Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vậy tại sao doanh nghiệp tư nhân lai không có tư cách pháp nhân? Cùng AZTAX theo dõi chi tiết các thông tin về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tư nhân trong bài viết sau đây nhé!
1. Tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được nhà nước công nhận cho một tổ chức có khả năng hoạt động, tồn tại độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bản chất, pháp nhân chính là “con người” trên phương diện pháp lý.
Pháp nhân được chia thành 2 loại chính sau đây:
- Pháp nhân thương mại: là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (lợi nhuận được chia đều cho các thành viên). Pháp nhân thương mại bao gồm các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
- Pháp nhân phi thương mại: đây được xem là một pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (nếu có thì cũng không chia đều cho thành viên). Pháp nhân phi thương mại gồm đơn vị vũ trang nhân dân, quỹ xã hội, quỹ từ thiện…
Lưu ý: Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại, phi thương mại đều được thực hiện theo quy định của luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu như tên gọi, mục đích và phạm vi hoạt động, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, vốn điều lệ, đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Ngoài ra, điều lệ của pháp nhân còn có cơ cấu tổ chức, thể thức cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bầu, cách chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trong cơ quan điều hành, điều kiện trở thành thành viên của pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
Điều lệ của pháp nhân còn có thể thức thông qua quyết định của pháp nhân và nguyên tắc giải quyết tranh chấp thể thức sửa đổi, nội nộ, bổ sung điều lệ, điều kiện sáp nhập, hợp nhất, tách, chia, giải thể pháp nhân, chuyển đổi hình thức.
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 đã nêu điều kiện để trở thành doanh nghiệp có tư cách pháp:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Vậy một doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân thì cần đáp ứng các điều kiện như trên
Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Có phải mọi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân? Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ có 5 loại hình doanh nghiệp. Trong đó công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và công ty TNHH 1 thành viên đều có tư cách pháp nhân chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
2. Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây:
- Tài sản của doanh nghiệp không có tính độc lập với cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tự chịu.
- Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập trong quan hệ tố tụng tại Trọng tài và Tòa án.
2.1 Xét về điều kiện doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân khi hồ sơ đăng ký chưa được chấp nhận trên hệ thống thông tin quốc gia. Lúc này, người đại diện gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh – nơi đã nộp hồ sơ.
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hủy hồ sơ trong 3 ngày. Nếu từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký thì phòng kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp.
2.2 Xét về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 190 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp vô cùng đơn giản, gọn nhẹ vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào quyền quyết định của chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ dựa vào số vốn hiện có để điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
2.3 Về tính độc lập của tài sản
Tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ tài sản của pháp nhân như sau:
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, dựa vào Điều 189 Khoản 1, 2 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và trả lời thắc mắc dntn có tư cách pháp nhân không cụ thể như sau:
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Đối với trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh và không có sự phân chia, tách bạch về tài sản.
2.4 Về tính độc lập trong các quan hệ pháp luật
Trong quan hệ tố tụng tại tòa án thì doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập, mà phải tham gia với tư cách là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Dựa vào Điều 190 Khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về tính độc lập trong quan hệ pháp luật và trả lời thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không cụ thể như sau:
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì?
3. Văn phòng đại diện, chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện của pháp luật.
Căn cứ Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân và trả lời thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không cụ thể như sau:
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Bên cạnh đó, dựa theo Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 đã nêu rõ chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân và trả lời thắc mắc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không cụ thể như sau:
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các nghĩa vụ và quyền dân sự. Năng lực pháp luật dân sự này không bị hạn chế (không tính trường hợp bộ luật này và các luật khác có liên quan quy định khác).
Năng lực pháp luật dân sự phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc thành lập. Trường hợp nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự sẽ phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký của doanh nghiệp.
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ, quyền do người đại diện xác lập. Ngoài ra, pháp nhân phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ do đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để đăng ký pháp nhân (không tính việc có thỏa thuận khác).
Mặt khác, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng chính tài sản của mình và không chịu trách nhiệm thay cho người khác (không tính việc thỏa thuận có quy định khác).
Chi nhánh, văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nghĩa là mọi hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách pháp nhân.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
4. Ưu điểm và nhược điểm doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Quyền tự quyết định cao: Với chỉ một chủ sở hữu, cho phép quyền quyết định về mọi khía cạnh và vấn đề liên quan đến kinh doanh trong doanh nghiệp tư nhân. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và giải quyết vấn đề nhanh chóng trong quyết định và thực hiện chiến lược kinh doanh.
- Có độ tin cậy cao: Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn, đồng nghĩa chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm không giới hạn đối với nghĩa vụ và nợ nần của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự đáng tin cậy và an toàn cho đối tác kinh doanh, cũng như thu hút sự hợp tác từ các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư.
- Cơ cấu tổ chức đơn giản: Doanh nghiệp tư nhân thường có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Do đó, việc quản lý và vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Không cần phải quản lý các bộ phận phức tạp như trong các doanh nghiệp khác.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Rủi ro cao: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm cho mọi khía cạnh của doanh nghiệp và phải có trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ khoản nợ và tài sản khác của doanh nghiệp. Do đo, có thể gây rủi ro mất mát tài sản cá nhân khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính.
- Hạn chế về vốn và huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn lớn để phát triển và kinh doanh. Do không thể phát hành chứng khoán cũng hạn chế khả năng huy động vốn từ công chúng và các nhà đầu tư.
- Tính khách quan hạn chế: Việc chỉ có một chủ sở hữu có thể dẫn đến việc đánh giá và đưa ra quyết định thiếu tính khách quan, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
5.2 Không có tư cách pháp nhân là gì?
Không có tư cách pháp nhân nghĩa là một tổ chức hoặc cá nhân không có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp như một pháp nhân. Điều này có thể xảy ra vì tổ chức hoặc cá nhân đó không được công nhận là pháp nhân theo pháp luật hiện hành.
Tư cách pháp nhân bao gồm khả năng:
- Có quyền và nghĩa vụ hợp pháp: Tổ chức có thể ký kết hợp đồng, sở hữu tài sản, và chịu trách nhiệm pháp lý.
- Khả năng khởi kiện và bị khởi kiện: Tổ chức có thể tham gia vào các vụ kiện và là đối tượng của các vụ kiện.
- Có danh tính pháp lý riêng biệt: Tổ chức hoạt động độc lập với các thành viên hoặc chủ sở hữu của nó.
5.3 Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì?
Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân, cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thành lập theo quy định pháp luật: Pháp nhân phải được thành lập và đăng ký theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Có cơ quan điều hành rõ ràng: Pháp nhân cần có cơ cấu tổ chức và cơ quan điều hành được xác định rõ ràng.
- Tài sản độc lập và trách nhiệm tài chính: Pháp nhân phải sở hữu tài sản riêng biệt và chịu trách nhiệm pháp lý bằng tài sản này.
- Khả năng tham gia quan hệ pháp luật độc lập: Pháp nhân có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện các quyền, nghĩa vụ một cách độc lập.
5.4 Doanh nghiệp là pháp nhân đúng hay sai?
Đúng, doanh nghiệp thường được công nhận là pháp nhân. Khi doanh nghiệp được thành lập và đăng ký theo quy định pháp luật, nó có tư cách pháp nhân, tức là có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý độc lập với các cá nhân sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp đó.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể ký hợp đồng, sở hữu tài sản, khởi kiện hoặc bị khởi kiện, và thực hiện các nghĩa vụ tài chính như thanh toán thuế. Tuy nhiên, có một số hình thức doanh nghiệp, như hợp tác xã nhỏ hoặc các hình thức khác chưa được công nhận là pháp nhân theo pháp luật của từng quốc gia, có thể không hoàn toàn có tư cách pháp nhân.
5.5 Công ty tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Cụ thể, trong nhiều hệ thống pháp luật, công ty tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu và công ty không được phân tách hoàn toàn về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn và cá nhân về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân riêng biệt như các công ty TNHH hay công ty cổ phần, nơi mà công ty và chủ sở hữu được coi là các thực thể pháp lý độc lập.
Trên đây là các thông tin về doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì về các câu hỏi liên quan đến dntn có tư cách pháp nhân không thì bạn hãy liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được giải đáp nhanh nhất nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân