Mẫu thang bảng lương mới nhất 2024

Mẫu hệ thống thang bảng lương

Mẫu thang bảng lương là công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng mẫu thang bảng lương, các doanh nghiệp có thể tổ chức và điều chỉnh lương theo quy định một cách hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường minh bạch và sự công bằng trong chính sách chi trả lương của họ. Cùng AZTAX tìm hiểu một số mẫu thang bảng lương và hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương 2024 phổ biến hiện nay!

1. Thang bảng lương là gì?

Thang lương là hệ thống xây dựng từ ngạch lương, bậc lương, nhóm lương đã được quy định sẵn để làm căn cứ cho doanh nghiệp trả lương và để xét nâng lương định kỳ cho người lao động. Căn cứ theo mức thang lương, nhà quản lý sẽ dễ dàng phân loại từng nhóm và năng lực lao động trong doanh nghiệp của mình.

Thang bảng lương là gì? Mẫu thang bảng lương 2024
Thang bảng lương là gì? mẫu thang bảng lương mới nhất 2024

Thang bảng lương là một hệ thống xây dựng dựa trên ngạch lương. Lấy nhóm lương, bậc lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp trả lương cho người lao động sẽ căn cứ thông qua thang bảng lương. Trong đó, thang bảng lương công nhân đã xây dựng trước đó dựa vào mức độ, năng lực của người lao động.
Thang bảng lương của doanh nghiệp tùy vào nội quy của từng công ty. Qua đó, người lao động cũng có mục tiêu phấn đấu rõ ràng dựa vào thang bảng lương.

Xem thêm: Thang bảng lương có cần đăng ký không?

2. Mẫu thang bảng lương phổ biến nhất hiện nay

Đối với các doanh nghiệp, việc xây dựng một mẫu hệ thống thang bảng lương công nhân chính xác và hiệu quả là một phần quan trọng của quản lý nhân sự. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số thang bảng lương mẫu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

mau-thang-bang-luong-hien-nay
Mẫu thang bảng lương năm 2024

2.1 Mẫu thang bảng lương của công ty tnhh

Tùy theo mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu điều chỉnh thang bảng lương khác nhau. Dưới đây là một số thông tin gợi ý về thang lương lương dành cho doanh nghiệp tư nhân gồm các chức danh:

  • Mức lương của giám đốc
  • Mức lương của kế toán trưởng, phó giám đốc
  • Mức lương của trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật
  • Mức lương của nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật
  • Nhân viên văn phòng, tạp vụ
CÔNG TY TNHH AZTECH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Mã số thuế: … Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Địa chỉ:
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
Áp dụng mức lương tối thiểu: 4.258.600 đồng
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
NHÓM CHỨC DANH,
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Bậc Lương
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc Công ty
Mức Lương 5,000,000 5,250,000 5,512,500 5,788,125 6,077,531 6,381,408 6,700,478
3. Kế Toán Trưởng
Mức Lương 4,500,000 4,725,000 4,961,250 5,209,313 5,469,778 5,743,267 6,030,430
4. Giáo viên dạy kế toán thực hành thực tế
Mức Lương 4,300,000 4,515,000 4,740,750 4,977,788 5,226,677 5,488,011 5,762,411
5. Trợ giảng
Mức Lương 4,258,600 4,471,530 4,695,107 4,929,862 5,176,355 5,435,173 5,706,931
6. Nhân viên văn phòng, Nhân viên kinh doanh
Mức Lương 4,258,600 4,471,530 4,695,107 4,929,862 5,176,355 5,435,173 5,706,931
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2018
GIÁM ĐỐC CÔNG TY

2.2 Mẫu thang bảng lương công ty cổ phần

I. MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng từ ngày 01/7/2024 đối với Doanh nghiệp tại Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng.
II. HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
NHÓM CHỨC DANH,
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Bậc Lương
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc
Mức Lương
2. Phó Giám đốc, Kế Toán Trưởng
Mức Lương
2. Trưởng Phòng kinh doanh, Trưởng Phòng Hành chính nhân sự
Mức Lương
5. Nhân viên Kế toán, Nhân viên Kinh doanh, Nhân viên Kỹ thuật, Nhân viên Văn phòng
Mức Lương
6. Nhân viên tạp vụ, Nhân viên bảo vệ
Mức Lương
…, ngày …/…2024
Người đại diện pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

2.3 Mẫu thang bảng lương cho cơ quan nhà nước

Khác với thang bảng lương của doanh nghiệp tư nhân, đối với cơ quan nhà nước sẽ có quy chuẩn riêng. Trong bảng lương này gồm có mức lương tối thiểu của doanh nghiệp và hệ thống thang bảng lương. Cụ thể gồm có các mục sau:

  • Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp
  • Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, nghiệp vu
  • Thanh lương, bảng lương cho công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ
  • Phụ cấp lương (nếu có)
Mẫu thang bảng lương cơ quan nhà nước
Mẫu thang bảng lương cơ quan nhà nước

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý: 01 Ngạch lương được dụng cho các chức danh sau: (Các bạn liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).

Ví dụ:

  • 01/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh Trưởng, phó các phòng ban
  • 02/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh như: kế toán viên, nhân viên kinh doanh, thủ quỹ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên tuyển dụng, nhân viên hành chính nhân sự …
  • 03/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức năng như: Văn thư, đội trưởng
  • 04/ Ngạch lương: Áp dụng cho chức danh nhân viên lễ tân

Lưu ý: Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định.

3. Cách xây dựng thang bảng lương 2024

Xây dựng thang bảng lương là quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự. Nó bao gồm việc xác định các bậc lương, mức lương cụ thể cho từng bậc và các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương. Một thang bảng lương hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên tài năng, tạo môi trường làm việc công bằng và động viên sự phát triển cá nhân.

cach xay dung thang bang luong
Cách xây dựng thang bảng lương 2024

3.1. Căn cứ xác lập bậc lương

Bậc lương của người lao động được xác định dựa trên những yếu tố sau:

  • Độ phức tạp của công việc: Mức độ khó khăn và yêu cầu kỹ thuật trong từng nhiệm vụ cụ thể
  • Trình độ và kỹ năng: Năng lực, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng chuyên môn của người lao động
  • Trách nhiệm: Mức độ trách nhiệm trong công việc và khả năng quản lý các nhiệm vụ được giao

3.2 Xác định bậc lương

Bậc lương cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cần được thiết lập theo các nguyên tắc sau:

  • Pháp luật không giới hạn số bậc lương tối đa, nhưng yêu cầu tối thiểu phải có ít nhất hai bậc. Những người lao động đáp ứng đủ điều kiện sẽ được nâng lên một bậc.
  • Mức lương tối thiểu cho công việc hoặc chức danh đơn giản nhất phải không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Công việc yêu cầu đào tạo: Mức lương thấp nhất của những công việc yêu cầu phải qua đào tạo, học nghề (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo) cần cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Công việc nặng nhọc và độc hại: Mức lương tối thiểu cho công việc nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc tương đương khi làm việc trong điều kiện bình thường.
  • Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại: Mức lương tối thiểu cho công việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại cũng phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc tương đương trong điều kiện bình thường.

3.3 Cách ghi Bậc 1 trong thang bảng lương

Để xác định mức lương cho bậc 1, cần căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng. Bậc 1 phải được xác định sao cho bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 được quy định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu theo tháng (VND/tháng) Mức lương tối thiểu theo giờ (VND/giờ)
I 4.960.000 23.800
II 4.410.000 21.200
III 3.860.000 18.600
IV 3.450.000 16.600

3.4 Cách ghi từ Bậc 2 trở đi

Trước đây, theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề cần phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ và kinh nghiệm, với mức chênh lệch tối thiểu là 5%. Tuy nhiên, Nghị định 49 đã được thay thế bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trong đó không còn quy định về khoảng cách giữa các bậc lương.

Hiện nay, doanh nghiệp có quyền tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương mà không phải tuân theo quy định cụ thể. Số lượng bậc lương trong thang bảng lương thường dao động từ 5 đến 7 bậc, tùy thuộc vào độ phức tạp và yêu cầu công việc.

Xem thêm: Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương 2024

4. Nguyên tắc xây dựng mẫu thang bảng lương

Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định về trách nhiệm xây dựng bảng lương. Theo đó, mức lao động được ghi nhận phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được. Nhưng mức này không cần kéo dài thời gian làm việc bình thường.

nguyen-tac-xay-dung-mau-thang-bang-luong
Nguyên tắc xây dựng mẫu thang bảng lương excel

Mức lao động ghi nhận phải là mức trung bình, cho phép đa số người lao động thực hiện mà không cần kéo dài giờ làm việc. Mức này cần được thử nghiệm trước khi ban hành chính thức.

Thang bảng lương được xây dựng cần chú ý những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Thang bảng lương của doanh nghiệp được xây dựng phải tham khảo ý kiến của người đại diện tổ chức. Trong trường hợp nếu không có người đại diện thì doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến người lao động tại tổ chức
  • Thang bảng lương và mức lao động được người sử dụng lao động ban hành và được công bố công khai tại nơi làm việc
  • Thang bảng lương do doanh nghiệp tự lưu trữ và giải trình khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không cần nộp lên Phòng Lao động – Thương bình và Xã hội

Xem thêm: Thang bảng lương là gì?

5. Quy ước về mã số mẫu thang bảng lương

Quy ước về mã số mẫu số thang bảng lương có ba nội dung cần chú ý như sau: Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C), Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D), Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A và Mã số B).

quy-uoc-ve-ma-so-mau-thang-bang-luong
Quy ước về mã số mẫu thang bảng

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C)

  • 01 – Tổng Giám đốc / Giám đốc
  • 02 – Phó Tổng Giám đốc / Phó Giám đốc
  • 03 – Kế Toán Trưởng

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D)

  • 01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
    • Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)
  • 02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
    • Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại học)
  • 04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
  • 05 – Nhân viên văn thư
  • 06 – Nhân viên phục vụ

Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A và Mã số B).

  • Mã số A.1: Có 12 ngành nghề
  • Mã số A.2: Có 7 ngành nghề
  • Mã số B có 15 ngành nghề: Từ B.1 đến B.15

Xem thêm: Trả lương cao Hơn thang bảng lương có vi phạm quy định không?

6. Dịch vụ làm mẫu thang bảng lương tại AZTAX

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, AZTAX hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mọi nghiệp vụ liên quan đến thang, bảng lương một cách chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tập trung vào kinh doanh. Gói dịch vụ của chúng tôi được thiết kế linh hoạt để phù hợp với từng loại doanh nghiệp và quy mô người lao động khác nhau, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

dich vụ lam mau thang bang luong tai AZTAX
Dịch vụ làm mẫu thang bảng lương tại AZTAX

Thang bảng lương là công cụ quản lý quan trọng trong việc điều chỉnh chế độ đãi ngộ, khen thưởng và tiền lương cho nhân viên. Đặc biệt, với các doanh nghiệp mới, xây dựng thang lương, bảng lương là yêu cầu bắt buộc. AZTAX cung cấp giải pháp toàn diện, từ việc xây dựng mẫu mới cho đến rà soát, chỉnh sửa hệ thống lương hiện tại nếu cần. Chúng tôi cũng tư vấn các phương án điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo sự công bằng và tối ưu chi phí lương cho doanh nghiệp.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, AZTAX cam kết mang lại giải pháp lương hiệu quả, giúp doanh nghiệp hoàn thiện quy trình quản lý nhân sự và tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch.

Mẫu thang bảng lương dành cho doanh nghiệp là văn bản được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Như vậy, qua bài viết trên AZTAX hy vọng mang đến những thông tin hữu ích về hệ thống thang bảng lương 2024. Với nhiều năm kinh nghiệm, AZTAX luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và thực hiện thủ tục doanh nghiệp mong muốn để có được quy trình quản lý nhân sự và tính lương chính xác nhất.

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương

Xem thêm: Cách lập thang, bảng lương công ty cổ phần

4.8/5 - (58 bình chọn)
4.8/5 - (58 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon