Rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn để giải quyết vấn đề kinh tế là cách mà người lao động (NLĐ) thường sử dụng. Nhưng việc này có thể làm cho NLĐ mất đi nhiều quyền lợi chính đáng được hưởng. Vậy có nên rút bảo hiểm xã hội trước thời hạn không? Cùng AZTAX tìm hiểu ngay ở bài phía dưới.
1. Rút tiền bảo hiểm xã hội là gì?
Rút tiền bảo hiểm xã hội là việc mà NLĐ có tham gia bảo hiểm rút toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội trước đó. Bên cạnh đó, rút tiền bảo hiểm xã hội còn gọi là rút tiền bảo hiểm trước thời hạn hay rút bảo hiểm xã hội 1 lần. NLĐ không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu rút, tuy nhiên thì NLĐ sẽ mất một số quyền lợi khi làm điều này.
2. Đối tượng có thể rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn
NLĐ rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn là có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng không phải ai cũng là đối tượng có thể rút bảo hiểm 1 lần. Cùng AZTAX tìm hiểu xem ai là đối tượng được phép rút bảo hiểm trước thời hạn qua nội dung bên dưới.
- Không tiếp tục ở Việt Nam mà ra nước ngoài định cư;
- Đóng chưa đủ 20 năm bảo hiểm xã hội nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu;
- Cán bộ là công an, bộ đội giải ngũ, phục việc, thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu.
- Tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ 01 năm không tiếp tục đóng nhưng tham gia chưa đủ 20 năm;
- Đóng chưa đủ bảo hiểm xã hội 15 năm nhưng đã 55 tuổi, không tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện;
- Mắc phải các bệnh có nguy hiểm đến mạng sống như là HIV, ung thư,…nhưng phải có giấy chứng nhận từ Cơ quan Y tế.
Như vậy, các đối tượng trên là những người có thể rút bảo hiểm một lần. Ngoài ra, phải kể đến là người có quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ 5, 6 tháng trở lên nhưng chưa đủ 20 năm, đã có thời gian ngừng bảo hiểm 1 năm cũng có thể rút tiền bảo hiểm trước thời hạn.
3. Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội trước hạn?
Số tiền người lao động nhận được khi rút bảo hiểm một lần được tính dựa trên mức đóng bảo hiểm trong quá trình tham gia bảo hiểm. Với cách tính cụ thể như sau:
Trước năm 2014 = 1,5 x mức lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Sau năm 2014 = 02 x mức lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Bên cạnh đó, đối với NLĐ chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội nhưng vẫn rút trước thời hạn thì hưởng với mức bằng 22% mức lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội. Và số tiền NLĐ được nhận không quá 02 tháng tiền lương trung bình.
4. NLĐ có nên rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn không?
Rút bảo hiểm xã hội trước hạn là giải pháp kinh tế mà nhiều NLĐ lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, NLĐ nào đang có nhu cầu rút bảo hiểm một lần thì nên cân nhắc lại. Bởi bạn có thể sẽ bị mất các quyền lợi sau:
4.1 Số tiền NLĐ nhận được thấp hơn số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội
Khi rút bảo hiểm trước thời hạn thì số tiền NLĐ nhận được số tiền ít hơn mức đóng bảo hiểm xã hội thực tế. Bởi tổng mức tham gia tiền bảo hiểm vào tử tuất và hưu trí là 22% mức tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm của NLĐ. Chính vì vậy, tổng mức đóng này trong một năm là bằng 2,64 lần tháng lương của NLĐ.
Tuy nhiên, khi so sánh với mức hưởng được trình bày ở mục 3 thì ta nhận thấy rằng NLĐ sẽ mất khoảng 1,14 tháng lương khi so với tiền rút bảo hiểm trước 2014. Đồng thời, số tiền nhận được khi rút bảo hiểm trước thời hạn sẽ ít hơn 0,64 tháng lương khi so với mức tiền lương đóng bảo hiểm hằng năm.
4.2 NLĐ sẽ không được cấp thẻ bảo hiểm y tế
Khi về già thì ai cũng sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, và tiền mỗi khi đi khám chữa bệnh không phải là rẻ. Do thấu hiểu điều này nên Chính phủ cũng quy định người hưởng hưu có đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định thì sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nhưng trong trường hợp NLĐ rút bảo hiểm xã hội trước thời hạn, không đủ thời gian khi tham gia bảo hiểm 20 năm thì sẽ mất quyền được cấp thể này. Nếu NLĐ muốn hưởng chế độ từ bảo hiểm y tế thì phải tự đóng tiền để nhận thẻ y tế.
4.3 NLĐ không nhận được lương hưu
Dựa trên Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, Điều 60 và 61 có ghi rõ NLĐ được phép bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm khi chưa đủ tuổi hưởng lương hưu hoặc chưa từng rút bảo hiểm xã hội một lần. Điều này có nghĩa là khi NLĐ chưa rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn thì có thể được bảo lưu lại quá trình đóng và cộng dồn thời gian khi đóng tiếp theo. Nhưng khi NLĐ rút tiền 1 lần thì có thể sẽ mất quyền lợi hưởng lương hưu, bởi chưa đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm là 20 năm.
4.4 Người thân sẽ mất cơ hội nhận trợ cấp mai táng và tử tuất khi người tham gia qua đời
Trong bảo hiểm xã hội có chế độ tử tuất, nó bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất hàng tháng. Bất cứ NLĐ nào đang tham gia hoặc bảo lưu bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ này. Mức này cụ thể như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 x mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.
Trợ cấp tuất hàng tháng = 50% x mức lương cơ sở.
*Mức lương cơ sở năm 2022 vẫn được giữ nguyên là 1.490.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, đối với trường hợp người thân của NLĐ chết không có người trực tiếp nuôi dưỡng, trợ cấp tuất hàng tháng sẽ bằng 70% mức lương cơ sở. Nhưng nếu trường hợp NLĐ chết đã rút tiền bảo hiểm trước thời hạn thì có thể sẽ không nhận được khoản trợ cấp trên.
Xem bài: Thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội.
5. Lừa đảo tiền bảo hiểm xã hội
Trong 6 tháng đầu năm 2021 dịch Covid bùng phát mạnh mẽ, NLĐ khó khăn rất nhiều về tài chính. Lợi dụng tâm lý này, các hình thức lừa đảo qua tin nhắn với nội dung nhận bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng rất phổ biến.
Hiện nay, có rất nhiều số điện thoại lừa đảo được gửi với nội dung tin nhắn thường thấy là “[T.B] BHXH: Ong(Ba) da du d!eu k!en NHAN T1ien h0 tro tu quy BH-TN. Bam vao N85k.smkbid.icu) de lay. QUA HAN SE KHONG_DU0C CHAP NHAN!”. Các tin nhắn này còn được gửi sang Zalo của người lao động, đồng thời còn gọi trực tiếp đến số điện thoại để hối thúc nếu không thực hiện thì mất tiền bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì những thủ đoạn có sự tính toán tỉ mỉ này mà rất nhiều người bị đánh tâm lý và làm theo yêu cầu của kẻ gian. Theo đó, người nào kê khai tài sản và chủ động xác nhận mã OTP tài khoản ngân hàng thì sẽ bị kẻ gian thừa cơ rút hết tiền trong tài khoản.
Do đó, người lao động phải thực sự cảnh giác để không bị kẻ gian thừa cơ chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, nếu có bất cứ đầu số lạ nào gửi tin nhắn hay gọi điện thoại để nhận tiền bảo hiểm thì người lao động nên xác minh lại đó có phải là do Trung tâm dịch vụ việc làm mà bạn đã đăng ký hồ sơ gọi đến hay không. Trong trường hợp nghi ngờ không xác minh rõ được thì nên đến trực tiếp Trung tậm dịch vụ việc làm để nhận được giải đáp rõ hơn.
6. Dịch vụ hỗ trợ giúp rút tiền bảo hiểm xã hội đúng theo quy định, uy tín tại TP.HCM
Để tránh các trường hợp bị mất tiền bảo hiểm xã hội NLĐ nên dùng các dịch vụ uy tín, đúng hạn theo quy định của pháp luật. AZTAX chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, đã hỗ trợ rất nhiều NLĐ thực hiện hồ sơ để nhận tiền bảo hiểm thành công. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm của AZTAX Quý khách hàng có các quyền lợi sau:
- Được tư vấn không tốn phí;
- Nhận tra cứu thông tin hồ sơ bảo hiểm;
- Hỗ trợ chỉnh sửa khi có sai sót;
- Thông tin khách hàng được bảo mật 100% kể cả khi ngừng hợp tác;
- Nhận tất cả trách nhiệm khi có sai sót từ phía chúng tôi.
Xem thêm Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội một lần.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội
Xem thêm: Phiếu giao nhận hồ sơ
Xem thêm: Thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội có bắt buộc không
Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội
Phía trên là thông tin AZTAX cung cấp về vấn đề rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn mà NLĐ cần phải quan tâm. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Để nhận được hỗ trợ từ phía chúng tôi, khách hàng hãy liên hệ ngay qua thông tin bên dưới đây.