Người lao động được phép yêu cầu tạm ứng lương trong những trường hợp khẩn cấp. Vậy những trường hợp được ứng lương là gì? Ứng lương tối đa bao nhiêu tháng? Cùng AZTAX tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Ứng lương là gì?
“Ứng lương” là việc chi trả trước một phần tiền lương cho người lao động trước thời điểm thường trả lương. Thông thường, tiền lương được trả vào cuối mỗi tháng, nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp, người lao động có thể xin ứng một phần tiền lương trước.
Tạm ứng lương là việc người lao động nhận một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn phải thanh toán. Điều này ảnh hưởng đến việc lưu động vốn và dòng tiền của người sử dụng lao động. Vì vậy, tạm ứng lương cho người lao động chỉ xảy ra ở một số trường hợp bắt buộc hoặc phụ thuộc vào người sử dụng lao động.
Tiền tạm ứng là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo cuộc sống và chi trả cho những khoản tiền phát sinh, nhất là đối với những người lao động chưa dành dụm tích lũy vì mức lương thấp. Ứng lương cho nhân viên giúp họ giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân. Người lao động có nhu cầu tạm ứng tiền lương; tham khảo qua mẫu tạm ứng lương cho người lao động mới nhất do AZTAX cung cấp.
Ứng lương là hình thức trả lương giúp doanh nghiệp xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên, giúp họ chủ động trong việc quản lý tài chính cá nhân và ổn định thu – chi. Từ đó, khuyến khích lao động, nâng cao năng suất làm việc của người lao động.
Xem thêm: Khái niệm tiền lương là gì?
2. Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên
2.1 Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?
Tại Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định 04 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương, cụ thể:
- Người lao động được ứng lương theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Người lao động được ứng tiền lương trong trường hợp tạm nghỉ trên 01 tuần để thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Người lao động được ứng lương trong thời gian nghỉ hằng năm.
- Người lao động nhận lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của 02 bên. Nếu công việc phải hoàn thành trong nhiều tháng thì hàng tháng người lao động được ứng tiền lương.
2.2 Làm sao để tính số tiền tạm ứng phù hợp?
Quy trình tính lương lao động trong doanh nghiệp cần tuân thủ theo một số quy định về tạm ứng cho nhân viên bắt buộc. Tại Điều 101 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định, mức tiền tạm ứng lương cho nhân viên và thời gian tạm ứng tối đa của của người lao động trong từng trường hợp nêu trên, cụ thể như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy để xác định số tiền tạm ứng phù hợp, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
Mức lương căn bản của bạn.
Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Tỷ lệ tạm ứng sẽ đựa vào quy định của công ty.
Mức tiền tạm ứng tối đa trong các quy định của pháp luật.
Một phương pháp đơn giản để tính số tiền tạm ứng là nhân mức lương căn bản với số ngày làm việc thực tế, sau đó nhân với tỷ lệ tạm ứng.
Ví dụ, nếu mức lương căn bản của bạn là 10.000.000 đồng, bạn đã làm việc trong 26 ngày trong tháng, và tỷ lệ tạm ứng được quy định là ¾ của mức lương, thì số tiền tạm ứng của bạn sẽ là:
Số tiền tạm ứng = 10.000.000 x 26 x ¾ = 19.500.000 đồng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng số tiền tạm ứng không thể vượt quá mức tối đa quy định theo pháp luật. Theo Luật lao động năm 2019, số tiền tạm ứng không thể vượt quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Nếu số tiền tạm ứng vượt quá mức trên, bạn sẽ phải trả lại phần chênh lệch đó.
Ví dụ, nếu mức lương theo hợp đồng của bạn là 15.000.000 đồng, thì số tiền tạm ứng tối đa của bạn sẽ là:
Số tiền tạm ứng tối đa = min(19.500.000; 15.000.000) = 15.000.000 đồng
Bạn sẽ cần trả lại số tiền chênh lệch là 19.500.000 – 15.000.000 = 4.500.000 đồng.
2.3 Làm thế nào để đăng ký tạm ứng lương?
Để đăng ký tạm ứng tiền lương, người lao động cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tải và điền mẫu đề nghị tạm ứng tiền lương. Trong mẫu này, cung cấp thông tin cá nhân, số tiền cần ứng, lý do ứng, ngày dự kiến nhận lương và yêu cầu phê duyệt từ người có thẩm quyền.
- Bước 2: Nộp đơn đến cấp quản lý hoặc người có thẩm quyền để xin phê duyệt. Chờ đợi phản hồi và tuân thủ các quy định của công ty về tạm ứng tiền lương.
- Bước 3: Nhận tiền tạm ứng từ kế toán hoặc ngân hàng. Ký phiếu chi và giữ lại bản sao làm bằng chứng. Ghi nhớ rằng số tiền tạm ứng sẽ được khấu trừ từ tiền lương tháng kế tiếp.
Lưu ý rằng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, điều này bởi vì nó còn phụ thuộc vào quy định của mỗi công ty.
Tải mẫu tạm ứng lương số C42- HD theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
2. 4 Không ứng lương cho nhân viên bị phạt không?
2.5. Người lao động được tạm ứng lương tối đa là bao nhiêu
Mức tối đa người lao động có thể nhận khi tạm ứng lương lên đến 100% tháng lương không được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động được ứng trước lương khi thỏa thuận các điều kiện tạm ứng với người sử dụng lao động, và số tiền tạm ứng không bị tính lãi.
Căn cứ vào các quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động 2019, mức tiền tạm ứng được xác định theo các trường hợp sau:
- Trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên, mức tối đa là 1 tháng tiền lương.
- Người lao động nghỉ hằng năm sẽ được ứng tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc theo khoán, mức tạm ứng sẽ được dựa trên khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ, mức tạm ứng là 50% tiền lương.
- Nếu hai bên tự thỏa thuận, mức tiền tạm ứng sẽ được xác định theo ý chí của họ, và không có quy định cụ thể về mức tiền tạm ứng tối đa trong pháp luật.
Xem thêm: Bổ sung giảm nguyên lương trong trường hợp nào
Xem thêm: Tiền công là gì?
3. Giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ tạm ứng tiền mặt cho nhân viên
3.1 Giấy tờ khi cá nhân yêu cầu tạm ứng tiền mặt:
- Phiếu đề nghị tạm ứng tiền: Đây là văn bản mà nhân viên điền thông tin cá nhân, số tiền cần tạm ứng, lý do và ngày dự kiến nhận tiền.
- Các giấy tờ đi kèm: Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng tiền tạm ứng, có thể bao gồm:
- Đối với công tác đi công tác: Đề xuất công tác, giấy phép đi lại, quyết định cử đi công tác, lịch trình công tác,…
- Đối với mua hàng hóa: Báo giá, đơn đặt hàng,…
3.2 Giấy tờ khi tạm ứng đã được thực hiện:
- Phiếu đề nghị thanh toán tạm ứng: Sau khi nhận tiền, nhân viên cần điền thông tin vào phiếu này để yêu cầu thanh toán tạm ứng.
- Bảng thanh toán tạm ứng và chứng từ gốc: Bản này ghi rõ số tiền tạm ứng và đính kèm các chứng từ gốc liên quan.
- Bản sao của vé, tem phiếu đi lại: Điều này bảo đảm rằng các chi phí liên quan đến di chuyển được chứng minh và chấp nhận được.
- Các chứng từ khác: Bao gồm hoá đơn, danh mục hàng hoá,…
Lưu ý:
- Hoá đơn GTGT cần có đầy đủ thông tin về đơn vị mua, bán hàng và mã số thuế.
- Hoá đơn trên 20 triệu đồng cần được thanh toán không bằng tiền mặt.
- Nếu còn dư tiền tạm ứng, nhân viên phải hoàn trả hoặc cho phép trừ vào lương.
- Nhân viên chỉ được phép tạm ứng tiếp khi đã hoàn trả hết khoản tạm ứng trước đó.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Ứng lương là gì?
Ứng lương là việc nhận được một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lưu động dòng tiền của người sử dụng lao động.
4.2 Tạm ứng lương có bị tính lãi suất không?
Theo quy định tại Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, người lao động được tạm ứng lương theo điều kiện theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và không bị tính lãi suất.
4.3 Vì sao doanh nghiệp nên có chính sách ứng lương cho nhân viên?
Mục tiêu của chính sách ứng tiền lương là nhằm giải quyết vấn đề “cơm áo gạo tiền” mà người lao động gặp phải. Đồng thời, giảm bớt gánh nặng tài chính để người lao động tập trung hơn vào công việc. Đây là một hình thức khích lệ nhân viên hiệu quả; nhằm nâng cao năng suất làm việc của công ty.
4.4 Người lao động được ứng tiền lương bao nhiêu lần?
Số lần ứng lương phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một số doanh nghiệp sẽ quy định về số lần ứng lương cho người lao động theo năm hoặc theo tháng; nhằm đảo bảo quỹ ngân sách chung. Đa số là một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Trên đây, là những thông tin về “Tạm ứng lương” mà AZTAX muốn gửi đến Quý độc giả. Hy vọng thông qua bài viết giúp cho các bạn biết thêm về các quy định ứng lương khi gặp trường hợp khẩn cấp. Liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn các dịch vụ về tính lương nhé!
Xem thêm: Cách tính phụ cấp tiền lương
Xem thêm: Lương net và lương gross có gì khác nhau?
Xem thêm: Thù lao là gì?