Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

Quy định của hợp đồng chuyển nhượng công ty tnhh một thành viên

Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên là gì? Quy trình chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên như thế nào? Các doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thực hiện chuyển nhượng? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thông tin bổ ích trong bài viết sau đây nhé!

tong quan ve hop dong chuyen nhuong cong ty tnhh 1 thanh vien
Khái quát hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận quyền sở hữu nguồn vốn trong công ty. Vì vậy, trước khi quyết định chọn mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp thì bạn nên tìm hiểu kỹ các nội dung cơ bản để tránh sai sót xảy ra.

Trên thị trường có nhiều mẫu hợp đồng chuyển nhượng giả mạo, được chỉnh sửa một cách tinh vi, khiến mọi người không biết nên chọn mẫu nào cho đúng. Vì mục đích trục lợi nên các nhà kinh doanh đã tạo ra mẫu hợp đồng có nhiều thiếu sót, không đúng theo quy định pháp luật.

Để giúp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hình dung rõ và chọn cho mình mẫu hợp đồng chuyển nhượng đúng theo quy định của pháp luật, AZTAX đã tìm hiểu và chọn lọc các mẫu hợp đồng chuyển nhượng để các bạn tham khảo. Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên bên dưới nhé!

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên

2. Các trường hợp cần chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH 1 thành viên

tai sao can phai chuyen nhuong cong ty
Tại sao cần phải chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty không thể tránh khỏi những trường hợp có sự biến động về cổ đông trong công ty, thành viên và việc tăng/giảm vốn góp.

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp được hình thành do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ sở hữu. Chính vì vậy, hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên đơn giản hơn rất nhiều so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong công ty là việc chủ sở hữu công ty TNHH thực hiện chuyển giao toàn bộ hay một phần quyền và nghĩa vụ của mình cho tổ chức/cá nhân khác. Thông thường, chuyển nhượng sẽ có các hình thức như bán, tặng, kế thừa, cho…

Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Bởi vì đặc điểm riêng của công ty là chỉ bao gồm một chủ sở hữu nên khi chuyển nhượng vốn góp sẽ dẫn đến hai trường hợp sau đây.

Trường hợp 1: Nếu các chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn góp thì công ty sẽ có hai chủ sở hữu trở lên. Hơn nữa, công ty phải làm thủ tục chuyển đổi thành loại hình công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành Công ty hợp danh, Công ty cổ phần…

Trường hợp 2: Nếu các chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho người khác thì cần làm thủ tục chuyển nhượng vốn. Bên cạnh đó, còn phải làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

3. Quy định của hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên?

hop dong chuyen nhuong cong ty
Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên?

Căn cứ vào Điều 76 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu nội dung quy định về hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên cụ thể như sau:

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu.

Việc chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên thực tế là bán công ty cho một công ty TNHH khác, dựa theo hình thức chuyển nhượng vốn điều lệ của công ty.

Dựa theo quy định trên, chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho cá nhân hay tổ chức khác. Đồng thời, chủ sở hữu công ty cần đảm bảo đã thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác theo quy định ban hành.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 77 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên như sau:

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Việc thực hiện ký kết hợp đồng phải dựa trên hình thức tự nguyện và những thông tin được ghi trong hợp đồng phải mang tính trung thực, chính xác. Hai bên phải có đủ năng lực tài chính, pháp lý và phải đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện hợp đồng này.

Hơn nữa, hai bên phải có được tất cả các chấp thuận, hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để ký kết hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng quy định. Đồng thời, không có khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký bản hợp đồng này.

Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng công ty tnhh 1 thành viên phải được thực hiện đúng theo mẫu quy định của pháp luật đưa ra. Nếu trường hợp nào vi phạm hợp đồng sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm của mình trước pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

Xem thêm: Vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

4. Quy trình chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc giao dịch mua bán công ty đang dừng trở nên phổ biến. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, do loại hình này có đặc điểm là chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, nên quy trình chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên khá đơn giản cụ thể việc giao dịch chuyển nhượng công ty một thành viên theo 3 bước dưới đây.

4.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

chuan bi ho so chuyen nhuong
Chuẩn bị hồ sơ, ký kết và thanh toán chuyển nhượng

Các thành phần hồ sơ khi thực hiện chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • 01 bộ hồ sơ thay đổi bao gồm như thông báo, quyết định về việc thay đổi, biên bản họp.
  • 01 hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp có chữ ký các bên.
  • Các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác định của doanh nghiệp.
  • Biên bản thanh lý hoàn thiện việc chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên.

Đi kèm theo đó là thủ tục hồ sơ về chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Trường hợp 1: Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn góp

Dựa theo Khoản 1 Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các giấy tờ cụ thể sau:

  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký (theo Phụ lục II-4 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực từ ngày 01/05/2021);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Trường hợp 2: Đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp (Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ sở hữu về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty chuyển đổi;
  • Danh sách thành viên Công ty chuyển đổi;
  • Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân
  • Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức. Kèm theo bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền.
  • Quyết định ủy quyền tương ứng của tổ chức.
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng
  • Các giấy tờ khác ( nếu có )

Trong từng trường hợp, nếu doanh nghiệp cung cấp thiếu một trong các hồ sơ nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo và yêu cẩu sửa đổi, bổ sung hồ sơ về cho người đại diện ủy quyền của doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp cung cấp đủ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan mới tiếp tục xem xét hồ sơ.

Như vậy, dù trong trường hợp chuyển nhượng vốn nào đi nữa thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác các giấy tờ liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về tính minh bạch, trung thực của các giấy tờ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

4.2 Bước 2: Nộp hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ

nop ho chuyen nhuong cong ty 1 thanh vien
Nộp hồ sơ chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng thì công ty hoặc cá nhân phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân chuyển nhượng ở Cơ quan thuế.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh thì công ty có nhiệm vụ phải thông báo thay đổi này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh biết, để họ tiến hành xem xét.

Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên bao gồm các hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp như thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật, quyết định của chủ sở hữu công ty và các giấy tờ có liên quan khác.

Bên cạnh đó, còn có hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân, các giấy tờ, thủ tục pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng ủy quyền nộp hồ sơ của người nộp hồ sơ công chứng.

4.3 Bước 3: Nhận kết quả và hoàn thành thủ tục

nhan ket qua ho so cong ty tnhh mot thanh vien
Nhận kết quả hồ sơ chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

Nhận kết quả, hoàn thành thủ tục trong thời gian 6 đến 10 ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh và 6 đến 10 ngày làm việc đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân. Hơn nữa, các bên mua, bán bàn giao tài liệu theo quy định tại hợp đồng.

5. Lưu ý khi chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên

Lưu ý khi chuyển nhượng công ty tnhh một thành viên
Lưu ý khi chuyển nhượng công ty tnhh một thành viên
  • Những cá nhân phát sinh thu nhập từ hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên phải thực hiện kê khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh. Sau đây là 2 công thức tính số thuế phải nộp của doanh nghiệp hiện nay.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn góp

  • Đối với trường hợp chuyển nhượng ngang giá thì các thuế phải nộp bằng không. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện kê khai thuế TNCN theo đúng quy định đưa ra.
  • Hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên sẽ nêu rõ các bên mua bán tự thỏa thuận giá chuyển nhượng. Thông thường, căn cứ vào giá trị tài sản công ty ghi nhận trong Báo cáo tài chính để thỏa thuận và định giá chuyển nhượng.
  • Giá chuyển nhượng có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng vốn điều lệ ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác, hai bên cần thỏa thuận kỹ về các tài sản đứng tên công ty, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết chuyển nhượng phù hợp.
  • Nếu trong trường hợp thấy giá chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên không có cơ sở thì cơ quan thuế có thể ấn định giá chuyển nhượng để tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi thực hiện nộp thuế.

6. Các câu hỏi xoay quanh việc chuyển nhượng

6.1 Khi nào có thể chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên?

khi nao có the chuyen nhuong cong ty tnhh 1 thanh vien
Khi nào có thể chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên?

Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển nhượng khi chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc các cá nhân khác.

Ngoài ra, chủ sở hữu công ty cần đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn thì mới được quyền chuyển nhượng công ty của mình.

6.2 Có cần kê khai thuế TNCN khi chuyển nhượng không?

ke khai thue tncn khi chuyen nhuong cong ty
Có cần kê khai thuế TNCN khi chuyển nhượng không?

Căn cứ vào Điều 8 Khoản 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã nêu rõ nội dung kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng như sau:

g) Thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp khai thuế hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.

Khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi danh sách các thành viên góp vốn hoặc doanh sách cổ đông khi chuyển nhượng vốn thì bắt buộc phải có các chứng từ chứng minh được doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ khai thuế.

Đối với trường hợp nếu chưa có hoàn thành xong việc trả thuế thì doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân được quyền chuyển nhượng vốn.

Chính vì thế, việc kê khai thuế TNCN khi chuyển nhượng đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, việc kê khai thuế yêu cầu tính trung thực và chính xác cao. Nếu khai thuế không đúng sự thật sẽ bị xử lý nghiêm ngặt.

6.3 Giá chuyển nhượng có cần bằng vốn điều lệ không?

gia chuyen nhuong co can bang von dieu le
Giá chuyển nhượng có cần bằng vốn điều lệ không?

Hiện nay, việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH một thành viên mà không phát sinh lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn sẽ không phải đóng thuế TNCN.

Pháp luật đã quy định công ty vẫn phải yêu cầu thành viên kê khai hoặc thay mặt thành viên để thực hiện hoạt động chuyển nhượng vốn góp cho Cơ quan quản lý thuế trong thời hạn theo yêu cầu.

Doanh nghiệp nào thực hiện không đầy đủ sẽ bị xử phạt vi phạm về thuế. Việc này đồng nghĩa như không kê khai các loại thuế thông dụng như GTGT, TNDN…

Vì vậy, giá chuyển nhượng có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng với vốn điều lệ ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị chuyển nhượng được xác định dựa trên giá trị tài sản theo Báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm chuyển nhượng.

Thông tin quy định về hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên đã được AZTAX tổng hợp trong bài viết này. Mọi thắc mắc cần giải đáp bạn có thể liên hệ đến chúng tôi hoặc theo dõi các bài viết khác của AZTAX để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Quyết định thành lập công ty tnhh 1 thành viên

4.8/5 - (18 bình chọn)
4.8/5 - (18 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon