Thành lập doanh nghiệp 2024

cac buoc thanh lap doanh nghiep

Thành lập doanh nghiệp là vấn đề nóng bỏng được rất nhiều người quan tâm khi có ý định đầu tư kinh doanh. Vậy quy trình thành lập doanh nghiệp gồm có mấy bước? Điều kiện về thành lập công ty như thế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Thành lập doanh nghiệp là gì?

thanh lap cong ty la gi
Thành lập công ty là gì?

Ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp, công ty còn được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay cơ quan quản lý. Thông thường, những thủ tục, hồ sơ này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình của công ty.

Xem thêm bài viết: Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì?

2. Điều kiện thành lập công ty

2.1 Chủ thể thành lập công ty

chu the thanh lap cong ty
Chủ thể thành lập công ty

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp khi đáp ứng điều kiện sau:

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân.
  • Cá nhân đủ 18 tuổi, có đầy đủ hành vi nhân sự.
  • Không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp (Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14).

2.2 Đặt tên doanh nghiệp

dat ten doanh nghiep
Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp được gắn tại địa điểm kinh doanh, chi nhánh, trụ sở chính, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Không được đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Chủ doanh nghiệp có thể tra cứu doanh nghiệp mới thành lập để tránh việc nhầm lẫn trong quá trình đặt tên doanh nghiệp.

Quy định về tên doanh nghiệp được nêu tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 41 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

  • Tên tiếng Việt: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp: công ty cổ phần (công ty CP), công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH),  doanh nghiệp tư nhân (DNTN hoặc doanh nghiệp TN), công ty hợp danh (công ty HD)
  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài có hệ chữ La-tinh.

2.3 Ngành nghề khi đăng ký kinh doanh

Điều kiện về ngành nghề
Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp, công ty được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý và không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Một số ngành nghề mà pháp luật cấm được quy định tại Điều 6 – Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14 như sau:

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Tuyệt đối không được đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14, định nghĩa điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện để cá nhân/tổ chức cần đáp ứng khi bắt đầu hạot động kinh doanh trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14 về điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo những hình thức:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

2.4 Địa điểm kinh doanh

dia diem kinh doanh
Địa điểm kinh doanh

Ngày nay, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, nó có địa chỉ được xác định gồm số nhà, hẻm, ngõ phố, xóm, ấp, xã, thành phố trực thuộc trung ương hay số điện thoại và thư điện tử (nếu có).

Trụ sở chính của doanh nghiệp được nêu tại Điều 42 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ngoài ra, trụ sở công ty không được sử dụng chung cư hay khu tập thể trừ trường hợp chung cư hay khu tập thể được xây dựng lên nhằm phục vụ mục đích cho thuê văn phòng. Vấn đề này được quy định tại Khoản 11 – Điều 6 – Luật Nhà Ở 2014 số 65/2014/QH13 về các hành vi bị cấm:

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.

2.5 Điều kiện về con dấu

dieu kien ve con dau
Điều kiện về con dấu khi thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 43 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo điều luật mới này thì doanh nghiệp, công ty không cần phải thông báo về con dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng. Và bạn có thể tự thiết kế mẫu dấu và lựa chọn cơ sở để khắc dấu.

3. Thực hiện chuẩn bị trước khi thành lập

3.1 Thực hiện xác định loại hình của doanh nghiệp

3.1.1 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

cong ty trach nhiem huu han
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH là loại hình sẽ bao gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên. Với một thành viên thì chỉ có duy nhất một và chỉ một người là chủ sở hữu công ty. Với hai thành viên thì sẽ có nhiều thành viên góp vốn hơn.

Định nghĩa về Công ty TNHH một thành viên được nêu tại Điều 74 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Định nghĩa về Công ty TNHH hai thành viên được nêu tại Điều 46 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Với Công ty TNHH thì các thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Để hiểu rõ hơn thì tại Điều 50 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về nghĩa vụ của các thành viên như sau:

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.

Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.

Tuân thủ Điều lệ công ty.

Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3.1.2 Đối với công ty cổ phần

cong ty co phan
Đối với công ty cổ phần

Là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn và được tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Ngoài ra, nó còn được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Công ty cổ phần còn được xem là một thể chế kinh doanh hay một loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển được nhờ sự góp vốn của các cổ đông. Số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần sẽ được gọi là cổ đông và được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, gọi là cổ phiếu. Điều đặc biệt là chỉ có Công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiểu còn Công ty TNHH thì không.

Bên cạnh đó, các bộ máy các công ty cổ phần còn được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính minh bạch, chuẩn mực và hoạt động có hiệu quả.

Tại Điều 111 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về Công ty cổ phần như sau:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

3.1.3 Đối với công ty hợp danh

cong ty hop danh
Đối với công ty hợp danh

Tại Điều 177 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về Công ty hợp danh như sau:

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Nhìn chung, Công ty hợp danh là các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một mảng chung và cùng chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty trước đó.

Xét về mặt lịch sử thì công ty hợp danh ra đời sớm nhất vì khi con người biết hành nghề thương mại thì đã bắt đầu hộ kinh doanh đơn lẻ. Do đó, sau này muốn phát triển thì họ phải lựa chọn liên kết với người thân quen, đặc biệt phải thật tin tưởng để cùng nhau kinh doanh.

3.1.4 Đối với doanh nghiệp tư nhân

doanh nghiep tu nhan
Đối với doanh nghiệp tư nhân

Tại Điều 188 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Nhin chung thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp hiện tại. Điều cần lưu ý là doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn vô bất kì loại hình kinh doanh nào.

3.2 Chọn tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

3.2.1 Quy định khi đặt tên công ty

quy dinh dat ten cong ty
Quy định khi đặt tên công ty

Thông thường, tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Hiện nay, loại hình doanh nghiệp được viết là công ty trách nhiệm hữu hạn (hay gọi tắt là công ty TNHH). Công ty trách nhiệm hữu hạn thì được viết là công ty cổ phần (hay công ty CP). Công ty cổ phần thì được viết là công ty hợp danh (hay công ty HD).

Ngoài ra, các tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. Nó bao gồm như các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

3.2.2 Điều cấm khi thực hiện đặt tên công ty

dieu cam khi thuc hien dat ten cong ty
Điều cấm khi thực hiện đặt tên công ty

Điều cấm khi đặt tên đã được AZTAX đề cập bên trên, nhìn chung thì bạn cần lưu ý vào các điều sau:

Điều 1: Không được đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ cụ thể như tên trùng là tên tiếng việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký. Lúc này, nó được viết hoàn toàn giống với tên tiếng việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Điều 2: Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ, tên tiếng việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Ngoài ra, cấm đặt tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Bên cạnh đó, không được đặt tên riêng của doanh nghiệp hiện tại và lúc trước chỉ khác nhau bởi một ký hiệu.

Hơn nữa, cấm đặt tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ tân hay từ mới đứng trước hoặc sau tên gọi.

Điều 3: Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hay tên của tổ chức chính trị, nhằm để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trừ trường hợp có sự chấp thuận của đơn vị cơ quan đó.

Điều 4: Cấm sử dụng từ ngữ hay ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3.2.3 Tên nước ngoài và tên công ty viết tắt

ten cong ty nuoc ngoai va ten viet tat
Tên nước ngoài và tên công ty viết tắt

Hầu như, tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Vì thế, khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên của doanh nghiệp sẽ giữ nguyên hay dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Đối với trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên bằng tiếng nước ngoài được in với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng việt của doanh nghiệp tại chi nhánh, trụ sở chính hay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý:  Đa phần, những hệ thống ngôn ngữ khác không phải hệ chữ La-tinh sẽ không được chấp nhận để đặt tên cho doanh nghiệp. Cụ thể như hệ chữ viết mang tính tượng hình tượng thanh như chữ Hán, chữ Ả Rập hay Kana của Nhật… thì sẽ không được chấp nhận.

3.3 Trụ sở chính thành lập doanh nghiệp

thanh lap doanh nghiep tu nhan
Trụ sở chính thành lập doanh nghiệp

Thông thường, địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm 4 cấp. Được viết theo công thức: Số nhà kèm tên đường + Tên phường/ thị trấn + Tên quận/ huyện/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ngoài ra, nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà hay tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Đối với địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà thì bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng làm văn phòng/thương mại hay không, trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê chúng.

3.4 Các vốn điều lệ khi thành lập

cac von dieu le khi thanh lap
Các vốn điều lệ khi thành lập

Ngày nay, vốn điều lệ là số vốn do các thành viên hay cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Hầu như, pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp.

Đặc biệt, vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Đồng thời, nó là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo có nên hợp tác với doanh nghiệp của bạn hay không

Vậy nên doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty hợp lý và không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao. Sở dĩ, vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản. Trong khi đó, các thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.

3.5 Các người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp

3.5.1 Với doanh nghiệp tư nhân

Tại Điều 190 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều cần lưu ý là trong mọi trường hợp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đối với trường hợp thuê giám đốc thì giám đốc cũng không phải là người đại diện theo pháp luật, vì tất cả dưới sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp đề ra.

3.5.2 Với công ty hợp danh

nguoi dai dien cong ty hop danh
Với công ty hợp danh

Căn cứ theo Khoản 1 – Điều 181 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về quyền của thành viên như sau:

Thành viên hợp danh có quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nhìn chung, thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Hầu như, mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty có hiệu lực đối với bên thứ ba.

Chính vì thế, tất cả các thành viên hợp danh trong công ty đều là người đại diện theo pháp luật của công ty vốn có.

3.5.3 Với công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc. Hầu như, chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc (do cá nhân làm chủ sở hữu).

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên do điều lệ công ty quy định. Trường hợp nếu điều lệ công ty không quy định thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty (do tổ chức làm chủ sở hữu).

3.5.4 Với công ty TNHH hai thành viên trở lên

nguoi dai dien cong ty tnhh hai thanh vien tro len
Với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tại Điều 54 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Như vậy người đại diện pháp luật đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc là Tổng giám đốc.

3.5.5 Với công ty Cổ phần

nguoi dai dien cong ty co phan
Với công ty Cổ phần

Tại Điều 137 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần như sau:

1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hiện nay, với trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám Đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu điều lệ không có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật.

4. Thủ tục thành lập công ty

4.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

4.1.1 Hồ sơ công ty TNHH

ho so cong ty tnhh
Hồ sơ công ty TNHH

Ngày nay, để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì khách hàng chỉ cần chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và các thông tin liên quan đến công ty của mình.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH gồm có 8 mục cơ bản.

  • Mục 1: Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Mục 2: Điều lệ doanh nghiệp.
  • Mục 3: Danh sách thành viên công ty.
  • Mục 4: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty.
  • Mục 5: Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức. Ngoài ra, cần giấy tờ chứng thực cá nhân và quyết định uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Mục 6: Quyết định góp vốn của thành viên là tổ chức.
  • Mục 7: Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
  • Mục 8: Giấy ủy quyền.

Lưu ý: Ngày nay, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, họ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc.

Hồ sơ Công ty TNHH một thành viên được nêu tại Điều 24 – Nghị Định Về Đăng Ký Doanh Nghiệp số 01/2021/NĐ-CP như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ Công ty TNHH hai thành viên trở lên được nêu tại Điều 23 – Nghị Định Về Đăng Ký Doanh Nghiệp số 01/2021/NĐ-CP như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.1.2 Hồ sơ công ty Cổ phần

ho so cong ty co phan
Hồ sơ công ty Cổ phần

Hồ sơ Công ty Cổ phần được nêu tại Điều 23 – Nghị Định Về Đăng Ký Doanh Nghiệp số 01/2021/NĐ-CP như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhìn chung thì có thể tóm gọn lại thành 4 mục cơ bản sau đây:

  • Mục 1: Cần hộ chiếu hay căn cước công dân.
  • Mục 2: Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần.
  • Mục 3: Điều lệ công ty cổ phần.
  • Mục 4: Danh sách cổ đông góp vốn.

4.1.3 Hồ sơ của công ty hợp danh

Mẫu nội dung hồ sơ Công ty hợp danh cũng được quy định tại Điều 2 – Nghị Định Về Đăng Ký Doanh Nghiệp số 01/2021/NĐ-CP như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.1.4 Hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân

ho so doanh nghiep tu nhan
Hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 21 – – Nghị Định Về Đăng Ký Doanh Nghiệp số 01/2021/NĐ-CP vô cùng đơn giản, chỉ gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

4.2 Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký

thuc hien nop ho so len co quan dang ky
Thực hiện nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký

Ngày nay, bạn muốn đăng ký giấy phép thành lập công ty thì cần đăng ký Giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh. Sau đó, nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký thuộc tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện. Thông thường, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh là 3 ngày.

Ví dụ: Khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh thì bạn cần nộp hồ sơ làm giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

4.3 Bước 3: Thực hiện nhận giấy chứng nhận

nhan giay chung nhan kinh doanh
Thực hiện nhận giấy chứng nhận

Hiện nay, doanh nghiệp có thể nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, có thể đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.

Ngoài ra, trong trường hợp có nhu cầu thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu phòng đăng ký kinh doanh cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp phải nộp phí theo quy định.

4.4 Bước 4: Thực hiện công bố nội dung đăng ký

cong bo noi dung dang ky
Thực hiện công bố nội dung đăng ký

Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là quá trình thông báo công khai những nội dung đăng ký kinh doanh. Đa số, tất cả đều được đưa lên Cổng thông tin Quốc gia về thông tin đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Hơn nữa, công bố thông tin là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện khi thành lập doanh nghiệp hay thay đổi đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng là một trong những công tác có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới được thành lập thì càng không thể bỏ qua.

Xem thêm bài viết Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

5. Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

5.1 Quy định mới cho công ty thành lập từ năm 2024

luu y khi thanh lap cong ty
Quy định mới cho công ty thành lập từ năm 2023

Hầu như, điều kiện để thành lập công ty khá đơn giản chỉ cần bạn đủ 18 tuổi và không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp là bạn có thể thành lập công ty ở bất cứ đâu.

Ngoài ra, pháp luật không hạn chế số lượng công ty một người muốn thành lập. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp đừng ngần ngại mà hãy trực tiếp chủ động tìm hiểu các thông tin bổ ích về thành lập doanh nghiệp tư nhân để vững vàng lập nghiệp nhé.

5.2 Lệ Phí môn bài cho công ty mới

5.2.1 Với tổ chức kinh doanh

to chuc kinh doanh
Với tổ chức kinh doanh

Bao gồm tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng (3.000.000 đồng/năm), tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống (2.000.000 đồng/năm) và văn phòng đại diện hay tổ chức kinh tế khác (1.000.000 đồng/năm).

Đối với trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận. Ngược lại, trường hợp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài. Nghĩa là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài đó.

5.1.2 Với cá nhân, hộ gia đình

ca nhan ho gia dinh
Với cá nhân, hộ gia đình

Bao gồm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm (1.000.000 đồng/năm), cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm (500.000 đồng/năm) và cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm (300.000 đồng/năm).

Hầu như, doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân hay hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập của từng cá nhân.

5.1.3 Với doanh nghiệp nhỏ, vừa

doanh nghiep vua va nho
Với doanh nghiệp nhỏ, vừa

Thông thường, nó bao gồm cả văn phòng đại diện và chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, nếu kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Ngược lại, kết thúc trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

5.3 Con dấu của công ty

con dau
Con dấu của công ty

Hầu như, con dấu của công ty bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số dựa theo giao dịch điện tử của pháp luật.

Ngoài ra, doanh nghiệp quyết định số lượng, loại dấu, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp hay chi nhánh, đơn vị khác của doanh nghiệp hiện tại.

Bên cạnh đó, việc quản lý và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định của điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh…có dấu ban hành. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa, nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về loại dấu, số lượng con dấu mà không phải có những nội dung bắt buộc như luật cũ trước đó.

5.4 Hoá đơn GTGT của công ty

Hiện nay, hóa đơn giá trị gia tăng là một loại chứng từ do người bán lập và ghi nhận thông tin bán hàng hóa cũng như cung ứng dịch vụ cho bên mua và sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, việc này thường được gọi bằng cụm từ xuất hóa đơn.

Ngoài ra, loại hóa đơn này theo mẫu do bộ tài chính ban hành, hướng dẫn thực hiện và áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai cũng như tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

Ngày nay, hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học hay máy tính tiền, cùng với các loại máy khác khi bán hàng hóa để cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa của từng doanh nghiệp. Các hóa đơn này được khởi tạo, nhận, lưu trữ, quản lý theo quy định tại luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

6. Các ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp

6.1 Ưu điểm

uu diem khi thanh lap doanh nghiep
Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp

Về tư cách pháp nhân thì có những ngành nghề kinh doanh mà cá nhân không thể tiến hành hoạt động được. Vì vậy, khi thành lập công ty thì bạn sẽ có đầy đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn.

Mặt khác, công ty là tổ chức có tên riêng, trụ sở giao dịch, có tài sản riêng và các giao dịch được xác nhận bằng con dấu tròn pháp nhân. Đặc biệt, nếu giao dịch lấy danh nghĩa công ty thì chỉ khi đóng dấu công ty thì giao dịch mới có hiệu lực.

Về lợi ích kinh tế thì bạn sẽ tạo được sự tin tưởng với phía đối tác, các thủ tục với cơ quan nhà nước hay giao dịch kinh doanh cũng dễ dàng hơn như ký hợp đồng, đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, thuận lợi huy động vốn từ cá nhân, tổ chức, vay vốn.

Doanh nghiệp có được quyền xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT hay hóa đơn VAT) cho các đối tác hay khách hàng có nhu cầu cần hóa đơn để hợp thức hóa chi phí của công ty. Ngoài ra, còn được pháp luật bảo vệ dựa trên Luật doanh nghiệp 2014.

6.1 Nhược điểm

nhuoc diem khi thanh lap doanh nghiep
Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp

Một nhược điểm lớn khi thành lập công ty đó là phải kê khai báo cáo thuế hàng quý và hàng năm. Một số thuế cơ bản của doanh nghiệp như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu hộ thuế giá trị gia tăng, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động…

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân còn phải đóng thêm thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường và tiêu thụ đặc biệt dựa theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp có sẵn.

Hơn nữa, việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận hàng năm. Đồng thời, doanh nghiệp mới thành lập phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước như thuế, Sở KH&ĐT, bảo hiểm xã hội.

7. So sánh khó khăn và thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp

7.1 Thuận lợi

thuan loi khi thanh lap doanh nghiep
Thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp

Có công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Đầu tiên, nó sẽ giúp cho bạn thực hiện được ước mơ khởi nghiệp và khẳng định mình trên thị trường. Hơn nữa, khi có công ty nó sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.

Tiếp theo, nó sẽ tăng thêm mức thu nhập cá nhân hay cho các thành viên và cổ đông góp vốn trong công ty. Ngoài ra, khi có công ty bạn đã đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và có thể dễ dàng huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau.

Bên cạnh đó, còn có thể quảng bá hình ảnh và thương hiệu kinh doanh của doanh nghiệp một cách rộng rãi hơn. Không chỉ thế, còn làm tăng độ uy tín với khách hàng. Lúc này, khách hàng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch với doanh nghiệp của bạn.

7.2 Khó khăn

kho khan khi thanh lap doanh nghiep
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

Khó khăn lớn nhất trong việc thành lập công ty là còn thiếu kinh nghiệm trong công việc quản lý cũng như việc thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Đa phần, khi mới thành lập thì nguồn việc chưa nhiều nên dẫn đến tình trạng thiếu việc đầu vào tương đối cao.

Hơn nữa, còn có nhiều khó khăn trong việc quản lý các hoạt động của công ty hoặc là có mâu thuẫn giữa các thành viên hay cổ đông trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Thông thường, đối với các công ty khi mới thành lập thì nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh vẫn chưa nhiều. Chính vì thế, thời gian đầu có thể dẫn đến khả năng lỗ cao.

8. Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

8.1 Khắc dấu công ty

khac dau cong ty
Khắc dấu công ty

Hiện nay, con dấu doanh nghiệp là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp kinh doanh. Hơn nữa, con dấu được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hay sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp trước đó.

Dựa theo luật Doanh Nghiệp 2020 thì thủ tục khắc dấu dành cho công ty mới thành lập có khá nhiều điểm mới hơn so với luật Doanh Nghiệp 2014.

Cụ thể như dấu có thể là con dấu tròn hoặc con dấu điện tử, nội dung và số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Lúc này, các doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

8.2 Mở tài khoản ngân hàng công ty

mo tai khoan ngan hang cong ty
Mở tài khoản ngân hàng công ty

Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Thông thường, hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng theo yêu cầu riêng của từng ngân hàng.

Mở tài khoản ngân hàng gồm một bản công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, một bản công chứng chứng minh nhân dân, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục và đăng ký nộp thuế điện tử.

8.3 Đăng ký chữ ký số

dang ky chu ky so
Đăng ký chữ ký số

Ngày nay, chữ ký số hay chữ ký điện tử với hình dáng giống usb được xem như công cụ điện tử tối ưu của doanh nghiệp. Với mục đích để thực hiện các thủ tục và hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng…mà không mất thời gian in ấn, đóng dấu.

Hơn nữa, để có thể sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp sau khi mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như Viettel, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2, FPT… phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.

Lưu ý: Khi đăng ký kê khai thuế điện tử thì doanh nghiệp chú ý đăng ký thông tin số điện thoại và email đúng để cơ quan thuế để liên lạc và có thể dễ dàng trao đổi thông tin.

8.4 Nộp thuế môn bài và tờ khai

nop thue mon bai va to khai
Nộp thuế môn bài và tờ khai

Hiện nay, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.

Hơn nữa, mới thành lập doanh nghiệp tư nhân thì có thể thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất và kinh doanh.

8.5 Thực hiện treo biển công ty

cach treo bien cong ty
Thực hiện treo biển công ty

Thông thường, treo biển tại trụ sở chính công ty là một thủ tục bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập. Tuy nhiên, việc thiết kế biển công ty như thế nào phụ thuộc vào sở thích của chủ sở hữu nhưng phải đảm bảo các yêu cầu của Luật đề ra.

Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải triển khai làm biển công ty. Các yêu cầu cơ bản là biển công ty phải được viết bằng chữ Việt Nam, đảm bảo mỹ quan và đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp.

Thông thường, biển công ty bao gồm như mã số thuế, tên công ty, số điện thoại liên hệ, tên địa chỉ của công ty và được đặt sát cổng hoặc mặt trước tại địa chỉ trụ sở chính của công ty.

8.6 Thực hiện hóa đơn điện tử

hoa don dien tu cua doanh nghiep
Hóa đơn điện tử của doanh nghiệp

Ngày nay, doanh nghiệp khi có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, tặng, khuyến mại thì bắt buộc phải xuất hóa đơn. Đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần thông báo phát hành hóa đơn điện tử sau 2 ngày là được sử dụng khi có chấp nhận của cơ quan thuế ban hành.

Trình tự thực hiện bao gồm là lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử, nhà cung cấp sẽ thiết kế hóa đơn mẫu, ban hành quyết định sử dụng hóa đơn, nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tra cứu chấp nhận của cơ quan thuế qua hệ thống thuế điện tử.

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Ai có quyền thành lập công ty?

ai co quyen thanh lap cong ty
Ai có quyền thành lập công ty?

Ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Hầu như, khi tham gia vào thị trường thì doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch thương mại, lao động đã tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản.

Chính vì thế, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng cũng như điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo ra.

Ngoài ra, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp có thể là tổ chức hay cá nhân, đã được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp trước đó.

Trường hợp nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập nên.

Ngược lại, nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. Sở dĩ, vì tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập cũng như có đủ khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó.

Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau thì quyền thành lập doanh nghiệp của một số cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hay một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị loại bỏ.

Điển hình như các cán bộ, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang hay cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân hoặc một số trường hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành (điều 18 năm 2014) sẽ bị cấm quyền thành lập công ty.

9.2 Có cần hộ khẩu thường trú khi thành lập công ty?

thanh lap cong ty co can ho khau khong
Có cần hộ khẩu thường trú khi thành lập công ty?

Dựa theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì cá nhân có quyền được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể được phép kinh doanh các ngành nghề mà nhà nước không cấm.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay không quy định việc bắt buộc về hộ khẩu thường trú hay  quốc tịch khi thành lập công ty (tại Hà Nội). Do đó, cá nhân có hộ khẩu tại Hà Nội vẫn có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội.

9.3 Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?

9.3.1 Mức vốn điều lệ

muc von dieu le
Mức vốn điều lệ

Dựa theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 thì pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể.

Vì thế, khi quyết định thành lập doanh nghiệp thì thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở như khả năng tài chính của mình, phạm vi và quy mô hoạt động của công ty, chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập và dự án ký kết với đối tác.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn của doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày (từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Nếu hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

9.3.2 Vốn pháp định

muc von phap dinh
Mức vốn pháp định của công ty

Là số vốn tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, tuỳ  vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà nó có mức vốn khác nhau, chúng dựa theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật được ban hành.

Điển hình như ngành nghề kinh doanh bất động sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện với yêu cầu đề ra là vốn pháp định 20 tỷ đồng định sẵn. Vì thế, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vốn tối đa.

9.3.3 Vốn ký quỹ

von ky quy
Vốn ký quỹ của công ty

Hiện nay, vốn ký quỹ là số vốn trong vốn bắt buộc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng để nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Ngoài ra, khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu trước đó.

9.4 Căn hộ có thể đăng ký làm trụ sở công ty không?

co duoc kinh doanh tai chung cu
Căn hộ có thể đăng ký làm trụ sở công ty không?

Căn cứ vào Khoản 11 – Điều 6 – Luật Nhà Ở 2014 số 65/2014/QH13 như sau:

“ Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.”

Với điều luật trên thì bạn không được phép sử dụng căn hộ chung cư làm trụ sở kinh doanh dưới mọi hình thức.

9.5 Loại thuế phải đóng sau khi thành lập?

loai thue phai dong
Loại thuế phải đóng sau khi thành lập?

Ngày nay, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình hay cá nhân theo quy định của các Luật thuế hiện hành.

Hơn nữa, việc phân chia các loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được quá trình nộp thuế của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có thể xây dựng được các chính sách về thuế có lợi cho người nộp thuế.

Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành thì các loại thuế hiện nay bao gồm như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất và các loại thuế khác.

Vì thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức hay mỗi cá nhân nên việc không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc xử phạt còn tuỳ theo mức độ mà có thể bị xử lý hình sự khác nhau.

9.6 Doanh nghiệp chưa có doanh thu thì có phải nộp thuế không?

thue doanh nghiep
Thuế doanh nghiệp

Hiện nay, đối với loại thuế khai theo tháng, quý thì nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định trước đó.

Tuy nhiên, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. Chính vì thế, nếu công ty mới thành lập không phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải kê khai thuế GTGT, nghĩa là không có hóa đơn đầu vào và đầu ra.

Bạn có thể xem chi tiết tại Khoản 1 – Điều 10 – Thông Tư số 156/2013/TT-BTC được quy định như sau:

1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế

a) Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế.

b) Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.

d) Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế. Kỳ tính thuế năm của các loại thuế khác là năm dương lịch.

đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

– Lý do tạm ngừng kinh doanh;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

e) Đồng tiền khai thuế là Đồng Việt Nam. Trường hợp khai các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên thì đồng tiền khai thuế là Đô la Mỹ.

9.7 Nên thành lập công ty gì?

nen thanh lap cong ty gi
Nên thành lập công ty gì?

Trên thực tế, thì vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn khi kinh doanh tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố. Sau đây là ba yếu tố cơ bản phổ biến hiện nay.

Thứ nhất: Dựa vào số lượng thành viên vì số lượng thành viên công ty sẽ quyết định đến loại hình công ty bạn có thể thành lập. Nếu thành lập công ty cổ phần thì cần tối thiểu 3 cổ đông còn nếu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì cần 1 thành viên.

Thứ hai: Dựa vào mong muốn của bạn. Chúng ta dựa vào mong muốn của chủ doanh nghiệp muốn chọn loại hình công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn thì có thể đăng ký thành lập công ty có loại hình đó.

Thứ ba: Dựa vào quy định ngành nghề bởi nếu bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về loại hình doanh nghiệp thì bắt buộc bạn phải chọn loại hình công ty phù hợp đúng với quy định của ngành nghề đó.

9.8 Việc thành lập công ty đóng thuế ra sao?

8.8.1 Thuế môn bài

thue mon bai
Thuế môn bài

Thuế môn bài hay gọi là lệ phí kinh doanh kể cả khi công ty kinh doanh chưa có doanh thu. Vì thế, công ty phải nộp thuế môn bài hàng năm, ngay từ những năm đầu mới thành lập.

Ngoài ra, nếu công ty được thành lập trước ngày 30/06 hàng năm thì công ty phải đóng thuế theo mức cả năm. Ngược lại, đối với trường hợp công ty được thành lập từ ngày 01/07 hàng năm đến 31/12 hàng năm, thì chỉ phải đóng một nửa mức thuế môn bài năm thành lập.

Bảng mô tả thông tin cơ bản về thuế môn bài hiện nay.

Bậc thuế Vốn đăng ký Mức thuế môn bài của cả năm

(VNĐ)

1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000
2 Từ 5 tỷ – 10 tỷ đồng 2.000.000
3 Từ 2 tỷ – 5 tỷ đồng 1.500.000
4 Dưới 2 tỷ đồng 1.000.000

8.8.2 Thuế giá trị gia tăng

thue gia tri gia tang
Thuế giá trị gia tăng

Ngày nay, thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT. Dựa vào căn cứ từng mặt hàng mà thuế giá trị gia tăng có thể là 0%, 5% hoặc 10%.

Ngoài ra, các hàng hóa hay dịch vụ thông thường có thuế suất là 10%. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có đầu ra nhiều hơn số lượng VAT đầu vào thì sẽ phải nộp thuế theo quý, nó phụ thuộc doanh nghiệp đang kê khai thuế theo kỳ tính thuế tháng hay quý của năm.

Có hai mục thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đó là kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng ngày nộp thuế chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng và kê khai thuế VAT theo quý hay ngày nộp thuế chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý sau liền kề.

8.8.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty có 2 mức. Đầu tiên, thuế suất 20% của lợi nhuận áp dụng đối với công ty có doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống. Thứ hai là thuế suất 22% của lợi nhuận đối với công ty có doanh thu năm trước trên 20 tỷ.

Ngoài ra, đối với công ty mới thành lập năm đầu tiên thì sẽ tạm thời được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm đầu là 22%.

Hết ngày 31/12 thì kết thúc năm tài chính, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng, thì lúc này doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất là 20% vốn có.

Ngoài ra, hàng quý nếu công ty phát sinh thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập tạm tính. Sau đó, cuối năm tài chính sẽ quyết toán thuế thu nhập cho doanh nghiệp.

8.8.4 Thuế thu nhập cá nhân

thue thu nhap ca nhan
Thuế thu nhập cá nhân

Hầu như, quản lý và nhân viên công ty phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi phát sinh thu nhập chịu thuế. Lúc này, công ty có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có sẵn.

Sau đây là mô tả bảng thuế thu nhập cá nhân cơ bản.

Bậc Thu nhập tính tháng

(VNĐ)

Thuế Suất

(%)

Cách tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 0 triệu –  5 triệu 5% 0 triệu + 5% TNTT 5% TNTT
2 5 triệu – 10 triệu 10% 0.25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu 10% TNTT – 0.25 triệu
3 10 triệu – 18 triệu 15% 0.75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu 15% TNTT – 0.75 triệu
4 18 triệu – 32 triệu 20% 1.95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu 20% TNTT – 1.65 triệu
5 32 triệu – 52 triệu 25% 4.75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu 25% TNTT – 3.25 triệu
6 52 triệu – 80 triệu 30% 9.75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu 30% TNTT – 5.85 triệu
7 Trên 80 triệu 35% 18.15 triệu + 35% TNTT trên 2 triệu 35% TNTT – 9.85 triệu

9.9 Vốn điều lệ có cần khi thành lập công ty?

von toi thieu thanh lap
Vốn điều lệ có cần khi thành lập công ty?

