Bảo hiểm xã hội là gì? Và vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội? Các đối tượng nào bắt buộc và không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để nắm bắt các thông tin quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam nhé!
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là hình thức đảm bảo một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp không may xảy ra như giảm hay mất thu nhập do các sự kiện như bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất.
Hệ thống này dựa vào quỹ tài chính được hình thành dựa trên thông sự đóng góp của các bên tham gia vào BHXH dưới sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của bảo hiểm xã hội (BHXH) là bảo đảm an toàn cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội vững mạnh tại mỗi quốc gia.
2. Vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội?
Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng lao động. Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động, khi họ xảy ra các rủi ro như ốm đau, tử tuất hay thai sản,… Không những vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cũng giúp đảm bảo an sinh xã hội.
Thông qua đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định khi gặp các rủi ro về sức khỏe, tuổi già, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
…
Có thể thấy trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong những nghĩa vụ quan trọng của người sử dụng lao động.
3. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau.
- Thai sản.
- Tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí.
- Tử Tuất.
Người Lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được giải quyết những chế độ trên khi đáp ứng đủ những điều kiện tương ứng như đã được quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
- Hưu trí
- Tử tuất
4. Đối tượng không bắt buộc đóng BHXH cho người lao động
Các trường hợp không bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: người lao động không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc, không làm việc hoặc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng, đang hưởng hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, và đang trong thời gian thử việc.
4 trường hợp không bắt buộc tham gia BHXH:
- Người lao động thuộc đối tượng không phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động không làm việc hay không hưởng lương 14 ngày trở lên trong tháng.
- Người hưởng chế độ hưu trí hay trợ cấp mất sức lao động.
- Người đang trong thời gian thử việc.
5. Các đối tượng bắt buộc tham gia Bảo Hiểm Xã Hội
Các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH ở Việt Nam bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng và công an, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, học viên quân đội và công an, người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người quản lý doanh nghiệp, và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Các đối tượng bắt buộc tham gia Bảo Hiểm Xã Hội
Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Như vậy, căn cứ vào Điều 2 Luật BHXH, người bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, bao gồm hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp.
- Học viên quân đội, công an và cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Luật Người lao động Việt Nam.
- Người quản lý doanh nghiệp hay điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
6. Mức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc
6.1 Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN BHYT mới nhất 2023 cho người lao động tại Việt Nam như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1.5% |
21,5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
6.2 Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN BHYT mới nhất 2023 cho người lao động nước ngoài như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | – | 3% | 8% | – | – | – | 1.5% |
20,5% | 9.5% | ||||||||
Tổng cộng 30% |
“Riêng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trong trường hợp đủ điều kiện, phải có văn bản đề nghị. Nếu được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận, có thể đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn (0.3%).”
6.3 Mức lương tối thiểu đóng BHXH
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ sau khi làm các công việc đơn giản trong bình thường, nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho cá nhân, gia đình của người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Tại điểm 2.6 của khoản 2 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017, được điều chỉnh bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 948/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm tham gia cho người lao động.
Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định về mức lương tối thiểu vùng 2023 từng vùng như sau:
- Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.
7. Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp AZTAX
AZTAX tự tin giới thiệu dịch vụ lấy bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp, nơi uy tín và chất lượng được xây dựng không ngừng. Chúng tôi không chỉ đơn thuần thực hiện quy trình đăng ký mà còn tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm uy tín và chất lượng vượt trội.
Với AZTAX, đội ngũ chuyên viên tư vấn không ngừng nỗ lực để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hiểu rõ về các quy định, đồng thời hướng dẫn mọi thủ tục một cách thuận tiện nhất. Sự uy tín của chúng tôi không chỉ là về việc thực hiện đúng các quy định mà còn là cam kết tạo ra không gian đăng ký bảo hiểm xã hội với chất lượng hàng đầu, đặc biệt chú trọng đến từng chi tiết và tuân thủ nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm sự uy tín và chất lượng mà AZTAX mang lại trong dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp của bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội mà AZTAX đã tổng hợp được. Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng nhầm bảo vệ quyền lợi của người lao động vì vậy doanh nghiệp nào cũng phải đóng bhxh cho nhân viên. Hy vọng bài viết trên mang lại các thông tin hữu ích cho độc giả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về việc đóng bảo hiểm xã hội hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Xem thêm: Cách làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Xem thêm: Công ty mới thành lập khi nào đóng bảo hiểm xã hội
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội
Xem thêm: Doanh nghiệp bao nhiêu người thì phải đóng bhxh