Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Hồ sơ hỗ trợ người lao động tại chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương là hồ sơ gặp khá nhiều tranh cãi. Chính sách hỗ trợ người lao động mới tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg này đã và đang làm khó nhiều nhân sự. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

*Lưu ý: Bài viết sử dụng căn cứ pháp lý từ Quyết định 23/2021/QĐ-TTg; Nghị quyết 68/NQ-CP; câu trả lời từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về những vấn đề này được đăng tải công khai trên website Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin LASIC quản lý và vận hành cùng một số văn bản pháp luật liên quan.

I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

1. Căn cứ pháp lý

Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

2. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

Điều 13. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

3. Mức hỗ trợ

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

1. Mức hỗ trợ:

a) 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).

b) 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

4. Phương thức chi trả

Căn cứ Khoản 3 Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

3. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

5. Trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Hướng dẫn làm hồ sơ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương
Hướng dẫn làm hồ sơ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương

Cách 1: Nộp hồ sơ qua bưu điện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
  • Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này.

Bước 2:Nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp nộp Mẫu số 05 ban hành tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét, xác nhận và trả kết quả về doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến UBND

Sau khi nhận Mẫu 05 từ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ cần thiết đến UBND cấp huyện nơi đang đặt trụ sở kinh doanh.

Bước 4:Chờ và nhận kết quả

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong 02 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Trong 02 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ đồng thời chỉ đạo việc chi trả. Trong trường hợp không duyệt phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cách 2: Nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến

Bước 1: Truy cập website

Người sử dụng lao động truy cập website:

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến theo yêu cầu và ký số

Bước 3: Chờ và nhận kết quả

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong 02 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Trong 02 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ đồng thời chỉ đạo việc chi trả. Trong trường hợp không duyệt phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

II. HỎI ĐÁP NHANH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Giải đáp về chính sách tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ không hưởng lương
Giải đáp về chính sách tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ không hưởng lương

[chưa chỉnh] Giải đáp thắc mắc về chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

  • Câu 1: Doanh nghiệp có phải báo giảm lao động mới được thực hiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương?

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Khoản 1 Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nêu một trong những điều kiện để được làm hồ sơ này bao gồm: “Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.”

    Căn cứ vào nguyên tắc báo tăng/giảm bảo hiểm xã hội thì nếu trong tháng có trên 14 ngày nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp tiến hành báo giảm lao động phương án không lương (KL).

    Đánh giá post
  • Câu 2: Nghỉ việc không hưởng lương và tạm hoãn hợp đồng lao động có gì khác nhau?

    Căn cứ pháp lý: Điều 30 Bộ luật Lao động 2019; Điều 115 Bộ luật Lao động 2019

    Dựa trên những quy định được nêu tại các Điều trong căn cứ pháp lý thì:

    – Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

    + Thời gian tạm hoãn không tính vào thời hạn của hợp đồng đã giao kết

    + Trong 15 ngày từ ngày hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động trừ khi có thỏa thuận khác.

    – Nghỉ việc không hưởng lương:

    + Thời gian nghỉ tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết

    + Hết hạn nghỉ, người lao động quay lại làm việc bình thường. Trường hợp hết hạn hợp đồng lao động thì chấm dứt hợp đồng hoặc ký thỏa thuận mới.

    Đánh giá post

  • Câu 3: Người lao động đang thử việc tại doanh nghiệp có được trợ cấp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương?

    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Cụ thể, Khoản 2 Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nêu một trong những điều kiện được hỗ trợ bao gồm: “Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.”

    Người lao động đang thử việc có thỏa thuận tham gia bảo hiểm xã hội tại tháng thử việc thì được hỗ trợ. Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không đủ điều kiện được hỗ trợ.

    Đánh giá post

  • Câu 4: Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động có được hỗ trợ chính sách chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương?

    Căn cứ pháp lý: Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nêu các đối tượng được hỗ trợ bao gồm: “Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19”

    Căn cứ quy định trên, người lao động làm việc tại hộ kinh doanh không được hỗ trợ chính sách này.

    Đánh giá post

  • Câu 5: Thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động qua điện thoại có đủ điều kiện để hưởng chính sách này?

    Căn cứ pháp lý: Công văn số 2558/LĐTBXH-VP

    Công văn số 2558/LĐTBXH-VP ban hành ngày 05/08/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hướng dẫn trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác không thể thỏa thuận bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…).

    Như vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động qua điện thoại và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

    Đánh giá post

  • Câu 6: Có phải báo giảm không lương là được làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương?

    Căn cứ pháp lý: Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Cụ thể Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nêu đối tượng và điều kiện được hỗ trợ của chính sách này như sau:

    – Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

    – Đơn vị – nơi người lao động làm việc phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19

    – Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021

    – Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

    Như vậy, nếu đủ điều kiện để báo giảm không lương nhưng không thỏa mãn các điều kiện khác thì sẽ không được hỗ trợ.

    Đánh giá post

  • Câu 7: Như thế nào là "doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền"?

    Căn cứ: Trả lời từ Bộ lao động Thương binh và xã hội trên website Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin LASIC quản lý và vận hành

    “Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền” bao gồm:

    – Doanh nghiệp có công văn yêu cầu tạm dừng hoạt động từ cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống dịch COVID-19

    – Doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ” / “1 cung đường – 2 địa điểm” và phải tạm dừng hoạt động kinh doanh

    “Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền” có thể là:

    – Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, xuất hàng và buộc phải tạm dừng hoạt động

    – Doanh nghiệp nằm trong khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16 và không thể chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến

    Những trường hợp này tùy thuộc vào công tác chỉ đạo chống dịch của mỗi địa phương.

    Như vậy, trong thực tiễn, mỗi địa phương sẽ có cách hiểu linh hoạt khác nhau.

    Đánh giá post

  • Câu 8: Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với chính sách này bao gồm "văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động" hoặc "văn bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương". Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên người lao động và người sử dụng lao động không thể gặp mặt để ký thỏa thuận. Vậy có thể thỏa thuận qua hình thức khác không?

    Căn cứ pháp lý: Công văn số 2558/LĐTBXH-VP

    Công văn số 2558/LĐTBXH-VP ban hành ngày 05/08/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hướng dẫn trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác không thể thỏa thuận bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…).

    Như vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động bằng hình thức khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

    Đánh giá post

  • Câu 9: Nếu người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người do tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục đến dưới 30 ngày nhưng lại tiếp tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/nghỉ việc không hưởng lương với thời gian 30 ngày liên tục sau đó có được hỗ trợ thêm?

    Căn cứ: Trả lời từ Bộ lao động Thương binh và xã hội trên website Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin LASIC quản lý và vận hành

    Nguyên tăc được nêu tại Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg như sau:

    – Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ;

    – Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền và chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ.

    Trường hợp người lao động đã được giải quyết theo mức hỗ trợ là 1.855.000 đồng/người do tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục đến dưới 30 ngày nhưng lại tiếp tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/nghỉ việc không hưởng lương với thời gian 30 ngày liên tục sau đó vẫn có thể nộp hồ sơ để được nhận bổ sung phần chênh lệch. Trường hợp này không vi phạm nguyên tắc nêu trên.

    Đánh giá post

  • Câu 10: Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ 1/8/2021 đến 20/8/2021 (20 ngày). Tuy nhiên do không bố trí được việc làm cho người lao động sau đó nên doanh nghiệp thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động từ 1/8/2021 đến 30/9/2021 (60 ngày). Vậy, thời gian làm căn cứ tính mức hỗ trợ theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg là thời gian nào?

    Căn cứ pháp lý: Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Điều kiện doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là điều kiện tham chiếu. Quyết định 23/2021/QĐ-TTg không nêu quy định cụ thể về khung thời gian của việc tạm dừng hoạt động. Do đó, căn cứ thời gian trong trường hợp trên tính dựa trên thỏa thuận thực tế tạm hoãn hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian làm căn cứ tính cho trường hợp trong câu hỏi là 60 ngày.

    Đánh giá post

  • Câu 11: Người lao động nghỉ không lương từ 19/7/2021 đến hết ngày 10/8/2021 nhưng tháng 7 và tháng 8 vẫn đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, người lao động có đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg?

    Căn cứ: Trả lời từ Bộ lao động Thương binh và xã hội trên website Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin LASIC quản lý và vận hành

    Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 19/07/2021 đến hết ngày 10/08/2021 thì tháng 7/2021 và tháng 8/2021 người lao động không làm việc, không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc. Do đó, người sử dụng lao động và người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 7 và tháng 8 năm 2021.

    Người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ đủ 15 ngày liên tục trở lên và có thỏa các điều kiện theo Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg vẫn được hưởng chính sách này.

    Đánh giá post

  • Câu 12: Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì có được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?

    Căn cứ pháp lý: Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nêu đối tượng được hỗ trợ bao gồm: “Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp”.

    Căn cứ tại quy định trên, người lao động làm việc tại hộ kinh doanh không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

    Đánh giá post

  • III. XEM THÊM NHỮNG CHÍNH SÁCH KHÁC THEO QUYẾT ĐỊNH 23/2021/QĐ-TTg

    STT

    CHÍNH SÁCH

    CĂN CỨ PHÁP LÝ

    1

    Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Chương I Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    2

    Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

    Chương II Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    3

    Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

    Chương III Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    4

    Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

    Chương IV Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    5

    Hỗ trợ người lao động ngừng việc

    Chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    6

    Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Chương VI Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    7

    Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế

    Chương VII Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    8

    Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch

    Chương VIII Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    9

    Hỗ trợ hộ kinh doanh

    Chương IX Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    10

    Hỗ trợ người lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

    Chương X Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

    AZTAX vừa tổng hợp lại toàn bộ quy định và giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg hướng dẫn thi hành dựa trên Nghị quyết 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19. Nếu doanh nghiệp cần tư ván về những quy định liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fanpage dưới đây:

    Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ, vui lòng liên hệ AZTAX theo hotline 0932.383.089 và thông tin bên dưới:

    Đánh giá post
    Đánh giá post