Bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp tư nhân để bắt đầu công việc kinh doanh? Nhưng bạn còn đang băn khoăn về lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của việc lập doanh nghiệp tư nhân là gì? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Ngày nay, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Đồng thời, sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Tuy nhiên, với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân (hay chủ sở hữu) đầu tư.
Hơn nữa, tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Vì vậy, các vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ tự do chuyển đổi hay các tài sản khác (ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản).
Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký số vốn đầu tư và phải ghi chép đầy đủ toàn bộ vốn (tính kể cả vốn vay, tài sản thuê) vào trong sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong quá trình hoạt động thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình nhưng phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của công ty.
Ngoài ra, với trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đăng ký ban đầu thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan kinh doanh.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
2.1 Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Đa phần, doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu như trong giới kinh doanh. Do đó, các nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất (chủ doanh nghiệp tư nhân).
2.2 Quyền sở hữu vốn

Hầu như, vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản riêng của chủ doanh nghiệp. Do đó, không có bất cứ giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào việc kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Các phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Chính vì đặc điểm này nên trong vốn của doanh nghiệp không có sự tách bạch tài sản của doanh nghiệp tư nhân với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân trước đó.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư. Việc này, chỉ cần phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.
2.3 Quyền quản lý

Đặc thù của doanh nghiệp tư nhân là có một chủ sở hữu, có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế…
Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền thuê người khác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và là nguyên đơn/người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Luật pháp Việt Nam.
2.4 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Sỡ dĩ như vậy vì chủ sở hữu là người bỏ vốn thành lập và phát triển doanh nghiệp theo quy định chính sách của pháp luật.
2.5 Lợi nhuận và tài sản

Hầu như, do vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp. Do đó, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh nếu lỗ thì chủ doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm.
2.6 Trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ

Đa phần, trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đã bỏ ra trước đó.
3. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
3.1 Ưu điểm

Từ những đặc điểm về doanh nghiệp tư nhân mà công ty AZTAX nêu trên thì có thể dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp tư nhân có 7 mục ưu điểm nổi bật cơ bản sau đây.
Mục 1: Thông thường, người sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền chủ động trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục 2: Các thủ tục tiến hành thành lập một doanh nghiệp tư nhân khá dễ dàng và đơn giản.
Mục 3: Các cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp tư nhân gọn nhẹ, thống nhất.
Mục 4: Đặc biệt, tính bảo mật của doanh nghiệp tư nhân luôn được đặt ở mức cao nhất.
Mục 5: Hơn nữa, trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là vô thời hạn. Nó đã tạo nên sự tin tưởng của đối tác cũng như khách hàng.
Mục 6: Đa số, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng trong việc chuyển đổi ngành hàng kinh doanh.
Mục 7: Doanh nghiệp có quá trình giải thể và sang tên vô cùng nhanh chóng.
Vì thế, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn phù hợp cho những ai muốn tự mình quản lý và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với doanh nghiệp mình lập nên.
3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì cũng có những điểm hạn chế đáng kể. Sau đây, là 7 mục cơ bản về nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.
Mục 1: Vì là doanh nghiệp tư nhân nên chỉ do một cá nhân làm chủ. Ngoài ra, sẽ tự chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp.
Mục 2: Tuyệt đối không được phát hành một loại hình chứng khoán nào.
Mục 3: Ngoài ra, mỗi chủ sở hữu chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay là thành viên công ty hợp danh.
Mục 4: Tuyệt đối không được quyền góp vốn hay mua cổ phần trong các công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Mục 5: Là một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Do đó, mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân rất cao và không giới hạn số vốn. Hơn nữa, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Mục 6: Hơn nữa, phải chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn. Vì thế, nếu có lợi nhuận của doanh nghiệp thì chủ sẽ được hưởng toàn bộ nhưng nếu thua lỗ họ sẽ phải gánh chịu một mình.
Mục 7: Đặc biệt, khó khăn của doanh nghiệp tư nhân còn liên quan đến số lượng tài sản hay số vốn có giới hạn mà một cá nhân hoặc chủ sở hữu có thể có. Tuy nhiên, nếu bị thiếu vốn đây chính là sự bất lợi gây cản trở cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn được làm chủ và được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các thủ tục và giấy tờ để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân rất đơn giản và dễ dàng.
Có tính bảo mật trong kinh doanh cao và được bảo đảm. Hơn nữa, về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn rất nhiều so với loại hình công ty khác. Sỡ dĩ, vì chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối cho các đối tác và khách hàng. Vì thế, nó thu hút dễ dàng vốn đầu tư bên ngoài. Đặc biệt, không có tư cách pháp nhân đã giúp doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Hơn nữa, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh. Vì thế, có thể dễ quản lý phân bố công việc. Ngoài ra, có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, chủ doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi ngành nghề kinh doanh theo ý muốn của mình. Vì thế, khi hoạt động kinh doanh không tốt thì có thể dễ dàng giải thể hoặc bán cơ sở kinh doanh của mình cho bất kỳ người nào với bất kỳ giá cả như thế nào.
5. Các thắc mắc thường gặp về tại sao nên thành lập doanh nghiệp tư nhân.
5.1 Tại sao một cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân?

Ngày nay, theo quy định của doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn. Nó được tính bằng toàn bộ về tài sản của mình trong mọi hoạt động doanh nghiệp.
Vì thế, để đảm bảo được quyền lợi của đối tác cũng như của các chủ nợ thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được một cá nhân làm chủ. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn…
Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân muốn góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần thì phần vốn góp phải nhân danh chính bản thân mình chứ không được nhân danh doanh nghiệp tư nhân.
5.2 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do không có sự độc lập về tài sản. Bởi vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp.
Đặc biệt, một trong các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân và pháp nhân khác. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Những điều này đều được quy định tại Khoản 1 – Điều 74 – Bộ Luật Dân Sự số 91/2015/QH13 như sau:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
5.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập doanh nghiệp tư nhân khác không?

Ngày nay, dựa theo quy định tại Khoản 3 – Điều 188 – Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của công ty hợp danh.
Hơn nữa, tại Khoản 4 – Điều 188 – Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần. Phần góp vốn này được tính trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ngoài ra, pháp luật chỉ cấm doanh nghiệp tư nhân góp vốn thành lập và mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mà không cấm đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Chính vì thế, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác thông qua quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần. Phần vốn góp này trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trên đây là tất cả các thông tin về lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp ích trong quá trình thành lập doanh nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế Email: cs@aztax.com.vn Hotline: 0932.383.089 #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp