Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

quy dinh ve co cau to chuc cong ty tnhh 02 thanh vien

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng hợp các đơn vị, bộ phận và cá nhân có mối liên hệ phụ thuộc để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Để hiểu hơn về cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? quyền của chủ sở hữu công ty TNHH 2 thành viên trong sơ đồ bộ máy công ty tnhh 2 thành viên? Cùng AZTAX theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên trở lên

1. Công ty TNHH 2 thành viên là gì?

Công ty TNHH 2 thành viên là gì? Cơ cấu tổ của chức công ty tnhh 2 thành viên ra sao?
Công ty TNHH 2 thành viên là gì? Cơ cấu tổ của chức công ty tnhh 2 thành viên ra sao?

Căn cứ vào Điều 46 Mục 1 Khoản 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 định nghĩa về công ty tnhh 2 thành viên là gì:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, công ty TNHH  hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần. Tuy nhiên, không tính trường hợp để chuyển đổi thành Công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật, cùng các quy định khác của pháp luật có liên quan. Dù vậy, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128, Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

2. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào?

Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên trở lên gồm có :

  • Hội đồng thành viên
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Ban kiểm soát

Lưu ý: Công ty TNHH nhiều hơn 11 thành viên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp ít hơn 11 thành viên không nhất thiết phải lập Ban kiểm soát.

Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên trở lên tại Việt Nam
Cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên trở lên tại Việt Nam

2.1 Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên

Hội đồng thành viên là cơ quan có tính quyết định cao nhất trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Bộ phận này bao gồm tất cả các thành viên công ty là cá nhân cũng như người đại diện theo ủy quyền của thành viên doanh nghiệp là tổ chức.

Quyền của thành viên hội đồng thành viên

quyen cua thanh vien hoi dong cong ty trach nhiem huu han hai thanh vien
Quyền của thành viên hội đồng thành viên

Căn cứ vào Điều 49 Mục 1 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về quyền trong mô hình tổ chức công ty TNHH 2 thành viên như sau:

a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;

c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;

đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;

e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;

h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Bên cạnh các quyền quy định như trên thì các thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định thì có các quyền cơ bản sau:

  • Quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên của công ty, nhằm để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền đã quy định.
  • Quyền kiểm tra, tra cứu, xem xét sổ ghi chép cùng với đó là việc theo dõi các giao dịch, báo cáo tài chính, sổ kế toán hằng năm.
  • Quyền kiểm tra và xem xét, tra cứu, sao chụp sổ đăng ký thành viên hay biên bản họp, quyết định, nghị quyết của hội đồng thành viên cùng tài liệu khác của công ty.
  • Quyền yêu cầu các tòa án hủy bỏ nghị quyết của các hội đồng thành viên (trong 90 ngày) nếu trình tự hay điều kiện của cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết/quyết định đó không thực hiện đúng với quy định của luật và điều lệ công ty ban hành.

Nghĩa vụ của thành viên hội đồng thành viên

nghia vu thanh vien hoi dong
Nghĩa vụ của thành viên hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên có quyền quyết định cao nhất, nó liên quan đến tất cả quyết sách của công ty bao gồm như dự án đầu tư phát triển của công ty, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh, tăng/giảm vốn hay chuyển giao công nghệ, vay/cho vay, bán tài sản công ty…

Căn cứ vào Điều 50 Mục 1,2,3,4,5,6 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu rõ nội dung ý nghĩa trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.

Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.

Tuân thủ Điều lệ công ty.

Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ của hội đồng thành viên vô cùng quan trọng. Nhằm đưa ra như chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của công ty hoặc các phương thức, thời điểm huy động thêm vốn cho công ty, chuyển giao công nghệ và các nghĩa vụ quan trọng khác.

Tuy nhiên, không được vì thế mà lợi dụng chức vụ, quyền hành của hội đồng thành viên để thực hiện các hành vi trục lợi, đem lại lợi ích cho bản thân. Nếu vi phạm quy chế của công ty hay vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý một cách nghiêm ngặt, bất kể đang giữ chức vụ nào.

2.2 Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 trở lên phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người nắm giữ một trong những chức vụ sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên/Giám đốc/Tổng giám đốc.

chu tich hoi dong thanh vien trong cơ cấu to chức công ty tnhh 2 thành viên
Chủ tịch hội đồng thành viên trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên

Căn cứ vào Điều 56 Mục 1,2,3 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu rõ ý nghĩa của chủ tịch hội đồng thành viên trong cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 2 thành viên như sau:

1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ngoài ra, nếu trường hợp chủ tịch hội đồng thành viên vắng mặt với bất kỳ lý do gì thì bắt buộc phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ này phải dựa theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty ban hành trước đó.

Không thể tránh khỏi các trường hợp khi họp như chủ tịch vắng mặt do bị tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, mất năng lực hành vi nhân sự, gặp các vấn đề khó khăn trong nhận thức, cấm hành nghề hay đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính hoặc các vấn đề khác.

Lúc này, các thành viên của hội đồng phải triệu tập họp và bầu một người đại diện trong số các thành viên tạm thời làm chủ tịch. Việc bầu cử này dựa theo nguyên tắc đa số thành viên tán thành, đến khi có quyết định mới của tất cả hội đồng thành viên trong công ty.

2.3 Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên

Giám đốc, Tổng giám đốc trong cơ cấu to chức của công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Giám đốc, Tổng giám đốc trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Căn cứ vào Điều 63 Mục 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu rõ nội dung ý nghĩa trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên như sau:

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, muốn trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Giám đốc hay Tổng giám đốc của công ty tuyệt đối không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Giám đốc hay Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty. Kèm theo các điều kiện khác do điều lệ công ty đã ban hành trước đó.
  • Giám đốc hay Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định theo quy định của Pháp Luật và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp hay nhà nước tại công ty.

2.4 Ban kiểm soát công ty TNHH 2 thành viên

ban kiem soat cong ty
Công ty tnhh có bao nhiêu thành viên thì phải lập ban kiểm soát?

Hiện nay, ban kiểm soát có từ 1 đến 5 kiểm soát viên. Thông thường, nhiệm kỳ kiểm soát viên không quá 5 năm. Ngoài ra, có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Đối với các trường hợp ban kiểm soát chỉ có 1 kiểm soát viên, thì kiểm soát viên đó phải đồng thời là Trưởng ban kiểm soát. Hơn nữa, kiểm soát viên này phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng ban kiểm soát.

Mặt khác, các quyền lợi về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, bãi nhiệm cùng với chế độ làm việc của ban kiểm soát hay kiểm soát viên phải được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 106, 170, 171, 172, 173, 174 của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

2.5 Người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên

nguoi dai dien theo phap luat
Người đại diện theo pháp luật trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật trong sơ đồ công ty tnhh 2 thành viên trở lên có thể là một người hay nhiều người. Thông thường, người đại diện theo pháp luật là ban chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đứng đầu của công ty.

Một công ty không thể không có người đại diện. Chính vì vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty phải được ghi nhận cụ thể trong điều lệ công ty ban hành trước đó.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nếu chỉ có hai thành viên đứng đầu công ty mà một người đại diện theo pháp luật bị kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, tạm giam…thì tất nhiên một thành viên còn lại sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi bầu người mới.

Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên

3. Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát của công ty tnhh 2 thành viên

quyen va nghia vu ban kiem soat cong ty
Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát

Trong sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên thì ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, tổng giám đốc, Giám đốc trong việc điều hành và quản lý công ty.

Ban kiểm soát sẽ kiểm tra tính hợp lý, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, còn kiểm tra tổng quan tính hệ thống cũng như nhất quán, phù hợp của công tác thống kê, kế toán và lập báo cáo tài chính cho công ty.

Không những thế, ban kiểm soát còn thẩm định tính đầy đủ, trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty. Bên cạnh đó, còn phải báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị, với việc trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

Việc thực hiện rà soát hợp đồng và giao dịch với người có liên quan, nằm trong diện thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội đồng quản trị. Sau đó, sẽ đưa ra khuyến nghị về hợp đồng cũng như giao dịch cần có phê duyệt của hội đồng quản trị trong công ty.

Ban kiểm soát còn có trách nhiệm thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ cũng như quản lý rủi ro và cảnh báo sớm cho công ty. Hơn nữa, sẽ xem xét sổ kế toán cũng như quá trình ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty.

Kiến nghị đại hội đồng cổ đông biện pháp bổ sung, sửa đổi và cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý cũng như giám sát, điều hành hoạt động của công ty là một trong nhiệm vụ của ban giám sát. Ngoài ra, có thể tham gia thảo luận tại các cuộc họp đại hội đồng cổ đông hay các cuộc họp khác của công ty (nếu có).

Mặt khác, ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi kết luận một vấn đề nào đó trong hệ thống công ty. Sau đó, sẽ kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, có thể sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Quy định về Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả thành viên của công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của các thành viên là tổ chức. Hội đồng thành viên cũng phải họp ít nhất một lần mỗi năm theo quy định của Điều lệ công ty.

Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyết định chiến lược phát triển và đưa ra các kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
  • Quyết định về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, cũng như thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. Họ cũng có thẩm quyền quyết định về việc phát hành trái phiếu.
  • Xác định dự án đầu tư phát triển của công ty, đưa ra giải pháp để phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ.
  • Quyết định về việc ký kết hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác quan trọng theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên và quyết định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký kết và chấm dứt hợp đồng đối với các vị trí quản lý khác như Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên.
  • Quyết định về mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích cho các vị trí quản lý như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các vị trí quản lý khác theo quy định của Điều lệ công ty.
  • Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, đề xuất phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty.
  • Quyết định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, việc thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, quyết định về tổ chức lại công ty, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.

Hội đồng thành viên cũng có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

5. Tiền lương, thưởng và lợi ích khác của Giám Đốc

tien luong giam doc cong ty tnhh 02 thanh vien
Tiền lương, thưởng và lợi ích khác của Giám Đốc

Căn cứ vào Điều 66 Mục 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu rõ các quy chế trong cơ cấu công ty TNHH 2 thành viên về chế độ lương thưởng như sau:

1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Ngoài ra, các thành viên của hội đồng quản trị có quyền được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thông thường, thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên hội đồng quản trị cùng với mức thù lao mỗi ngày.

Hơn nữa, các hội đồng quản trị sẽ dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Ngoài ra, tổng mức thù lao cũng như thưởng của hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định trong các cuộc họp thường niên của công ty.

Tất cả các thành viên của hội đồng quản trị sẽ được thanh toán chi phí ở, ăn, đi lại cùng với chi phí hợp lý khác. Bên cạnh đó, số tiền lương và thưởng của giám đốc/Tổng giám đốc do hội đồng quản trị toàn quyết quyết định.

Mặt khác, các thù lao của từng thành viên cũng như tiền lương của Giám đốc/Tổng giám đốc hay những người quản lý khác thì được tính vào chi phí kinh doanh của toàn bộ công ty. Tất cả được dựa theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bảng lương này sẽ được kế toán thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty. Ngoài ra, tất cả phải được báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông biết trong cuộc họp thường niên của công ty.

6. Một số giải đáp về cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên có hội đồng quản trị không?

cong ty tnhh 2 thanh vien co hoi dong quan tri khong
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có hội đồng quản trị không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần và có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định hay thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty (trừ các quyền,nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).

Chính vì thế, trong sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên không có Hội đồng quản trị. Thế nhưng, thay vào đó là cơ quan có quyết định cao nhất là Hội đồng thành viên. Căn cứ Điều 54 Mục 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có nêu rõ nội dung như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước thì công ty con của doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát. Do đó, các trường hợp khác do công ty toàn quyền quyết định.

Trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Đây là người giữ một trong các chức danh như chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cần lập Ban kiểm soát không?

cong ty trach nhiem 02 thanh vien co lap ban kiem soat khong
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cần lập Ban kiểm soát không?

Căn cứ vào Điều 88 Khoản b Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu ý nghĩa cụ thể như sau:

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Chính vì thế, đối với cơ cấu công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát. Tuy nhiên, đối với các trường hợp khác do công ty toàn quyền quyết định.

Sơ đồ công ty TNHH 2 thành viên trở lên trở lên gồm những ai?

co cau to chuc cong ty
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những ai?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã nêu nội dung trong Công ty TNHH 2 thành viên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Người đại diện theo pháp luật có đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc?

nguoi dai dien theo phap luat cong ty
Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc?

Hiện nay, bắt buộc công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Người này giữ một trong các chức danh là chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc. Tuy nhiên, nếu điều lệ công ty không quy định thì chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện.

Công ty TNHH 2 thành viên không có vốn nhà nước, thì bắt buộc doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý theo chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc. Đặc biệt, không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát của công ty.

Xem thêm tại:

Điều kiện thành lập công ty tnhh 2 thành viên

Trên đây là tất cả cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên theo quy định pháp luật mới nhất. Hy vọng với những nội dung trên giúp các bạn hình dung được cơ cấu tổ chức quản lý công ty tnhh 2 thành viên và những vấn đề liên quan đến các chức danh trong công ty tnhh 2 thành viên. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp về cơ cấu tổ chức của công ty tnhh và hỗ trợ khi thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ đến AZTAX để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon