Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì? [Mới 2024]

Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì

Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự tìm kiếm từ doanh nghiệp. Vậy thành lập doanh nghiệp cần phải quan tâm và chú ý những gì? Hãy cùng AZTAX tìm kiếm câu trả lời nhé.

thanh lap doanh nghiep can quan tam gi
Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì?

1. Thành lập doanh nghiệp cần phải quan tâm những gì?

Tìm hiểu các vấn đề xoay quanh thành lập doanh nghiệp là một việc làm cần thiết khi những tổ chức, cá nhân có dự định thành lập doanh nghiệp. Việc tìm hiểu kỹ trước khi thành lập doanh nghiệp nhằm đảm bảo được việc thành lập được suôn sẻ và thuận lợi. Khi thành lập doanh nghiệp cần quan tâm nhưng điểm sau:

Thành lập doanh nghiệp cần phải quan tâm những gì?
Thành lập doanh nghiệp cần phải quan tâm những gì?
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Nguồn vốn điều lệ
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh
  • Tên cho doanh nghiệp
  • Địa điểm kinh doanh

1.1 cần xác định ngành nghề kinh doanh

Dựa vào điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định:

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

Như vậy, những ngành, nghề không thuộc nhóm bị cấm đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn đăng ký. Khi đã đăng ký kinh doanh  tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh đúng ngành, nghề đó.

Chiếu theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 số 59/2020/QH14 quy định những ngành, nghề bị cấm đầu tư là những ngành nghề có thể hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa,…

Ví dụ, những ngành nghề bị cấm là:

  • Cấm kinh doanh mại dâm.
  • Cấm kinh doanh người, mô và các bộ phận cơ thể khác.
  • Cấm kinh doanh các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người…

Một số ngành, nghề đòi hỏi những điều kiện đặc thù, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đủ để có thể thành lập doanh nghiệp.

1.2 Cần xác định nguồn vốn điều lệ

Chiếu theo  khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ khi doanh nghiệp mới thành lập là tổng giá trị tài sản các thành viên tham gia góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ đã góp và cam kết góp sẽ được ghi vào điều lệ Công ty.

Vốn điều lệ để thành lập công ty không có mức tối thiểu và không có mức tối đa. Nhưng nếu ngành, nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu phải có vốn pháp định thì  mức vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

1.3 Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, việc lựa chọn loại hình là một việc làm vô cùng quan trọng đối sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cân nhắc các ưu nhược điểm của các loại hình để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

STT LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên – Chủ sở hữu sẽ được toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có thể thành lập bởi một cá nhân.

– Cơ cấu tổ chức linh động và gọn.

– Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động trong phạm vi vốn điều lệ

– Nhà đầu  tư dễ dàng kiểm soát vì quy định chuyển nhượng chặt chẽ.

– Không được quyền thể phát hành cổ phiếu.

– Chịu sự điều chỉnh của pháp luật một cách chặt chẽ.

– Công ty TNHH 1 thành viên không được phép rút vốn trực tiếp.

– Tiền lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên – Có tư cách pháp nhân

– Thành viên tham gia thành chỉ có trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

– Có thể tăng vốn điều lệ ( tăng vốn góp của thành viên, tiếp nhận thêm góp vốn từ thành viên mới, phát hành trái phiếu)

– Có nhiều chủ sở hữu nên có thể có nhiều vốn hơn công ty TNHH 1 thành viên.

– Quy định chuyển nhượng rất chặt chẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát

– Số lượng thành viên bị hạn chế (không quá 50 thành viên)

– Không thể phát  hành cổ phiếu.

– Các hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình khác.

– Việc tăng hoặc giảm vốn đều phải báo với cơ quan có thẩm quyền.

3 Công ty cổ phần – Có tư cách pháp nhân

– Giảm thiểu rủi ro với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn

–  Có nhiều thành viên cùng tham gia kinh doanh, góp vốn

– Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản

– Được phát hành cổ phiếu

– Có khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt (chào bán cổ phần, phát hành cổ phiếu)

– Khả năng hoạt động rất rộng rãi hầu hết các lĩnh vực.

– Cơ cấu tổ chức rất phức tạp

– Trong kinh doanh, tài chính khả năng bảo mật bị hạn chế

– Khó khăn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến doanh vì đều phải thông qua Hội Đồng quản trị,..

4 Công ty hợp danh – Công ty có thể hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên góp vốn.

– Các thành viên có thể hoạt động tự do và nhân danh công ty

– Việc điều hành quản lý khá đơn giản.

– Dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn và hoãn nợ.

– Mức độ rủi ro rất cao

– Không được thể phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

– Không có sự phân biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty một cách rõ ràng

5 Doanh nghiệp tư nhân – Chỉ 1 chủ đầu tư nên dễ dàng toàn quyền quyết định hoạt động công ty.

– Ít chịu ràng buộc của pháp luật

– Doanh nghiệp không được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán, cổ phiếu nào.

– Chủ sở hữu chịu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của công ty trước pháp luật

– Không có tư cách pháp nhân

1.4 Cần chọn tên cho doanh nghiệp

Chiếu theo khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Ví dụ: Công ty ABC được đặt tên đúng là Công ty TNHH 1 thành viên ABC

Loại hình doanh nghiệp có thể được viết nguyên chữ hoặc viết tắt. Tên riêng doanh nghiệp được đặt từ bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W , chữ số và các ký hiệu được pháp luật quy định.

Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp có thể được viết công ty trách hữu hạn hoặc công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty CP.

Ngoài ra, căn cứ vào Điều 38 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định một số điều cấm về đặt tên doanh nghiệp như sau:

  • Cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã có.
  • Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nếu chưa được sự chấp thuận của cơ quan đó.
  • Cấm dùng ký hiệu, từ ngữ vi phạm văn hóa đạo đức, không hợp với truyền thống lịch sử cũng như thuần phong mỹ tục của nước ta.

1.5 Cần xác định địa điểm kinh doanh

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, trụ sở của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Trụ sở của doanh nghiệp là nơi khách hàng có thể liên hệ, trao đổi trực tiếp.

Địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp được xác định bao gồm 4 cấp như sau:

Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/ TP thuộc tỉnh (nếu có) + TP trung ương/ tỉnh.

Lưu ý: Nếu địa điểm đặt trụ sở chưa được cấp số nhà, tên đường cần phải có giấy xác nhận của địa phương.

Nếu địa điểm thuê làm trụ sở văn phòng nằm trong tòa nhà/ chung cần cần phải xác định tòa nhà/ căn hộ phải có chức năng thương mại hoặc chức năng làm văn phòng.

> Xem thêm: Câu hỏi về thành lập doanh nghiệp

1.6 Cần có hợp đồng thảo thuận thành lập doanh nghiệp

Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp rất quan trọng khi nhiều nhà đầu tư tham gia. Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài mới yêu cầu hợp đồng liên doanh trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, ngay cả khi không yêu cầu hợp đồng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, việc lập hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp vẫn rất cần thiết nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư cụ thể, tránh xảy ra tranh chấp về sau.

Hợp đồng này bao gồm quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, cũng như sau khi doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời xử lý các vấn đề mà luật không quy định như chuyển nhượng vốn giữa các thành viên, bảo mật thông tin, cam kết hợp tác đầu tư trong tương lai…

2. Để thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì?

ho so de thanh lap doanh nghiep
Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp

Để hoàn thành thủ tục thành lập, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những văn bản sau:

3. Thủ tục và thời gian thành lập doanh nghiệp

thu tuc va thoi gian thanh lap doanh nghiep
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì?

Sau khi, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cần tiến hành thực hiện thủ tục thành lập trong thời gian sớm nhất để có thì vào vận hành.

3.1 Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục thành lập. Thủ tục doanh nghiệp được hiện như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

3.2 Thời gian thành lập doanh nghiệp cần phải chú ý

Thời gian thành lập doanh nghiệp thực tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là quy trình, khả năng soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ thì việc thành lập sẽ diễn ra nhanh chóng. Nếu hồ sơ gặp sai sót thì thời gian thành sẽ bị kéo dài.

Thời gian thành lập doanh nghiệp cần phải chú ý
Thời gian thành lập doanh nghiệp cần phải chú ý

Thông thường thời gian để mở công ty vốn trong nước sẽ khoảng từ 3-5 ngày để doanh nghiệp xin giấy phép thành lập công ty và giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch và đầu tư.

Xem thêm tại:

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Hợp đồng dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bài viết trên đây AZTAX đã cung cấp những thông tin khi thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì? cũng như. Hy rằng bài viết sẽ giúp ít cho quý doanh nghiệp trong việc thành lập. Ở bài viết tiếp theo, AZTAX tiếp tục cung cấp những thông tin rất bổ ích cùng đón chờ nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post