Trong lĩnh vực thuế và tiền lương, một câu hỏi thường gặp là liệu tiền lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không? Đây là một vấn đề mà nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc chịu thuế TNCN của tiền lương làm ngoài giờ qua bài viết bên dưới nhé!
1. Lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không?
Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BT, quy định về các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công làm thêm giờ, ban đêm so với ngày làm việc bình thường như sau:
i) Thu nhập
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
Nghĩa là tiền lương, tiền công được trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ nên thuộc đối tượng không chịu thuế TNCN. Như vậy, với câu hỏi “Tiền lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không?” thì câu trả lời là có. Phần tiền lương, tiền công được trả cao hơn là phần chênh lệch giữa tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ và tiền lương, tiền công là việc vào ngày bình thường. Và được xác định như sau:
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ | = | Tiền lương, tiền công thực trả do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ – Tiền lương, tiền công của ngày làm việc bình thường |
Xem thêm: Thử việc có đóng thuế tncn không?
2. Quy định về lương ngoài giờ của người lao động
Tiền lương ngoài giờ là khoản chi mà doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động khi họ làm việc ngoài giờ theo yêu cầu. Theo quy định pháp luật, tiền lương ngoài giờ phải cao hơn so với lương làm việc trong giờ tiêu chuẩn.
Cụ thể, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
- Làm thêm giờ vào ngày thường: ít nhất 150% lương.
- Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất 200% lương.
- Làm thêm vào ngày lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có lương: ít nhất 300% lương, chưa tính lương ngày lễ, Tết.
- Làm việc ban đêm: thêm ít nhất 30% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm thêm giờ vào ban đêm: thêm ít nhất 20% lương so với mức trả vào ban ngày.
Công thức tính lương làm thêm giờ như sau:
Tiền lương ngoài giờ = Lương giờ của ngày làm việc bình thường x Mức quy định (150%, 200%, 300%) x Số giờ làm thêm.
Như vậy, làm thêm giờ giúp người lao động tăng thu nhập đáng kể so với lương hàng tháng.
3. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với tiền lương ngoài giờ
Dựa theo Khoản 2 và Khoản 3, Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với tiền lương ngoài giờ của người lao động được áp dụng như sau:
Công thức tính thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản được giảm trừ.
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công – Các khoản thu nhập được miễn thuế.
- Các khoản giảm trừ gồm:
- Giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
- Thuế suất: Được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc thuế, dựa trên mức thu nhập của người lao động.
Tùy theo mức thu nhập cụ thể, người lao động sẽ chịu mức thuế tương ứng theo từng bậc thuế đã quy định.
4. Tiền lương ngoài giờ có phải là chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?
Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày, không quá 40 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/năm. Trừ trường hợp đặc biệt tại Khoản 3 Điều này thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm.
Hoạt động của doanh nghiệp thường phát sinh theo 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp phân công người lao động làm tăng ca với số giờ tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp 2: Do nhu cầu của doanh nghiệp, người lao động được phân công làm thêm với số giờ vượt quá khung quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Vấn đề pháp lý được đặt ra ở đây, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các khoản chi của doanh nghiệp đối với tiền lương trả cho người lao động trong 2 trường hợp trên được xử lý như sau:
- Trường hợp 1: nếu khoản tiền này là khoản chi thực tế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp và có hóa đơn chứng từ hợp lệ, sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Trường hợp 2: Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế.
Nếu doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, Cục thuế các tỉnh/thành phố sẽ tiến hành xem xét và đánh giá để quyết định liệu doanh nghiệp có được hạch toán chi phí hay không. Để có được nguồn tham chiếu chính thức và cụ thể, các doanh nghiệp phải đánh giá tình hình của mình, sau đó xin ý kiến hướng dẫn từ Cục thuế của tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp hoạt động.
Xem thêm: Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
6. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ không?
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 và Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi người lao động đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
5.2 Có giới hạn số giờ làm thêm mỗi ngày/tuần không?
Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Ngoài ra, theo Khoản 2b Điều 107 Bộ luật này, số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.
Mặt khác, căn cứ theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo thời gian làm việc quy định tại Điều 105 Bộ luật này khi làm việc từ 6 giờ trở lên trong vòng một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục. Đối với những người lao động làm việc ban đêm, thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất là 45 phút liên tục.
Trong trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ giữa giờ sẽ được tính vào thời gian làm việc. Như vậy, thời gian làm thêm tối đa trong vòng một ngày là 12h/ngày hoặc 9h/ngày (đối với công việc nguy hiểm, độc hại).
AZTAX đã tổng hợp và chia sẻ với bạn về vấn đề tiền lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại giá trị và kiến thức bổ ích cho bạn. Luôn theo dõi AZTAX để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Xem thêm: Lương tháng 13 có tính thuế tncn không?