Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp là giấy tờ quan trọng mang tính pháp lý và không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy điều kiện được cấp giấy chứng nhận kinh doanh là gì? Cách tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là giấy phép kinh doanh? Thông tin nội dung giấy chứng nhận gồm những gì? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Ý nghĩa về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu chính thức do cơ quan hành chính nhà nước cấp, xác nhận sự hình thành một tổ chức kinh doanh. Nó được coi như “giấy khai sinh” của doanh nghiệp, ghi lại các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý và giám sát từ các cơ quan chức năng.
- Giấy chứng nhận này cũng có vai trò quan trọng trong việc xác nhận tư cách pháp nhân của công ty kể từ ngày được cấp. Do đó, tư cách của chủ doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với cá nhân kinh doanh. Hơn nữa, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn là cơ sở để nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tên thương mại và tên doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đã đăng ký.
Lưu ý về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp:
- Mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được duy nhất 01 mã số doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Mã số này vừa là mã số thuế doanh nghiệp vừa là mã số khi tham gia bảo hiểm xã hội.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp tại Cổng thông tin Quốc gia dựa vào mã số thuế doanh nghiệp.
2. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều 29 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 5 nội dung chính sau:
- Tên doanh nghiệp, công ty
- Mã số thuế doanh nghiệp
- Địa chỉ đặt trụ sở chính
- Vốn điều lệ công ty, vốn đầu tư với loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Thông tin người đại diện pháp luật/thành viên góp vốn/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp/chủ sở hữu là cá nhân hoặc thông tin tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu là tổ chức
Lưu ý thông tin người đại diện pháp luật thì bạn cần điền những thông tin sau:
- Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần thông tin bao gồm: họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ CCCD, giấy CMND, hộ chiếu hoặc các tài liệu cá nhân liên quan hợp pháp khác của người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Đối với công ty hợp danh, cần bao gồm thông tin của các thành viên hợp danh.
Nếu có sự thay đổi trong ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật thông tin này vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bên cạnh đó, Luật Doanh Nghiệp hiện tại không áp đặt yêu cầu về việc doanh nghiệp phải cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh một cách độc lập. Họ có thể tự do chọn ngành, nghề, địa bàn, và hình thức kinh doanh theo ý muốn của họ, và có thể điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu.
Tham khảo các mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy chứng nhận kinh doanh
Theo quy định của luật Việt Nam hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư (gọi tắt là Sở KH&ĐT).
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo đúng quy định để được Sở KH&ĐT xem xét, đánh giá hồ sơ.
4. Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
4.1 Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không thuộc các trường hợp cấm được trong quy định tại Luật doanh nghiệp 2020
- Tên doanh nghiệp đặt theo đúng quy định, đúng với thuần phong mỹ tục
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ
- Thanh toán đầy đủ các lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Nội dung thông tin trên giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo Điều 34 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì những giấy chứng nhận đăng ký trước đó đều mất hết hiệu lực.
4.2 Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp bị mất, cháy, hư hỏng, hoặc bị phá hủy dưới bất kỳ hình thức nào
- Giấy chứng nhận được cấp không đúng theo quy định về hồ sơ, quy trình và thủ tục. Trong trường hợp này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và nộp hồ sơ đầy đủ để tiến hành cấp lại
- Doanh nghiệp phát hiện sai sót trong nội dung của giấy chứng nhận so với hồ sơ đăng ký, có thể gửi văn bản yêu cầu chỉnh sửa thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh
- Nếu thông tin kê khai không trung thực hoặc không chính xác, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ
- Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc điều chỉnh nội dung đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được xem xét và cấp lại giấy chứng nhận.
Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp
Xem thêm: Giấy ủy quyền nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
5. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Dưới đây là 05 trường hợp bị thu hồi giấy giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Thông tin sai sự thật: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có nội dung sai lệch hoặc giả mạo.
- Tạm ngừng hoạt động: Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh quá 1 năm mà không thông báo cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Báo cáo chậm trễ: Doanh nghiệp không gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 6 tháng kể từ khi hết hạn gửi báo cáo hoặc không thực hiện yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan chức năng.
- Cá nhân bị cấm thành lập: Doanh nghiệp được thành lập bởi những cá nhân thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Quyết định của toàn án: Các trường hợp khác được xác định theo quyết định của tòa án hoặc yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
6. Trường hợp thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
6.1 Những trường hợp thành đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Dưới đây là 08 trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh gồm:
- Thay đổi về địa chỉ trụ sở chính.
- Thay đổi về tên doanh nghiệp.
- Tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Thay đổi dựa trên quyết định của tòa án hoặc trọng tài.
- Thay đổi thông tin liên hệ như: số hiệu thoại, website, email, số fax.
- Thay đổi thông tin hoặc người đại diện doanh nghiệp pháp lý.
- Thay đổi về chủ sở hữu, thành viên tổ chức hoặc thông tin của chủ sở hữu/thành viên.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần điều chỉnh các nội dung không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ví dụ như thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi thông tin đăng ký thuế… doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo về những thay đổi này.
6.2 Thời hạn thực hiện và giải quyết
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký điều chỉnh nội dung giấy phép kinh doanh
- Trong vòng 15 ngày kể từ khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực hoặc có phán quyết của trọng tài, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh, kèm theo bản sao hợp lệ của bản án, quyết định hoặc phán quyết đó
- Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và trả kết quả cho doanh nghiệp
6.3 Nhận kết quả
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản chỉ rõ lý do, kèm theo hướng dẫn để sửa đổi và bổ sung trước khi nộp lại
- Nếu việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị từ chối, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi văn bản thông báo và giải thích cụ thể nguyên nhân.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tpHCM
7. Câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
7.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hay không?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy chứng nhận này chỉ là văn bản ghi lại thông tin đăng ký của doanh nghiệp do cơ quan đăng ký cấp. Ngược lại, giấy phép kinh doanh là cơ sở pháp lý cho phép cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong một số ngành nghề cụ thể. Điều này cũng được xác nhận tại Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khẳng định rằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đồng nghĩa với giấy phép kinh doanh.
7.2 Làm giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần) tốn bao nhiêu tiền?
Mức phí để làm giấy phép kinh doanh thường khác nhau tùy theo quy định của từng địa phương. Để biết thông tin chính xác về mức phí, bạn nên liên hệ với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc cơ quan chức năng tương ứng. Họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phí và các yêu cầu liên quan để bạn có thể chuẩn bị tài chính cho quá trình xin giấy phép kinh doanh.
7.3 Các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ thời điểm nào?
Các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh từ thời điểm này, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Nếu doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động sau ngày cấp giấy, thì quyền hoạt động bắt đầu từ ngày đã đăng ký.
Trên đây là những thông tin liên quan về Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp mà AZTAX muốn gửi đến quý độc giả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về pháp lý cần được giải đáp, liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 2024
Xem thêm: Mẫu đăng bố cáo thành lập công ty