Mẫu D01-TS là gì? – Bảng kê thông tin quan trọng

Mẫu D01-TS là gì? - Bảng kê thông tin quan trọng

Mẫu D01-TS là gì mà được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp khi cần kê khai thông tin của người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTB và các loại bảo hiểm khác. Trong bài viết này, AZTAX sẽ giới thiệu chi tiết về mẫu D01-TS và cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách lập mẫu này.

1. Mẫu D01-TS là gì?

D01-TS là bảng tổng hợp thông tin về các quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) và quản lý sổ bảo hiểm xã hội cùng thẻ bảo hiểm y tế.
Mẫu D01-TS là gì?
Mẫu D01-TS là gì?

Mục đích của D01-TS là tổng hợp hồ sơ và giấy tờ từ đơn vị và người tham gia, để truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cũng như cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Các hồ sơ này được gửi kèm với Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), tham khảo Quyết định 595/BHXH.

Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm lập D01-TS, dựa trên các loại giấy tờ được quy định chi tiết trong Phụ lục 01, Phụ lục 02 và Phụ lục 03, bao gồm bản chính, bản sao hoặc bản chứng thực.

2. Mẫu D01-TS trông như thế nào?

Khách hàng có thể tham khảo mẫu bên dưới:

Mẫu D01-TS trông như thế nào?
Mẫu D01-TS trông như thế nào?

Hướng dẫn cụ thể các bước để doanh nghiệp lập bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) theo Quyết định số 595/GĐ-BHXH như sau:

2.1 Chỉ tiêu hàng ngang

  • Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN)
  • Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

2.2 Chỉ tiêu hàng cột

Cột 1: Ghi số thứ tự

Cột 2: Ghi họ tên người tham gia điều chỉnh

Cột 3: Ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh

Cột 4: Ghi tên và loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận…)

Cột 5: Ghi số hiệu văn bản (ví dụ: 99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC…)

Cột 6: Ghi ngày ban hành văn bản

Cột 7: Ghi ngày văn bản có hiệu lực

Cột 8: Ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành…; Công ty A…)

Cột 9: Ghi nội dung trích yếu văn bản (về tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng…).

Cột 10: Ghi một số thông tin trích lược từ giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định:

  • Truy thu: Ghi những nội dung quan trọng trong văn bản làm căn cứ cho việc truy thu
  • Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: Ghi rõ các thông tin về công việc, địa điểm làm việc, mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung hoặc bậc lương, hệ số lương, thời điểm hưởng lương của người lao động theo các quyết định phân công nghề nghiệp, công việc hoặc quyết định về tiền lương, HĐLĐ, HĐLV
  • Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin cá nhân: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch của người tham gia được ghi trong giấy khai sinh hoặc bản trích lục khai sinh; số chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:
    • Người có công với cách mạng: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ; họ tên và chức vụ của người ký cấp thẻ
    • Cựu chiến binh: Ghi rõ tên quyết định, ngày nhập ngũ, cấp bậc quân hàm, địa điểm đóng quân; họ tên và cấp bậc của người ký văn bản
    • Người có công với cách mạng: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh; chức vụ của người ký văn bản
    • Người hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình: Ghi rõ họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ), họ tên các thân nhân được ghi trong văn bản; họ tên và chức vụ của người ký văn bản
    • Cựu chiến binh tham gia kháng chiến: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của cựu chiến binh; họ tên và chức vụ của người ký văn bản

Lưu ý: Nếu người tham gia không có giấy tờ nêu tại Phụ lục 02, Mục II, III Phụ lục 03 nhưng có giấy tờ khác chứng minh, đơn vị sẽ nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết mà không ghi vào bảng kê này.

Xem thêm: Dịch vụ bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Hướng dẫn báo giảm phí bhxh

Xem thêm: Hướng dẫn báo tăng bhxh trên dịch vụ công

Xem thêm: Mẫu tk3 ts

Xem thêm: Mẫu d02-ts mới

Xem thêm: Cách báo tăng báo giảm bhxh

Trong bài viết này, AZTAX đã giới thiệu về mẫu đơn D01-TS và cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách lập mẫu này. AZTAX hy vọng rằng quý doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những thông tin cần thiết về việc tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí!

5/5 - (9 bình chọn)
5/5 - (9 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon