Một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu công ty?

mot ca nhan duoc thanh lap bao nhieu doanh nghiep

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Theo quy định hiện nay, mọi cá nhân và tổ chức, không nằm trong danh sách cấm thành lập doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và kinh doanh những ngành nghề thuộc quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp đủ điều kiện mỗi người được phét thành lập bao nhiêu công ty? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những vấn đề trên nhé.

1. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?

Theo quy định hiện nay thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

mot ca nhan duoc thanh lap bao nhieu doanh nghiep
Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?

1.1 Số lượng doanh nghiệp tối đa mà một cá nhân được phép thành lập

1 người được thành lập bao nhiêu công ty? Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, số lượng doanh nghiệp tối đa mà một cá nhân được phép thành lập phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp khác: Quy định về số lượng doanh nghiệp tối đa mà một cá nhân được phép thành lập có thể khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Một cá nhân có thể thành lập nhiều công ty trách nhiệm. Số lượng công ty mà mỗi cá nhân có thể thành lập hoặc góp vốn không bị giới hạn nếu họ chỉ tham gia vào công ty trách nhiệm hữu hạn với hai thành viên hoặc tham gia vào công ty cổ phần, hoặc nếu họ lập công ty trách nhiệm hữu hạn với một thành viên. Trong các trường hợp này, cá nhân chỉ cần chịu trách nhiệm đối với số vốn mà họ đã đầu tư vào công ty hoặc tỷ lệ cổ phần mà họ đang sở hữu.
Tuy nhiên, nếu cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thì không được phép trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh và ngược lại nếu bạn đã là thành viên hợp danh, thì bạn không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hay tham gia vào công ty hợp danh khác mà không có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.

1.2 Lý do quy định số lượng doanh nghiệp tối đa

Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân? một cá nhân có thể đứng tên bao nhiêu công ty? Việc quy định số lượng doanh nghiệp tối đa mà một cá nhân được phép thành lập nhằm mục đích:

  • Đảm bảo quyền lợi giữa các bên: Hạn chế tình trạng cá nhân lợi dụng việc thành lập nhiều doanh nghiệp để trốn thuế, né tránh nghĩa vụ hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
  • Khuyến khích quản trị doanh nghiệp hiệu quả: Tránh tình trạng cá nhân dàn trải nguồn lực, quản lý không hiệu quả khi thành lập quá nhiều doanh nghiệp.

1.3 Trường hợp ngoại lệ

Có một số trường hợp ngoại lệ mà một cá nhân được phép thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp tư nhân được quyền thành lập trước ngày 01/01/2021: Cá nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân được thành lập trước ngày 01/01/2021 có quyền tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp tư nhân được thành lập do thừa kế: Cá nhân được thừa kế doanh nghiệp tư nhân có quyền tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó.

2. Quy định về việc thành lập công ty cho từng loại hình doanh nghiệp

quy dinh ve viec thanh lap cong ty cho tung loai hinh doanh nghiep
Quy định về việc thành lập công ty cho từng loại hình doanh nghiệp

Mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp, nếu không thuộc một trong các đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp để xác định một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Cùng xem qua nội dung sau để giải đáp câu hỏi một người được thành lập bao nhiêu công ty cho từng loại hình doanh nghiệp nhé.

2.1 Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm chủ hộ kinh doanh, cũng như thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.

Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

Khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp các thành viên hợp danh có thỏa thuận khác.

2.2 Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty hợp danh?

Dựa vào Điều 180 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, thành lập bao nhiêu công ty hợp danh không bị giới hạn số lượng cụ thể.

Tuy nhiên, Điều 180 Luật Doanh Nghiệp đưa ra một số hạn chế về quy định cho thành viên hợp danh, bao gồm việc thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Ngoại trừ, được sự nhất trí của tất cả các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.

Công ty hợp danh phải có chủ sở hữu chung ít nhất là 2 thành viên và cùng kinh doanh dưới một tên chung. Tương tự như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh cũng không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Ngoài ra, công ty hợp danh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng minh có tư cách pháp nhân.

Điều 180 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc quyền đối với chủ thể là thành viên công ty hợp danh như sau:

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, trừ trường hợp nhận được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại nếu không thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.

2.3 Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty TNHH và công ty cổ phần?

Một cá nhân có thể thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện nay, đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì chưa có quy định về vấn đề 1 cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Vì không có quy định cụ thể nên 1 cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, quý khách gặp khó khăn vì không hiểu về pháp lý doanh nghiệp. Đừng lãng phí thời gian vì giải quyết hồ sơ pháp lý, hãy để chúng tôi xử lý toàn bộ quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp này cho quý khách. AZTAX giới thiệu đến quý khách hàng gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp chỉ từ 1.000.000 đồng.

Xem thêm: Dich vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

3. Quy định về quyền thành lập công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, thành lập doanh nghiệp là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp.

quy dinh ve quyen thanh lap cong ty
Quy định về quyền thành lập công ty

3.1 Trường hợp nào bị cấm thành lập doanh nghiệp?

Trong Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 cũng có quy định một số cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể như:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Cán bộ, công viên chức nhà nước theo quy định của Luật Viên chức và Luật Cán bộ, công chức.
  • Hạ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp Nhà nước.
  • Cán bộ quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước trừ người được ủy quyền để làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Xem thêm: Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

3.2 Trường hợp bị cấm tham gia góp vốn thành lập quản lý công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần vốn góp vào thành lập quản lý công ty, trừ hai trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Người chưa thành niên; bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Nếu cá nhân muốn được thành lập doanh nghiệp thì điều kiện cơ bản phải là người có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự tức là đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Đây là quy định nhằm đảm bảo người thành lập và quản lý doanh nghiệp phải có đầy đủ khả năng định hướng, điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Trường hợp thứ hai: Người đang bị tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định bơi Tòa án; còn các trường hợp khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Phá sản.

3.3 Quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 nêu rõ:

Mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, nếu không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với cá nhân là người nước ngoài thành lập doanh nghiệp lần đầu tại Việt Nam thì cần phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định. Sau đó, doanh nghiệp thành lập bởi cá nhân nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14.

4. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của AZTAX

dich vu thanh lap doanh nghiep cua aztax
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của AZTAX

Với nhiều năm kinh nghiệm làm về dịch vụ pháp lý, AZTAX luôn là nhà tiên phong trong các dịch vụ về hỗ trợ doanh nghiệp, đặt biệt là dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp nhanh chóng giá rẻ. dưới đây là 10 lý do tại sao nên chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại AZTAX.

  • Chuyên nghiệp và kinh nghiệm: AZTAX có đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đảm bảo quá trình diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian: Sử dụng dịch vụ của AZTAX giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu, bởi họ sẽ xử lý toàn bộ quy trình và thủ tục liên quan.
  • Hiểu biết về pháp lý: AZTAX sẽ đảm bảo rằng mọi quy định pháp lý liên quan đều được tuân theo đúng cách.
  • Tùy chỉnh theo nhu cầu: Dịch vụ của AZTAX có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn, vì vậy bạn có thể lựa chọn các tùy chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình.
  • Đối tác đáng tin cậy: AZTAX đã xây dựng uy tín trong việc cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại Tp.HCM và các tỉnh thành khác cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân.
  • Đảm bảo bảo mật thông tin: AZTAX cam kết bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp của bạn một cách tuyệt đối.
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết: AZTAX sẽ cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết về quy trình và yêu cầu để bạn hiểu rõ hơn về quá trình thành lập doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa quá trình: Dịch vụ của AZTAX giúp tối ưu hóa quá trình thành lập doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và khó khăn có thể xảy ra.
  • Trải nghiệm khách hàng xuất sắc: AZTAX cam kết cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất thông qua dịch vụ chuyên nghiệp và hỗ trợ nhiệt tình.
  • Tập trung vào kế hoạch kinh doanh: Bằng việc sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của AZTAX, bạn có thể tập trung vào phát triển kế hoạch kinh doanh và hoạt động chính của bạn, thay vì lo lắng về thủ tục pháp lý.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Một người có thể đứng tên bao nhiêu công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, mỗi cá nhân chỉ được phép “đứng tên” duy nhất một công ty, không phân biệt công ty đó hoạt động trong nước hay ngoài nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự thay đổi khi cho phép công ty TNHHcông ty Cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, giúp linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp.

5.2 Một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu công ty tư nhân?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, cá nhân này không được quyền đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, nhằm đảm bảo tính minh bạch và quản lý trong hoạt động kinh doanh.

Câu hỏi “Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?” một người được thành lập mấy công ty? một người đứng tên nhiều công ty được không? đã được AZTAX giải đáp trong bài viết trên. Nếu doanh nghiệp còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến quy định về thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ AZTAX để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon