn vị. Khi đăng ký kinh doanh, mã số này sẽ được nhà nước cấp cho doanh nghiệp.

[04] Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Ghi rõ địa chỉ đã đăng ký trên Quyết định thành lập và Giấy phép kinh doanh.

[05] Địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ: Có thể ghi địa chỉ của bất kỳ trụ sở nào. Không nhất thiết là trụ sở chính.

[06] Loại hình đơn vị: Ghi rõ loại hình đang hoạt động của công ty. Các loại hình được liệt kê dưới đây:

  • Văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế
  • Cơ quan hành chính, Đảng, Đoàn
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Hộ kinh doanh cá thể
  • Cá nhân có sử dụng lao động
  • Sự nghiệp công lập
  • Sự nghiệp ngoài công lập
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Doanh nghiệp ngoài nhà nước
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

[07] Số điện thoại: Ghi số điện thoại liên hệ của đơn vị.

[08] Địa chỉ email: Ghi địa chỉ thư điện tử.

[09] Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh: Ghi rõ ở phần số quyết định, tên đơn vị cấp quyết định cho doanh nghiệp

[10] Phương thức đóng khác: Ở phần này, nếu doanh nghiệp chọn phương thức đóng bảo hiểm 3 tháng 1 lần thì đánh dấu x vào ô đầu tiên. Nếu chọn 6 tháng đóng 1 lần thì thì đánh vào ô thứ 2. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác trong lĩnh vực đặc thù.

[11] Nội dung thay đổi, yêu cầu: Ghi tên thay đổi tên đơn vị thành “Tên mới”

[12] Hồ sơ kèm theo: Ghi Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới.

4. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp với hồ sơ Bảo hiểm Xã hội

Khi các thủ tục thay đổi tên đã hoàn tất, doanh nghiệp cần khai báo với Bảo hiểm Xã hội. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế theo mẫu TK3-TS
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên. Hãy nộp hồ sơ trực tiếp đến Cơ quan Bảo hiểm Xã hội hoặc thông qua dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tphcm.

Thủ tục hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp với Bảo hiểm Xã hội
Thủ tục hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp với Bảo hiểm Xã hội

5. Dịch vụ Bảo hiểm Xã hội thực hiện thủ tục khai báo tên công ty cho Cơ quan Bảo hiểm

Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình đổi tên thì sẽ có rất nhiều thủ tục cần làm. Việc quan trọng đó là làm sao hoàn tất hồ sơ, giấy tờ trong thời hạn được cho phép. Thế nên đôi khi, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bối rối, không đủ nhân sự phụ trách. Vậy nên, hãy cân nhắc dịch vụ của AZTAX. Tại AZTAX, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ kế toán – thuế trọn gói tại các quận huyện thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cử như dịch vụ bảo hiểm xã hội Quận 1, dịch vụ bảo hiểm xã hội Quận 2.

Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm nếu sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Bởi sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán – thuế, AZTAX sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật quy định mới nhất của Nhà nước. Do đó, chúng tôi đủ cơ sở để khẳng định có thể làm hài lòng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí để tập trung kinh doanh.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách thức thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội khi đổi tên công ty. Hy vọng những doanh nghiệp trong giai đoạn thay đổi sẽ đọc được những thông tin trên để áp dụng. AZTAX sẽ tiếp tục cập nhật thêm tin tức bổ ích khác trong bài viết kỳ tới.

Xem thêm: Phiếu giao nhận hồ sơ bhxh mới nhất

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì

Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội trước thời hạn

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội có bắt buộc không

Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)