Tiền Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Thay Đổi Ra Sao Khi Tăng Lương Cơ Sở Từ 01/07/2023?

Tiền Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Thay Đổi Ra Sao Khi Tăng Lương Cơ Sở Từ 01/07/2023?

Lương cơ sở có ảnh hưởng lớn và là cơ sở để tính các khoản trích và các chế độ, chính sách phúc lợi mà người tham gia được hưởng. Do đó, khi điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa, mức hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi sinh con,… đều sẽ được điều chỉnh. Vậy, tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở từ 01/07/2023? Mời quý độc giả xem tiếp bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

Tiền Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Thay Đổi Ra Sao Khi Tăng Lương Cơ Sở Từ 01/07/2023?
Tiền Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Thay Đổi Ra Sao Khi Tăng Lương Cơ Sở Từ 01/07/2023?

1. Mối quan hệ giữa tiền đóng bảo hiểm xã hội và lương cơ sở

Theo quy định hiện hành, mức lương cơ sở chính là căn cứ tính mức đóng và hưởng các chế độ BHXH. Chính vì thế, mức lương này có liên hệ mật thiết và tác động không nhỏ đến tiền đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, lương cơ sở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 02 khoản tiền sau:

1.1 Lương cơ sở ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm tối đa

Tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức lương tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

“Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.”

Như vậy, trong trường hợp tiền lương người lao động được nhận cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở. Chính vì vậy, khi có bất kỳ điều chỉnh lương cơ sở sẽ làm cho mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa này điều chỉnh. 

1.2 Lương cơ sở ảnh hưởng đến trợ cấp bảo hiểm xã hội

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa, lương cơ sở còn ảnh hưởng đến các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. Cụ thể như:

1.2.1 Trợ cấp 1 lần khi sinh con

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức trợ cấp một lần khi sinh con như sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Như vậy, người lao động khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi.

Số tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con (tính trên mỗi con) sẽ được tính theo công thức:

Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con = tiền lương cơ sở x 02

1.2.2 Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BHXH, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ

1.2.3 Trợ cấp khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 48 và Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động mà người đó sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng như sau:

– Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% => Người lao động được hưởng trợ cấp một lần.

Công thức tính mức trợ cấp 1 lần như sau: 

Mức trợ cấp 1 lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Trong đó:

  • Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 5 x mức lương cơ sở + (mức suy giảm khả năng lao động – 5) x mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động = 0,5 x mức lương tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động + ( tổng số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động – 1) x 0,3 x mức lương tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động.

– Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên => Người lao động được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Công thức tính mức trợ hằng tháng như sau: 

Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Trong đó:

  • Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x mức lương cơ sở + (mức suy giảm khả năng lao động – 31) x 0,02 x mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động = 0,005 x mức lương tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động + (tổng số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động – 1) x 0,003 x mức lương tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động.

1.2.4 Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo quy định hiện hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc (tính từ lúc sau khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 Luật BHXH 2014) mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Đồng thời, người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau sẽ được nhận trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

“Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Như vậy, mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau = Mức hưởng = 30% x Lương cơ sở x số ngày nghỉ

Xem thêm: Có Ít Nhất 05 Khoản Tiền Sẽ Tăng Theo Lương Cơ Sở Năm 2024

Mối quan hệ giữa tiền đóng bảo hiểm xã hội và lương cơ sở
Mối quan hệ giữa tiền đóng bảo hiểm xã hội và lương cơ sở

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hiện tại

Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở hiện hành căn cứ theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng. Tương tự, mức đóng bảo hiểm y tế cũng tkhông được vượt quá 20 lần lương cơ sở

Tuy nhiên, quy định về mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (theo Khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013). Còn đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp không quá hai mươi tháng lương tối thiểu vùng (theo Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013).

Như vậy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tối đa và tối thiểu theo quy định hiện hành như sau:

Mức đóng tối thiểu Mức đóng tối đa
Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Vùng I 374.400 46.800 70.200 819.000 46.800 140.400 2.384.000 936.000 447.000 5.215.000 936.000 894.000
Vùng II 332.800 41.600 62.400 728.000 41.600 124.800 2.384.000 832.000 447.000 5.215.000 832.000 894.000
Vùng III 291.200 36.400 54.600 637.000 36.400 109.200 2.384.000 728.000 447.000 5.215.000 728.000 894.000
Vùng IV 260.000 32.500 48.750 568.750 32.500 97.500 2.384.000 650.000 447.000 5.215.000 650.000 894.000
Mức đóng bảo hiểm khi lương cơ sở tăng từ 2023
Mức đóng bảo hiểm khi lương cơ sở tăng từ 2023

3. Mức đóng bảo hiểm khi lương cơ sở tăng từ 2023

Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15). Như vậy, căn cứ theo những quy định hiện hành, mức đóng BHXH từ ngày 01/07/2023 như sau:

Mức đóng tối thiểu Mức đóng tối đa
Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Vùng I 374.400 46.800 70.200 819.000 46.800 140.400 2.880.000 936.000 540.000 6.300.000 936.000 1.080.000
Vùng II 332.800 41.600 62.400 728.000 41.600 124.800 2.880.000 832.000 540.000 6.300.000 832.000 1.080.000
Vùng III 291.200 36.400 54.600 637.000 36.400 109.200 2.880.000 728.000 540.000 6.300.000 728.000 1.080.000
Vùng IV 260.000 32.500 48.750 568.750 32.500 97.500 2.880.000 650.000 540.000 6.300.000 650.000 1.080.000

Xem thêm: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi lương cơ sở tăng

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin cần thiết nhằm giải đáp cho thắc mắc “Tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở từ 01/07/2023?”. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho người lao động và doanh nghiệp. Liên hệ ngay với AZTAX nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiền đóng bảo hiểm xã hội hay lương cơ sở. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post