Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội là gì mới nhất 2024

những điều cần biết về bhxh

Bảo hiểm xã hội từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời và những điều cần biết về bảo hiểm xã hội là gì?

1. Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội là gì?

1.1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập của người lao động khi gặp bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, hoặc tử tuất trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên việc đóng góp từ các bên tham gia bảo hiểm và được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật.

1.2. Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH.

Sổ bảo hiểm xã hội cũng được xem là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Điều này được nêu trong khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho người lao động cũng gia đình họ. Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau hoặc con dưới 7 tuổi ốm đau.
  • Hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay thực hiện các biện pháp tránh thai.
  • Hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các chế độ này bao gồm trợ cấp, tiền để trang bị phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, trợ cấp khi chết, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp cũng như các hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
  • Hưởng chế độ hưu trí khi đủ tuổi và số năm tham gia bảo hiểm tối thiểu.
  • Hưởng chế độ tử tuất cho người nhân khi người tham gia bảo hiểm không may qua đời, các chế độ này bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hàng tháng.

1.4. Ý nghĩa của việc tham gia BHXH

Khi tham gia BHXH, người dân không những được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực. Điều này bao gồm cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và cấp thẻ BHYT miễn phí để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn khi hết tuổi lao động. Đồng thời, người thân của người tham gia cũng có thể được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia không may qua đời. Điều này giúp các thành viên trong gia đình họ có được cuộc sống ổn định hơn về sau cũng như góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội

các chế độ bhxh
Các chế độ bhxh

2.1. Chế độ ốm đau

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về chế độ ốm đau như sau:

  • Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn (trừ tai nạn lao động) cần nghỉ việc và có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  • Không hưởng chế độ ốm đau nếu ốm đau do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định.
  • Được nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau khi có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ ốm đau sẽ phụ thuộc vào điều kiện làm việc và môi trường lao động.

2.2. Chế độ thai sản:

  • Người lao động thuộc đối tượng là một trong các trường hợp được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
  • Người lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
  • Người lao động mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện.
  • Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con, và trường hợp cha không tham gia bảo hiểm sẽ được trợ cấp cho cha.

2.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Chế độ TNLĐ và BNN sẽ được áp dụng tình huống sau đây:

  • Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Tai nạn tại ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
  • Tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Chế độ BNN sẽ được áp dụng tình huống sau đây:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 này.

Nếu bạn bị tai nạn lao động và đủ điều kiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nếu đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ và BNN, bạn còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng, trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, và được dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật hoặc bệnh tật.

2.4. Chế độ hưu trí

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí phụ thuộc vào:

  • Độ tuổi (quy định tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019).
  • Thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm.
  • Công việc, mức suy giảm khả năng lao động, quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Điều 219, Bộ luật lao động 2019.

Mức lương hưu:

  • Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này.
  • Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
  • Mỗi năm sau đó, người lao động quy định sẽ được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Thời điểm hưởng lương hưu:

  • Thời điểm hưởng lương hưu có thể là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
  • Hoặc thời điểm tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Hoặc thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

2.5. Chế độ tử tuất

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cũng như mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

3. Các loại bảo hiểm xã hội

các loại bhxh
Các loại bhxh

Hiện này Bảo hiểm xã hội được chia thành 2 loại đó là bắt buộc và tự nguyện. Cùng AZTAX tìm hiểu thêm về 2 loại bảo hiểm xã hội này ở nội dung dưới đây nhé!

3.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024

Số tiền tham gia BHXH = Tỷ lệ tham gia BHXH X Mức lương đóng BHXH

Trong đó

Tỷ lệ đóng BHXH 2024 là 25,5%

Mức lương tham gia đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tham gia đóng BHXH bắt buộc sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm tham gia (áp dụng cho người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường).

  • Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu hiện nay như sau: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất

3.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2024

Mức đóng hằng tháng trong BHXH tự nguyện là 22% của thu nhập tháng do người tham gia chọn lựa. Thu nhập tháng được lựa chọn không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, và không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Về phương thức đóng BHXH tự nguyện cũng được quy định rỏ tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện có thể chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

  • Đóng hằng tháng.
  • Đóng 03 tháng một lần.
  • Đóng 06 tháng một lần.
  • Đóng 12 tháng một lần.
  • Người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần.
  • Đối với những người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định, nhưng thời gian đóng BHXH vẫn còn thiếu không quá 10 năm (tương đương 120 tháng), họ có thể đóng cho đủ 20 năm để đảm bảo hưởng lương hưu.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất

4. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

đối tượng tham gia bhxh bắt buộc
Đối tượng tham gia bhxh bắt buộc

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP, các đối tượng phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định với thời gian làm việc từ 3 tháng đến 12 tháng.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã, những người này có hưởng tiền lương.
  • Đơn vị thuê mướn hoặc sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm Người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần chuyển hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu

hồ sơ đăng ký tham gia bhxh
Hồ sơ đăng ký tham gia bhxh

5.1. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động (NLĐ)

Theo điều 23 trong Công văn số 922/VBHN-BHXH ngày 05/04/2023 của BHXH Việt Nam quy định về  HỒ SƠ THAM GIA, ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT

Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Thành phần hồ sơ

1.1. Người lao động

a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

1.2. Đơn vị

a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT54).

c)55 (được bãi bỏ)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Theo quyết định 595/QĐ-BHXH, AZTAX xin tóm tắt lại các loại hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động như sau:

  • Tờ khai tham gia BHXH, điều chỉnh thông tin BHXH (Theo mẫu TK1 – TS).
  • Trường hợp người lao động được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn, cần bổ sung thêm các giấy tờ khác để chứng minh có quyền được hưởng quyền lợi đó.
  • Trong trường hợp người lao động làm việc ở nước ngoài, cần phải có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước  tại sở hoặc hợp đồng lao động được gia hạn. Đồng thời, người lao động cần nộp kèm thêm văn bản gia hạn hợp đồng hay hợp đồng ký kết mới tại quốc gia tiếp nhận người lao động.

5.2. Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu đối với các đơn vị

Khi làm hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho người lao động, đơn vị cần chuẩn bị:

  • Tờ khai tham BHXH/điều chỉnh thông tin (mẫu TK3 – TS).
  • Danh sách chi tiết người lao động đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ( mẫu D02 – TS).
  • Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS).

Ngoài các tờ khai, bảng kê nêu trên, doanh nghiệp cần đính kèm:

  • Hợp đồng lao động ký với NLĐ.
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh thư/căn cước công dân của NLĐ.

*Lưu ý:

  • Mẫu TK3-TS áp dụng với những doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã đơn vị trong lần đầu tiên tham gia BHXH.
  • Mẫu D02 – TS được dùng để kê khai danh sách lao động tham gia BHXH. Đây là các lao động đủ điều kiện theo quy định bắt buộc. Mẫu D02 – TS cực kỳ quan trọng và bắt buộc phải có trong thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp.
  • Mẫu TK1-TS áp dụng với những lao động chưa có mã số BHXH.
  • Mẫu D01- TS được sử dụng để tổng hợp các loại hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp, được dùng làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm truy thu với những trường hợp khai báo tăng muộn.

Trên đây là những điều cần biết về bảo hiểm xã hội là gì và các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Hy vọng rằng các thông tin AZTAX chia sẻ sẽ hữu ích với người đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi. 

Xem thêm: Dịch vụ bảo hiểm xã hội

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post