Hiện nay, vốn điều lệ là vốn cần chuẩn bị khi thành lập mới công ty. Đa số, nó được xem là loại vốn do thành viên/cổ đông của công ty thực hiện góp vào doanh nghiệp khi thành lập trong một thời gian có sẵn.

Thông thường, khi thành lập doanh nghiệp thì các công ty đều phải tiến hành kê khai hoặc đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp thì mới có thể đăng ký kinh doanh. Vì thế, việc thành lập công ty không cần vốn điều lệ là điều không thể.

Thế nhưng, trong luật doanh nghiệp lại không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà doanh nghiệp phải đăng ký khi mở công ty riêng. Vì vậy, ta chỉ cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu phù hợp với quy định ngành nghề là được.

Mặt khác, đối với trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, đăng ký ngành nghề thì không yêu cầu điều kiện về vốn tối thiểu. Lúc này, ta có thể chuẩn bị vốn theo khả năng tài chính của mình vì luật không yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh vốn tối thiểu.

Lưu ý: Không thể thành lập công ty khi không cần vốn điều lệ nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành lập công ty với số vốn nhỏ. Vì vậy, các bạn có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân không cần quá lo lắng về vấn đề này nhé!

Xem thêm: Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty

9.10 Thành lập công ty bao lâu?

thanh lap cong ty mat bao lau
Thành lập doanh nghiệp tư nhân mất bao lâu?

Thực tế, thời gian thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như quy trình thực hiện hay khả năng soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ của từng doanh nghiệp…

Trường hợp nếu doanh nghiệp tiến hành theo quy trình chuẩn và soạn thảo hồ sơ nhanh chóng thì thời gian thành lập công ty rất nhanh chóng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ sai sót thì thời gian mở công ty sẽ kéo dài vì cần thay đổi bổ sung những thiếu sót.

Đa số, thời gian thành lập công ty là từ 3 đến 5 ngày để xin giấy phép thành lập công ty và giấy phép đăng ký doanh nghiệp Việt Nam từ Sở Kế Hoạch và đầu tư (thời gian để mở công ty có vốn trong nước sẽ khoảng từ 3 đến 5 ngày).

Đối với công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ mất từ 15 đến 30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư. Ngoài ra, còn mất từ 3 đến 5 ngày để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì thế, tổng thời gian cần thiết khi mở công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18 đến 30 ngày.

Mặt khác, để đảm bảo công ty thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh thì sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì bạn cần dành thời gian để xin giấy phép con nếu cần và hoàn tất các thủ tục khác như khắc con dấu, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp…

9.11 Chi phí thành lập công ty?

chi phi thanh lap cong ty
Chi phí thành lập công ty

Để thành lập một công ty cần tốn rất nhiều chi phí phát sinh. Điển hình như lệ phí đăng ký doanh nghiệp (khoảng 100.000 đồng/lần), chi phí khắc con dấu doanh nghiệp (70.000 đồng – 300.000 đồng) tùy vào chức danh.

Ngoài ra, còn có chi phí làm biển công ty (300.000 đồng – 1.500.000 đồng) tùy vào chất liệu hay kích thước bảng hiệu, phí mua chữ ký số 3 năm (1.500.000 đồng – 2.000.000 đồng), phí mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản.

Bên cạnh đó, còn có kê khai và nộp lệ phí môn bài (khi vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm còn vốn điều lệ trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm), phí phát hành hóa đơn điện tử/hóa đơn giá trị gia tăng.

9.12 Có cần xem ngày thành lập doanh nghiệp không?

co can xem ngay thanh lap doanh nghiep khong
Có cần xem ngày thành lập doanh nghiệp không?

Từ trước cho đến nay, người xưa đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, việc xem ngày thành lập công ty hay chọn ngày cúng khai trương theo tuổi rất quan trọng giúp bạn chọn lựa được ngày đẹp khai trương hợp với tuổi, tránh được các ngày xấu.

Ngoài ra, chọn ngày lành tháng tốt để thành lập công ty sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn luôn tấn tới và phát tài phát lộc. Có thể tránh được những điều tai ương hay những chuyện không tốt hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngược lại, nếu chọn ngày thành lập công ty xấu thì sẽ không được may mắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến công việc kinh doanh thất bát. Vì thế, việc xem ngày thành lập công ty vô cùng quan trọng và là điều không thể bỏ qua.

Trên đây là tất cả thông tin về thành lập doanh nghiệp mà chúng tôi muốn gửi cho bạn. Hy vọng là những thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bên trên sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình tìm hiểu thông tin của bạn. Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post